Trước tình trạng nhiều dự án (DA) điện đang bị chậm tiến độ, Hiệp hội Năng lượng (HHNL) cùng HH Kỹ thuật điện (KTĐ) vừa chính thức đề xuất một loạt giải pháp lên Chính phủ nhằm giải nguy cho các DA này.
Thầu rẻ, hàng cũ
Hai HH trên cho biết, có tới 90% các DA điện chạy bằng than, dầu, khí của VN trong Tổng sơ đồ quy hoạch điện (QHĐ) VI đang sử dụng công nghệ, thiết bị của Trung Quốc (TQ) và hầu hết đều bị chậm tiến độ, từ 1 đến vài năm, gây lãng phí và làm ảnh hưởng lớn tới an ninh năng lượng.
Một loạt các DA đã được HHKTĐ chỉ rõ như: Hải Phòng 2 (công suất 600 MW) -do EVN Hải Phòng làm chủ đầu tư (CĐT), nhà thầu DongFan (TQ) chậm 2 năm, Cẩm Phả 1 (nhà thầu Hablin - TQ) bị chậm 1 năm, Cao Ngạn (thầu Dong Fan) chậm 28 tháng, Sơn Động bị chậm 3 năm… Tiếp đến là các DA không thu xếp được vốn như: Duyên Hải 1, Kiên Lương, Quảng Ninh 2…
Ông Nguyễn Thái An, Chủ tịch HHKTĐ cho biết, không chỉ ì ạch tiến độ, trục trặc khi vận hành do sử dụng công nghệ cũ, các nhà thầu TQ còn ồ ạt lôi kéo công nhân, kỹ sư, lao động của nước mình sang, khiến các công nhân VN bị mất cơ hội có công ăn việc làm, kỹ sư thì không được trau dồi tay nghề, kinh nghiệm…
Nhìn lại sơ đồ điện VI, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch HHNL nhận xét, hầu hết DA nguồn điện đều bị chậm tiến độ, đặc biệt các DA do nhà thầu TQ đảm nhiệm. Có thể kể thêm các DA chậm tiến độ như: Thái Nguyên, Vĩnh Tân 2, Quảng Ninh 1-2, Mạo Khê, Cẩm Phả 1 - 2… “Nhà thầu TQ hứa cung cấp đủ vốn cho DA, nhưng thực chất là thiếu công nghệ, thiết bị không đồng bộ khiến các DA vừa chậm trong xây dựng và chậm cả trong quá trình hoàn chỉnh để đưa vào vận hành”, ông Ngãi nói.
Sửa luật mới khắc phục được
Lực bất tòng tâm là câu trả lời của nhiều chuyên gia khi đề cập tới việc giải quyết bài toán vốn của ngành điện và xử lý nhà thầu TQ. Trong tổng số vốn hơn 525.000 tỉ đồng để đầu tư trong giai đoạn 2011 - 2015, hiện EVN chỉ thu xếp chưa được 1 nửa, khoảng 248.000 tỉ đồng, còn thiếu 277.000 tỉ đồng, ngành này hiện chưa biết kiếm đâu ra.
Ông Hoàng Mạnh Dũng, Viện trưởng Viện Năng lượng, tác giả Tổng sơ đồ điện VII, cho rằng các DA nguồn điện đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, lên tới hàng tỉ USD, trong đó 1 gói thầu EPC khoảng 800-900 triệu USD. CĐT vì không có tiền, không có khả năng đi vay vốn, cho nên trong gói thầu EPC được đưa ra đấu thầu hay “thòng” thêm câu “nhà thầu phải có khả năng thu xếp vốn, ít nhất 85% giá trị gói thầu”. Vì vậy, hầu như không có ai đáp ứng được, ngoài nhà thầu TQ. “Ai cũng nhìn thấy thực tế và công kích nhà thầu TQ, nhưng thực tế không có tiền thì biết làm thế nào”, ông Dũng nói, và cho rằng HHNL có thể kiến nghị giải pháp như vậy, nhưng thu xếp vốn ở đâu thì lực bất tòng tâm.
