70.000 tỉ đồng cho đề án đổi mới sách giáo khoa
Chiều 31-8, Bộ GD-ĐT đã tổ chức họp báo về những nội dung quan trọng của năm học mới 2011 - 2012.
Về số tiền 70.000 tỉ đồng cho đề án này, ông Hiển cho rằng cả nước hiện có khoảng 30.000 trường phổ thông thì với 70.000 tỉ đồng này, nếu chia bình quân cho các trường, mỗi trường cũng chỉ được nhận hơn 2 tỉ đồng cho việc triển khai chương trình sách giáo khoa, đó không phải là con số quá lớn.
Về việc đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT trong năm học mới, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng - Bộ GD-ĐT, cho biết lãnh đạo bộ đã chỉ đạo rà soát lại tất cả các khâu tổ chức thi, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu để rút kinh nghiệm. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu chế độ ưu đãi đối với học sinh giỏi quốc gia, quốc tế.
Trước các câu hỏi của phóng viên, liệu có nên duy trì điều 33 của quy chế tuyển sinh vì nếu áp dụng, thí sinh 8 điểm cũng có thể trúng tuyển ĐH, ông Ngô Kim Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học và Sau đại học, cho rằng đầu vào chỉ là một yếu tố trong quy trình đào tạo. Đây là chính sách chỉ ưu tiên cho những thí sinh có hộ khẩu ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo, dân tộc miền núi. Cũng theo ông Ngô Kim Khôi, đề thi năm nay ở một số môn có độ khó hơn trước, tuy nhiên, điểm sàn vẫn giữ nguyên và tỉ lệ thí sinh trúng tuyển theo nguyện vọng 1 cao hơn hẳn năm trước.
Về những lộn xộn trong việc xét tuyển nguyện vọng 2, ngày 30-8, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã có quyết định tổ chức thanh tra quy trình xét tuyển của các trường. Ngay trong ngày 30 và 31-8, các đoàn thanh tra đã tiến hành kiểm tra ở một số trường và tiếp tục công việc trong thời gian tới, nếu có bất cứ vi phạm nào sẽ xử lý kịp thời.
Tại cuộc họp báo, ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học - Bộ GD-ĐT, cho biết đến nay, vụ đã nhận được hơn 100 góp ý của các tập thể, cá nhân về chương trình giảm tải. Vụ Giáo dục trung học đang tổng hợp các góp ý để trình lãnh đạo bộ lần cuối trước khi chính thức ban hành tài liệu hướng dẫn giảm tải vào ngày 3-9. Theo ông Vũ Đình Chuẩn, hướng dẫn giảm tải rất cụ thể và các giáo viên có thể triển khai thực hiện ngay. Ngay sau khi bắt đầu năm học, bộ sẽ tiến hành kiểm tra việc triển khai giảm tải, công việc kiểm tra này cũng sẽ trở thành hoạt động thường xuyên trong năm học.
Học sinh Trường Tiểu học Vàm Cỏ Đông (quận 8 - TPHCM) trong những ngày đầu năm học mới. Ảnh: TẤN THẠNH
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cũng khẳng định việc giảm tải này phù hợp với chương trình mới, hướng tới việc vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh. Về việc đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa, ông Hiển cho biết đề án này đang tiếp tục được nghiên cứu hoàn thiện dần và sẽ được ban hành sau khi Chính phủ ban hành chiến lược giáo dục 2011 - 2020. Về số tiền 70.000 tỉ đồng cho đề án này, ông Hiển cho rằng cả nước hiện có khoảng 30.000 trường phổ thông thì với 70.000 tỉ đồng này, nếu chia bình quân cho các trường, mỗi trường cũng chỉ được nhận hơn 2 tỉ đồng cho việc triển khai chương trình sách giáo khoa, đó không phải là con số quá lớn.
Về việc đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT trong năm học mới, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng - Bộ GD-ĐT, cho biết lãnh đạo bộ đã chỉ đạo rà soát lại tất cả các khâu tổ chức thi, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu để rút kinh nghiệm. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu chế độ ưu đãi đối với học sinh giỏi quốc gia, quốc tế.
Trước các câu hỏi của phóng viên, liệu có nên duy trì điều 33 của quy chế tuyển sinh vì nếu áp dụng, thí sinh 8 điểm cũng có thể trúng tuyển ĐH, ông Ngô Kim Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học và Sau đại học, cho rằng đầu vào chỉ là một yếu tố trong quy trình đào tạo. Đây là chính sách chỉ ưu tiên cho những thí sinh có hộ khẩu ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo, dân tộc miền núi. Cũng theo ông Ngô Kim Khôi, đề thi năm nay ở một số môn có độ khó hơn trước, tuy nhiên, điểm sàn vẫn giữ nguyên và tỉ lệ thí sinh trúng tuyển theo nguyện vọng 1 cao hơn hẳn năm trước.
Về những lộn xộn trong việc xét tuyển nguyện vọng 2, ngày 30-8, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã có quyết định tổ chức thanh tra quy trình xét tuyển của các trường. Ngay trong ngày 30 và 31-8, các đoàn thanh tra đã tiến hành kiểm tra ở một số trường và tiếp tục công việc trong thời gian tới, nếu có bất cứ vi phạm nào sẽ xử lý kịp thời.
Chấn chỉnh lạm thu Năm học 2011 - 2012, cả nước có hơn 22,1 triệu học sinh, sinh viên. Trong đó, giáo dục mầm non: 3,756 triệu học sinh, giáo dục phổ thông: 15,14 triệu, hệ trung cấp chuyên nghiệp: 734.000, hệ cao đẳng: 898.000 và hệ đại học: 1,58 triệu. Về tình trạng lạm thu đầu năm, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng nguồn thu của các trường rất hạn chế nên nếu phụ huynh tự nguyện giúp nhà trường thì đó là điều rất hoan nghênh. Tuy nhiên, ông Hiển cũng khẳng định sự tự nguyện ở đây phải là tự nguyện thật sự chứ không phải bắt buộc hoặc “tự nguyện trong ngoặc kép”. Các khoản thu của phụ huynh tuyệt đối không sử dụng để hỗ trợ các hoạt động dạy học và giáo dục, khen thưởng cán bộ, giáo viên… |
Yến Anh
Theo NLĐ
0 nhận xét