Chiến thắng của phe nổi dậy đồng nghĩa với việc Mỹ tránh thêm được một cuộc chiến bại. Tuy nhiên, hơn lúc nào hết, hiện giờ là lúc Tổng thống Mỹ phải để tâm đến một mối lo đáng sợ: mặt trái của chiến thắng.
Dù không trực tiếp can dự vào cuộc chiến, song không ai có thể phủ nhận vai trò của Mỹ hay nói cách khác là của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong việc tích cực giúp quân nổi dậy Libya non trẻ lật đổ Đại tá Gaddafi binh hùng tướng mạnh.
Song chiến thắng, có thể là toàn bộ hay một phần, lại không phải là sự minh oan cho quyết định can dự vào cuộc chiến ở Libya của Tổng thống Mỹ bởi đây là cuộc chiến mà người Mỹ không cần thiết phải nhảy vào.
Tuy nhiên, Mỹ cuối cùng vẫn tham chiến, đồng nghĩa với việc đặt cả nước Mỹ vào vòng nguy hiểm.
Đầu tiên là cuộc chiến này ngốn gần một tỷ USD trong bối cảnh nguy cơ vỡ nợ đang treo trên đầu nước Mỹ; đồng thời kể cả sau khi giành được chiến thắng, cuộc chiến Libya vẫn có khả năng không đi theo một kịch bản được người Mỹ kỳ vọng. Không chỉ có vậy, sự can thiệp của Mỹ vào cuộc chiến ở đất nước Bắc Phi còn đặt nước này vào khả năng khủng hoảng tồi tệ thời hậu chiến. Trước đó, Tổng thống Mỹ quyết định nhảy vào cuộc chiến mà chưa hiểu cặn kẽ về xã hội Libya bởi đất nước này được Đại tá Gaddafi xây dựng và điều hành giống như "giáo phái đầy huyền bí đối với bên ngoài".
Trước đó, Mỹ tham dự nhiều cuộc chiến tranh mà ở đó, họ không có lợi ích sống còn. Chẳng hạn, cựu Tổng thống Mỹ Bush, bằng cách thổi phồng những ám ảnh tưởng tượng về vũ khí hủy diệt hàng loạt của cựu Tổng thống Saddam Hussein mà lao vào cuộc chiến Iraq. Và bây giờ đương kim Tổng thống Obama, không khá hơn Bush, thổi phồng những cáo buộc không cơ sở rằng Đại tá Gaddafi phạm tội diệt chủng; để qua đó, can dự vào cuộc chiến Libya.
Tại Iraq, người Mỹ khơi mào cuộc chiến và tiến hành chuyển đổi một quốc gia với sự mơ hồ không biết kết cục rồi sẽ dẫn tới đâu. Và một lần nữa, kịch bản này lặp lại với cuộc chiến của Obama.
Song xét về một số tính chất, cuộc chiến tranh của Obama ít được tha thứ hơn của Bush ở Iraq. Đối với Iraq thời hậu Saddam, Bush ít nhất còn có thể tuyên bố xoa dịu các đồng minh về mối đe dọa trong một khu vực sống còn mà chế độ Tổng thống Saddam tạo ra.
Còn đối với Libya, Đại tá Gaddafi từ lâu ngừng tài trợ cho khủng bố, từ bỏ tham vọng hạt nhân trong nỗ lực thiết lập quan hệ ngoại giao êm đềm với phương Tây và cố gắng trở thành một công dân thế giới đáng được tôn trọng.
Ngược lại, Obama hơn Bush ở chỗ, có thể nói nhờ can thiệp vào Libya, Obama giành được quyền mở rộng quyền hành pháp của Tổng thống. Trước khi xâm lược Iraq, Bush cần Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết ủng hộ cho cuộc chiến. Trước khi tấn công Libya, Obama nắm Quốc hội trong lòng bàn tay mình.
Ngoài ra, sau này một minh chứng cho kết luận này đó là Obama không cần quan tâm đến việc phải tuân thủ Nghị quyết War Powers quy định trong vòng 60 ngày kể từ khi triển khai quân đội Mỹ, Tổng thống phải nhận được sự ủy quyền của Quốc hội hoặc là đem quân đội về nước.
Obama có thể dễ dàng nhận được sự phê chuẩn của Quốc hội song ông nói điều đó là không cần thiết bởi vì quân đội Mỹ không tham dự “chiến sự” bất chấp các máy bay không người lái trang bị tên lửa nhắm vào các mục tiêu Libya của Mỹ. Trước đó, ông cũng không quan tâm đến lời cảnh báo của nhiều luật gia trong Chính quyền của mình rằng cuộc chiến tranh là bất hợp pháp.
Tuy nhiên, nếu Obama thiếu thận trọng hơn Bush về mặt luật pháp thì ông lại thận trọng hơn về mặt sứ mệnh. Ở Libya, sứ mệnh của người Mỹ được tối giản: Mỹ chỉ đóng vai trò hỗ trợ, không triển khai binh sĩ dưới mặt đất nên không có thương vong cho quân đội Mỹ. Thay vào đó, Obama trao lại trọng trách cho các đồng minh của mình.