Cũng theo ông Dũng, vốn ODA hiện tại vay không dễ như trước, nhưng vẫn nên tìm kiếm cơ hội. Ngoài ra cần tạo cho CĐT năng lực thu xếp tài chính khá hơn, tự đi vay vốn bằng cách trình hồ sơ cho các tổ chức tín dụng quốc tế để không cần “thòng” thêm bài toán thu xếp vốn cho các nhà thầu. “Thực tế, CĐT đi huy động vốn rất khó, mang hồ sơ DA đi vay tiền bị lắc đầu vì giá điện như thế thì DA không khả thi, ai người ta đồng ý”, ông Dũng nói.
Còn ông Tạ Văn Hường, nguyên Vụ trưởng Vụ Năng lượng, Bộ Công thương cho rằng, để ngăn chặn các nhà thầu TQ sử dụng thiết bị kém phải sửa đổi Luật Đấu thầu. Theo ông Hường, luật hiện quy định tiêu chí ai giá rẻ nhất thì chọn thầu và không cấm các đối tác như vậy tiếp tục tham gia đấu thầu ở các DA khác. Vì vậy, nhiều nhà thầu có DA chậm tiến độ nhưng vẫn thắng thầu DA khác. Các nhà thầu TQ chào giá chỉ bằng một nửa giá của các nước phát triển, trong bối cảnh khó khăn nguồn vốn đã không có sự lựa chọn nào khác. “Đó là câu chuyện muôn thuở của VN. Tôi đã đề xuất rất nhiều lần nhưng Bộ KHĐT không muốn làm”, ông Hường nói.
Trong số hàng loạt các giải pháp như: rút bớt thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng, giải quyết nguồn than 67,3 triệu tấn/năm cho điện… HHKTĐ kiến nghị Thủ tướng xem xét lại công tác lựa nhà thầu. Các DA phải chọn được nhà thầu EPC có bề dày kinh nghiệm, có uy tín cao, đảm bảo nguồn lực tài chính và đặc biệt các nhà thầu phải cam kết đào tạo lao động địa phương, không được hoặc hạn chế mang theo lao động nước ngoài. HHNL đề xuất, phải nhanh chóng có tháo gỡ về nguồn vốn đầu tư mới mong giải quyết được các bài toán khác. Theo đó, Chính phủ nên cho phép các ngân hàng thương mại cho CĐT DA vay vượt 15% vốn tự có; có giải pháp hỗ trợ CĐT huy động vốn với lãi suất thấp, vốn ưu đãi ODA, phát hành trái phiếu… Cần có cơ chế để khuyến khích các nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, tư nhân đủ điều kiện liên doanh, liên kết với nước ngoài (các nước G7, châu Âu) để phát triển mạnh các nguồn điện chạy than, tránh phụ thuộc vào TQ.
Hai HH trên cho biết, có tới 90% các DA điện chạy bằng than, dầu, khí của VN trong Tổng sơ đồ quy hoạch điện (QHĐ) VI đang sử dụng công nghệ, thiết bị của Trung Quốc (TQ) và hầu hết đều bị chậm tiến độ, từ 1 đến vài năm, gây lãng phí và làm ảnh hưởng lớn tới an ninh năng lượng.
Dự án nhiệt điện Mạo Khê do nhà thầu Trung Quốc thi công - Ảnh: Káp Thành Long |
Ông Nguyễn Thái An, Chủ tịch HHKTĐ cho biết, không chỉ ì ạch tiến độ, trục trặc khi vận hành do sử dụng công nghệ cũ, các nhà thầu TQ còn ồ ạt lôi kéo công nhân, kỹ sư, lao động của nước mình sang, khiến các công nhân VN bị mất cơ hội có công ăn việc làm, kỹ sư thì không được trau dồi tay nghề, kinh nghiệm…
Nhìn lại sơ đồ điện VI, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch HHNL nhận xét, hầu hết DA nguồn điện đều bị chậm tiến độ, đặc biệt các DA do nhà thầu TQ đảm nhiệm. Có thể kể thêm các DA chậm tiến độ như: Thái Nguyên, Vĩnh Tân 2, Quảng Ninh 1-2, Mạo Khê, Cẩm Phả 1 - 2… “Nhà thầu TQ hứa cung cấp đủ vốn cho DA, nhưng thực chất là thiếu công nghệ, thiết bị không đồng bộ khiến các DA vừa chậm trong xây dựng và chậm cả trong quá trình hoàn chỉnh để đưa vào vận hành”, ông Ngãi nói.
