Theo nhận định của các chuyên gia, trong tháng 9 này giá nhiều mặt hàng thiết yếu có thể sẽ còn tăng do thị trường thế giới vẫn đang biến động khó lường.
Trong báo cáo tình hình hoạt động ngành công nghiệp, thương mại tháng 8 và 8 tháng năm 2011 của Bộ Công Thương, nhiều mặt hàng thiết yếu đã được nhận định sẽ còn nhiều biến động khó lường.
Cụ thể, mặt hàng đầu tiên được xét đến đó là xăng dầu. Trong tháng 8, giá dầu thô trên thị trường thế giới đã biến động giảm so với tháng 7. Hiện giá dầu Brent đang giao động trong khoảng 110 - 114 USD/thùng, giảm 5 - 7 USD/thùng so với mức giá tháng 7/2011. Tính chung 8 tháng đầu năm giá dầu trung bình khoảng 115,2 USD/thùng, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2010 (80USD/thùng).
Cùng chiều, giá xăng dầu thành phẩm tại thị trường Singapore tháng 8/2011 cũng diễn biến theo giá dầu thô. Tính bình quân tháng 8/2011, giá mặt hàng này đã giảm từ 1,09% đến 2,51% so với tháng 7. Mức giá bình quân của xăng RON 92 vẫn ở mức xấp xỉ 120 USD/thùng; dầu hoả 124 USD/thùng; DO 0,05S có giá là 125 USD/thùng; FO 3,5S là 650 USD/thùng.
Theo nhiều nhận định trong thời gian tới giá xăng dầu thế giới vẫn có thể sẽ biến động khó lượng, khi kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn.
Cùng với xăng dầu, ngành Hoá chất cũng được dự báo sẽ còn nhiều biến động.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, tương quan cung cầu về phân urê trong nước hiện vẫn khá ổn định. Nguyên nhân, khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm nay diện tích trồng lúa vụ ba (vụ Thu Đông) được mở rộng so với năm trước nhưng nhờ các doanh nghiệp đã chủ động triển khai dự trữ phân bón cho cả vụ Thu Đông và vụ Đông Xuân 2011 - 2012 nên nhìn chung vẫn đáp ứng đủ nhu cầu.
Tuy nhiên, dự báo trong thời gian tới, giá phân đạm trên thị trường thế giới tiếp tục diễn biến khó lường sẽ ảnh hưởng đến giá trong nước, vì Việt Nam vẫn phải nhập khẩu gần một nửa phân đạm urê.
Trong khi đó, đối với ngành thép, sản xuất thép các loại tháng 8 ước đạt 598,2 nghìn tấn, tăng 7,8% so với tháng 7 và tăng 2,8% so với tháng 8/2010. Tính chung 8 tháng ước đạt 4,89 triệu tấn, giảm 0,6% so với cùng kỳ. Nguyên nhân của việc sụt giảm này là do ảnh hưởng thời tiết mưa kéo dài trên diện rộng (tháng mưa ngâu), khiến tiến độ xây dựng các công trình chậm lại nên lượng thép tiêu thụ không tăng so với tháng trước.
Hiện nay, giá bán lẻ thép giảm 200 đồng/kg so với tháng trước, ở mức 17.500 - 18.300 đồng/kg. Vì vậy, để đẩy mạnh tiêu thụ, tránh tồn kho và ứ đọng vốn, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất thép đã thực hiện các giải pháp như: tăng chiết khấu bán hàng, hỗ trợ chi phí vận chuyển và các khoản chi phí khác cho các đại lý.
Dự báo trong thời gian tới, do nhu cầu thép xây dựng chưa tăng và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được duy trì nên giá thép xây dựng sẽ ổn định.
Đối với ngành giấy, trong tháng 8 tình hình sản xuất vẫn ổn định, chất lượng giấy sản xuất trong nước đã đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.
Sản xuất giấy các loại tháng 8 ước đạt 168,9 nghìn tấn, tăng 3,3% so với tháng 7 và tăng 7,9% so với tháng 8/ 2010; tính chung 8 tháng ước đạt 1,25 triệu tấn, tăng 9,1% so với cùng kỳ. Vì vậy, tiêu thụ giấy vở trong tháng tăng mạnh do năm học mới đã cận kề.