Do vậy mà trái ngược với cuộc chiến Iraq, có một giả định đối với hầu hết người Mỹ rằng không có điều gì phải hối tiếc về cuộc chiến Libya bất chấp luật pháp của nước Mỹ bị chà đạp, một số tiền khổng lồ bị đốt cháy và thói quen tiến hành chiến tranh của người Mỹ được củng cố.
Ngoài ra, dù Obama không tránh tất cả những chọn lựa nguy hiểm đối với ông trong cuộc chiến Libya thì ông cũng tránh được sự chọn lựa tồi tệ nhất: ít nhất, trong những năm tới Mỹ sẽ không triển khai quân đội ở Libya.
Dù không trực tiếp can dự vào cuộc chiến, song không ai có thể phủ nhận vai trò của Mỹ hay nói cách khác là của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong việc tích cực giúp quân nổi dậy Libya non trẻ lật đổ Đại tá Gaddafi binh hùng tướng mạnh.
Song chiến thắng, có thể là toàn bộ hay một phần, lại không phải là sự minh oan cho quyết định can dự vào cuộc chiến ở Libya của Tổng thống Mỹ bởi đây là cuộc chiến mà người Mỹ không cần thiết phải nhảy vào.
Tuy nhiên, Mỹ cuối cùng vẫn tham chiến, đồng nghĩa với việc đặt cả nước Mỹ vào vòng nguy hiểm.
Máy bay không người lái trang bị tên lửa của Mỹ được triển khai trong cuộc chiến ở Libya. |
Trước đó, Mỹ tham dự nhiều cuộc chiến tranh mà ở đó, họ không có lợi ích sống còn. Chẳng hạn, cựu Tổng thống Mỹ Bush, bằng cách thổi phồng những ám ảnh tưởng tượng về vũ khí hủy diệt hàng loạt của cựu Tổng thống Saddam Hussein mà lao vào cuộc chiến Iraq. Và bây giờ đương kim Tổng thống Obama, không khá hơn Bush, thổi phồng những cáo buộc không cơ sở rằng Đại tá Gaddafi phạm tội diệt chủng; để qua đó, can dự vào cuộc chiến Libya.
Tại Iraq, người Mỹ khơi mào cuộc chiến và tiến hành chuyển đổi một quốc gia với sự mơ hồ không biết kết cục rồi sẽ dẫn tới đâu. Và một lần nữa, kịch bản này lặp lại với cuộc chiến của Obama.
Song xét về một số tính chất, cuộc chiến tranh của Obama ít được tha thứ hơn của Bush ở Iraq. Đối với Iraq thời hậu Saddam, Bush ít nhất còn có thể tuyên bố xoa dịu các đồng minh về mối đe dọa trong một khu vực sống còn mà chế độ Tổng thống Saddam tạo ra.
Còn đối với Libya, Đại tá Gaddafi từ lâu ngừng tài trợ cho khủng bố, từ bỏ tham vọng hạt nhân trong nỗ lực thiết lập quan hệ ngoại giao êm đềm với phương Tây và cố gắng trở thành một công dân thế giới đáng được tôn trọng.
Ngược lại, Obama hơn Bush ở chỗ, có thể nói nhờ can thiệp vào Libya, Obama giành được quyền mở rộng quyền hành pháp của Tổng thống. Trước khi xâm lược Iraq, Bush cần Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết ủng hộ cho cuộc chiến. Trước khi tấn công Libya, Obama nắm Quốc hội trong lòng bàn tay mình.
Ngoài ra, sau này một minh chứng cho kết luận này đó là Obama không cần quan tâm đến việc phải tuân thủ Nghị quyết War Powers quy định trong vòng 60 ngày kể từ khi triển khai quân đội Mỹ, Tổng thống phải nhận được sự ủy quyền của Quốc hội hoặc là đem quân đội về nước.
Obama có thể dễ dàng nhận được sự phê chuẩn của Quốc hội song ông nói điều đó là không cần thiết bởi vì quân đội Mỹ không tham dự “chiến sự” bất chấp các máy bay không người lái trang bị tên lửa nhắm vào các mục tiêu Libya của Mỹ. Trước đó, ông cũng không quan tâm đến lời cảnh báo của nhiều luật gia trong Chính quyền của mình rằng cuộc chiến tranh là bất hợp pháp.
Tuy nhiên, nếu Obama thiếu thận trọng hơn Bush về mặt luật pháp thì ông lại thận trọng hơn về mặt sứ mệnh. Ở Libya, sứ mệnh của người Mỹ được tối giản: Mỹ chỉ đóng vai trò hỗ trợ, không triển khai binh sĩ dưới mặt đất nên không có thương vong cho quân đội Mỹ. Thay vào đó, Obama trao lại trọng trách cho các đồng minh của mình.
Do vậy mà trái ngược với cuộc chiến Iraq, có một giả định đối với hầu hết người Mỹ rằng không có điều gì phải hối tiếc về cuộc chiến Libya bất chấp luật pháp của nước Mỹ bị chà đạp, một số tiền khổng lồ bị đốt cháy và thói quen tiến hành chiến tranh của người Mỹ được củng cố.
Ngoài ra, dù Obama không tránh tất cả những chọn lựa nguy hiểm đối với ông trong cuộc chiến Libya thì ông cũng tránh được sự chọn lựa tồi tệ nhất: ít nhất, trong những năm tới Mỹ sẽ không triển khai quân đội ở Libya.
0 nhận xét