ảnh mang tính minh họa (TTO) |
Trước đó, C45B kiểm tra cơ sở may tại nhà số 169/80/5 Tây Thạnh, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, do anh Lê Thế Tuấn (SN 1976) làm chủ, phát hiện có 3 trẻ em đang làm thợ cắt chỉ và thợ may sinh các năm 1995, 1998, 1999. Tiếp đó, C45B tiếp tục kiểm tra cơ sở may 229/64/41/6 đường Tây Thạnh, do anh Lê Hồng Quang (SN 1981, em trai anh Tuấn) làm chủ, phát hiện có 9 trẻ em sinh từ năm 1994 đến 1996 đang làm công việc tương tự.
Thấy C45B vào cuộc, mẹ của anh Tuấn và anh Quang là bà Lê Thị Dục (SN 1943), đã đưa 6 trẻ em khác sinh từ năm 1994đến 1998 đến cơ quan công an giao nộp. Đồng thời, C45B đã tiếp nhận thêm 4 cháu sinh từ năm 1993 đến năm 2000 tại Trung tâm Bảo trợ huấn nghề cô nhi Biên Hòa (Đồng Nai). Các cháu này đã từng làm tại hai cơ sở may trên nhưng sau đó đã bỏ đi lang thang, xin ăn và được thu gom về trung tâm. Tất cả 22 trẻ em này đều ngụ tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
Qua điều tra được biết, từ đầu năm 2011, bà Dục đã ra huyện Tuần Giáo, Điện Biên tuyển 22 trẻ em đưa vào TPHCM làm việc tại cơ sở may của hai con trai bà, tiền công là 500.000 đồng/cháu/tháng. Tất cả đều không có hợp đồng lao động, trong đó 14/22 cháu có giấy thỏa thuận, cam kết của bố mẹ các cháu, đồng ý đưa con cho bà Dục dẫn vào TPHCM làm thợ. Hàng ngày, các cháu phải làm việc từ 12-14 giờ.
C45B nhận định, hành vi của bà Dục, anh Tuấn, anh Quang là vi phạm các quy định về việc sử dụng lao động trẻ em theo quy định của Bộ luật Lao động. Hiện C45B đã liên lạc với Công an Điện Biên, đề nghị cử cán bộ vào TPHCM nhận 22 trẻ em đưa về Điện Biên giao cho bố mẹ các cháu. Đồng thời, C45B tiếp tục phối hợp với Công an TPHCM và các cơ quan chức năng để điều tra làm rõ và xử lý vi phạm của bà Dục và hai con trai.
Đ.Loan
Theo SGGP
0 nhận xét