Cũng theo đánh giá của Bộ Công Thương, trong tháng 8, sức mua trên thị trường hàng hoá vẫn ổn định, cung cầu hàng hoá tiếp tục được đảm bảo. Tuy nhiên, các hoạt động đầu tư, mua sắm lớn của người dân đều chững lại do tháng này là tháng 7 âm lịch (người dân thường kiêng kỵ những việc lớn); tình hình dịch bệnh trên vật nuôi vẫn diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của các hộ chăn nuôi;…
Điều đó tác động gián tiếp đến thị trường thực phẩm, thị trường vật liệu xây dựng,… Nhờ tăng cường kiểm soát hàng nhập lậu, hàng giả tại các tỉnh biên giới nên áp lực hàng trong nước cho thị trường giảm hẳn, nhất là các mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ mạnh như vải, quần áo, đồ chơi chuẩn bị dịp Tết Trung thu.
Để phục vụ năm học mới, các sản phẩm giấy vở, đồ dùng học tập sản xuất trong nước chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong giai đoạn tiết kiệm chi tiêu hiện nay.
Vì vậy nên tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội tháng 8 ước đạt 157,3 nghìn tỷ đồng, tăng 1,1% so với tháng 7; tính chung 8 tháng ước đạt 1.224,4 nghìn tỷ đồng, tăng 22,2% so với cùng kỳ (nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì chỉ tăng 3,9%),
Trong đó: ngành thương nghiệp ước đạt 968,4 nghìn tỷ đồng, tăng 22,3%, chiếm tỷ trọng 79,1 %; ngành khách sạn, nhà hàng ước đạt 133,6 nghìn tỷ đồng, tăng 21,5% và chiếm tỷ trọng 10,9%; ngành dịch vụ ước đạt 110,2 nghìn tỷ đồng, tăng 22,7% và chiếm tỷ trọng 9,0 %; ngành du lịch đạt 12,2 nghìn tỷ đồng, tăng 14,8% và chiếm tỷ trọng 1,0%.
Trong báo cáo tình hình hoạt động ngành công nghiệp, thương mại tháng 8 và 8 tháng năm 2011 của Bộ Công Thương, nhiều mặt hàng thiết yếu đã được nhận định sẽ còn nhiều biến động khó lường.
Cụ thể, mặt hàng đầu tiên được xét đến đó là xăng dầu. Trong tháng 8, giá dầu thô trên thị trường thế giới đã biến động giảm so với tháng 7. Hiện giá dầu Brent đang giao động trong khoảng 110 - 114 USD/thùng, giảm 5 - 7 USD/thùng so với mức giá tháng 7/2011. Tính chung 8 tháng đầu năm giá dầu trung bình khoảng 115,2 USD/thùng, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2010 (80USD/thùng).
Cùng chiều, giá xăng dầu thành phẩm tại thị trường Singapore tháng 8/2011 cũng diễn biến theo giá dầu thô. Tính bình quân tháng 8/2011, giá mặt hàng này đã giảm từ 1,09% đến 2,51% so với tháng 7. Mức giá bình quân của xăng RON 92 vẫn ở mức xấp xỉ 120 USD/thùng; dầu hoả 124 USD/thùng; DO 0,05S có giá là 125 USD/thùng; FO 3,5S là 650 USD/thùng.
Theo nhiều nhận định trong thời gian tới giá xăng dầu thế giới vẫn có thể sẽ biến động khó lượng, khi kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn.
Cùng với xăng dầu, ngành Hoá chất cũng được dự báo sẽ còn nhiều biến động.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, tương quan cung cầu về phân urê trong nước hiện vẫn khá ổn định. Nguyên nhân, khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm nay diện tích trồng lúa vụ ba (vụ Thu Đông) được mở rộng so với năm trước nhưng nhờ các doanh nghiệp đã chủ động triển khai dự trữ phân bón cho cả vụ Thu Đông và vụ Đông Xuân 2011 - 2012 nên nhìn chung vẫn đáp ứng đủ nhu cầu.