''Luật hiện quy định tiêu chí ai giá rẻ nhất thì chọn thầu và không cấm các đối tác như vậy tiếp tục tham gia đấu thầu ở các dự án khác'' - Ông Tạ Văn Hường, nguyên Vụ trưởng Vụ Năng lượng |
Lực bất tòng tâm là câu trả lời của nhiều chuyên gia khi đề cập tới việc giải quyết bài toán vốn của ngành điện và xử lý nhà thầu TQ. Trong tổng số vốn hơn 525.000 tỉ đồng để đầu tư trong giai đoạn 2011 - 2015, hiện EVN chỉ thu xếp chưa được 1 nửa, khoảng 248.000 tỉ đồng, còn thiếu 277.000 tỉ đồng, ngành này hiện chưa biết kiếm đâu ra.
Ông Hoàng Mạnh Dũng, Viện trưởng Viện Năng lượng, tác giả Tổng sơ đồ điện VII, cho rằng các DA nguồn điện đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, lên tới hàng tỉ USD, trong đó 1 gói thầu EPC khoảng 800-900 triệu USD. CĐT vì không có tiền, không có khả năng đi vay vốn, cho nên trong gói thầu EPC được đưa ra đấu thầu hay “thòng” thêm câu “nhà thầu phải có khả năng thu xếp vốn, ít nhất 85% giá trị gói thầu”. Vì vậy, hầu như không có ai đáp ứng được, ngoài nhà thầu TQ. “Ai cũng nhìn thấy thực tế và công kích nhà thầu TQ, nhưng thực tế không có tiền thì biết làm thế nào”, ông Dũng nói, và cho rằng HHNL có thể kiến nghị giải pháp như vậy, nhưng thu xếp vốn ở đâu thì lực bất tòng tâm.
Cũng theo ông Dũng, vốn ODA hiện tại vay không dễ như trước, nhưng vẫn nên tìm kiếm cơ hội. Ngoài ra cần tạo cho CĐT năng lực thu xếp tài chính khá hơn, tự đi vay vốn bằng cách trình hồ sơ cho các tổ chức tín dụng quốc tế để không cần “thòng” thêm bài toán thu xếp vốn cho các nhà thầu. “Thực tế, CĐT đi huy động vốn rất khó, mang hồ sơ DA đi vay tiền bị lắc đầu vì giá điện như thế thì DA không khả thi, ai người ta đồng ý”, ông Dũng nói.
Ông Ngãi cho rằng, mục tiêu của QHĐ VII đến 2020 phải xây dựng được 75.000 MW điện, trong đó nhiệt điện chạy than 26.000 MW (chiếm 75%). Hiện tại cả nước mới có 24.000 MW, 10 năm còn lại phải xây gấp 3 lần công suất này. Nếu để tình trạng điều hành, quản lý, xây dựng, cơ chế, chính sách như cũ thì QHĐ VII không thể nào thực hiện được như mục tiêu đề ra. |
Trong số hàng loạt các giải pháp như: rút bớt thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng, giải quyết nguồn than 67,3 triệu tấn/năm cho điện… HHKTĐ kiến nghị Thủ tướng xem xét lại công tác lựa nhà thầu. Các DA phải chọn được nhà thầu EPC có bề dày kinh nghiệm, có uy tín cao, đảm bảo nguồn lực tài chính và đặc biệt các nhà thầu phải cam kết đào tạo lao động địa phương, không được hoặc hạn chế mang theo lao động nước ngoài. HHNL đề xuất, phải nhanh chóng có tháo gỡ về nguồn vốn đầu tư mới mong giải quyết được các bài toán khác. Theo đó, Chính phủ nên cho phép các ngân hàng thương mại cho CĐT DA vay vượt 15% vốn tự có; có giải pháp hỗ trợ CĐT huy động vốn với lãi suất thấp, vốn ưu đãi ODA, phát hành trái phiếu… Cần có cơ chế để khuyến khích các nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, tư nhân đủ điều kiện liên doanh, liên kết với nước ngoài (các nước G7, châu Âu) để phát triển mạnh các nguồn điện chạy than, tránh phụ thuộc vào TQ.
Anh Vũ
Theo TNO
0 nhận xét