Tuy nhiên, dự báo trong thời gian tới, giá phân đạm trên thị trường thế giới tiếp tục diễn biến khó lường sẽ ảnh hưởng đến giá trong nước, vì Việt Nam vẫn phải nhập khẩu gần một nửa phân đạm urê.
Trong khi đó, đối với ngành thép, sản xuất thép các loại tháng 8 ước đạt 598,2 nghìn tấn, tăng 7,8% so với tháng 7 và tăng 2,8% so với tháng 8/2010. Tính chung 8 tháng ước đạt 4,89 triệu tấn, giảm 0,6% so với cùng kỳ. Nguyên nhân của việc sụt giảm này là do ảnh hưởng thời tiết mưa kéo dài trên diện rộng (tháng mưa ngâu), khiến tiến độ xây dựng các công trình chậm lại nên lượng thép tiêu thụ không tăng so với tháng trước.
Hiện nay, giá bán lẻ thép giảm 200 đồng/kg so với tháng trước, ở mức 17.500 - 18.300 đồng/kg. Vì vậy, để đẩy mạnh tiêu thụ, tránh tồn kho và ứ đọng vốn, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất thép đã thực hiện các giải pháp như: tăng chiết khấu bán hàng, hỗ trợ chi phí vận chuyển và các khoản chi phí khác cho các đại lý.
Dự báo trong thời gian tới, do nhu cầu thép xây dựng chưa tăng và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được duy trì nên giá thép xây dựng sẽ ổn định.
Đối với ngành giấy, trong tháng 8 tình hình sản xuất vẫn ổn định, chất lượng giấy sản xuất trong nước đã đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.
Sản xuất giấy các loại tháng 8 ước đạt 168,9 nghìn tấn, tăng 3,3% so với tháng 7 và tăng 7,9% so với tháng 8/ 2010; tính chung 8 tháng ước đạt 1,25 triệu tấn, tăng 9,1% so với cùng kỳ. Vì vậy, tiêu thụ giấy vở trong tháng tăng mạnh do năm học mới đã cận kề.
Cũng theo đánh giá của Bộ Công Thương, trong tháng 8, sức mua trên thị trường hàng hoá vẫn ổn định, cung cầu hàng hoá tiếp tục được đảm bảo. Tuy nhiên, các hoạt động đầu tư, mua sắm lớn của người dân đều chững lại do tháng này là tháng 7 âm lịch (người dân thường kiêng kỵ những việc lớn); tình hình dịch bệnh trên vật nuôi vẫn diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của các hộ chăn nuôi;…
Điều đó tác động gián tiếp đến thị trường thực phẩm, thị trường vật liệu xây dựng,… Nhờ tăng cường kiểm soát hàng nhập lậu, hàng giả tại các tỉnh biên giới nên áp lực hàng trong nước cho thị trường giảm hẳn, nhất là các mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ mạnh như vải, quần áo, đồ chơi chuẩn bị dịp Tết Trung thu.
Để phục vụ năm học mới, các sản phẩm giấy vở, đồ dùng học tập sản xuất trong nước chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong giai đoạn tiết kiệm chi tiêu hiện nay.
Vì vậy nên tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội tháng 8 ước đạt 157,3 nghìn tỷ đồng, tăng 1,1% so với tháng 7; tính chung 8 tháng ước đạt 1.224,4 nghìn tỷ đồng, tăng 22,2% so với cùng kỳ (nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì chỉ tăng 3,9%),
Trong đó: ngành thương nghiệp ước đạt 968,4 nghìn tỷ đồng, tăng 22,3%, chiếm tỷ trọng 79,1 %; ngành khách sạn, nhà hàng ước đạt 133,6 nghìn tỷ đồng, tăng 21,5% và chiếm tỷ trọng 10,9%; ngành dịch vụ ước đạt 110,2 nghìn tỷ đồng, tăng 22,7% và chiếm tỷ trọng 9,0 %; ngành du lịch đạt 12,2 nghìn tỷ đồng, tăng 14,8% và chiếm tỷ trọng 1,0%.
Theo VnMedia
0 nhận xét