Hôm 11/9, người dân Nhật Bản đã tưởng niệm
các nạn nhân của thảm họa động đất và sóng thần,
kéo theo sự cố Fukushima, xảy ra cách đó
tròn sáu tháng - Ảnh: AP
Bất lực bởi sức mạnh của giới lobby về hạt nhân, nhà triết học Nhật Kenichi Mishima* phê phán nghiêm khắc sự phi lý trong những lựa chọn về công nghệ và năng lượng của nước mình.
Đối mặt với thảm họa như Fukushima, phương Tây sử dụng điển tích kinh thánh “ngày tận thế”. Với Nhật Bản thì sao?
Khi chúng ta không còn làm chủ được một tình huống nữa, dĩ nhiên là chúng ta sẽ nương vào truyền thống ngữ nghĩa vốn có của mình để còn có được một sự tự chủ về quan niệm. Một số đưa ra hình ảnh Phật giáo về địa ngục, nơi các dòng sông máu cuốn chảy. Nhưng đó là số ít: đứng trước kích cỡ quan trọng của các phê phán, ông tỉnh trưởng siêu phản của Tokyo, lúc trước đã nói về Fukushima như một “sự trừng phạt danh giá”, lại đã rút lời mình lại. Để dùng lại cách nói của Max Weber, cái thế giới người Nhật bị “giải giáp ảo tưởng”. Dù một số người đổ cái thảm họa này cho cái giả thức về sức mạnh bất ngờ của thiên nhiên, rất đông thấy ở đó là cái kết cục của sự hỏng trật về con người và trước hết về chính trị. Với tôi, thảm họa Fukushima là sự thất bại của sự quản chế của nền dân chủ đối với công nghệ. Việc xây dựng những lò phản ứng trong một vùng giàu về động đất như thế là một tội ác hợp pháp, một cuộc khủng bố được dựng sẵn dành cho các công dân.
Nhật Bản thường được gắn với lòng say mê kép, thiên nhiên và công nghệ. Sinh thái được nhìn nhận như thế nào?
Thật sai lầm khi tin rằng người Nhật rất khăng khít với thiên nhiên. Cũng vậy thôi, không phải người Pháp đều sống trong các lâu đài kiểu baroque (loại phong cách nghệ thuật thời hậu phục hưng – ND), nghệ thuật các khu vườn cổ truyền thật xa xăm với phần đông công chúng! Công nghệ gây nên sự hăng hái ngây thơ và trẻ con, người Âu châu cũng hăng hái như thế với sự khổng lồ của máy bay Airbus. Về sinh thái chúng tôi đã gặp phải những hậu quả khủng khiếp về ô nhiễm, như nạn nhiễm thủy ngân ở vùng vịnh Minamata năm 1932. Các bệnh gắn với khí thải ở Tokyo những năm 1970 cuối cùng đã đưa đến sự tăng cường các quy chuẩn, và một cách nghịch lý đã đưa đến thành công cho các nhà chế tạo xe hơi hơi của Nhật khi họ buộc phải canh tân lĩnh vực này. Trong lĩnh vực điện hạt nhân, số lượng người bị hại, một cách dễ thấy được, quá là ít để mà đánh thức công chúng.
Làm sao mà ngành hạt nhân dân sự lại thắng cược được trong một đất nước đã bị trầm cảm bởi Hiroshima và Nagasaki?
Kí ức khủng khiếp về các cuộc tấn công này không đủ để gạt đi lòng nhiệt huyết chung về sử dụng hòa bình ngành hạt nhân. Bằng sự gắng sức, bao nhiêu tội ác của Thế Chiến thứ hai cùng sự ghê rợn của việc thả bom nguyên tử đã được quên đi, và sự khải hoàn của xã hội tiêu thụ đã mang hiệu ứng “phi-lịch sử hóa”, điều này đã được hiệu chỉnh lại đôi chút nhờ chính sách tưởng niệm được phái tả đẩy lên trong những năm 1980. Nhiều người Nhật phủ nhận ngành hạt nhân trong riêng tư, nhưng rồi chép miệng làm quen với lựa chọn này tuồng như là một thực tế đã rồi.
Vậy theo ông thì lobby đóng vai trò gì trong sự đầu hàng này?
Sự lệt bệt này là kết quả của cái công việc vận động công chúng rất tỉ mẩn do giới công nghiệp hạt nhân dẫn dắt. Trên tivi liên tục các mẩu quảng cáo mà trong đó các ngôi sao thể thao hay phim ảnh lặp đi lặp lại các cổ động dạng “Nhật Bản, hãy vững mạnh” hoặc “Cùng nhau, ta sẽ tới đích”. Chương trình này thật đáng lo ngại khi mà người trả tiền cho nó là AC Japan, một cơ quan điều hành quảng cáo mà trong ban lãnh đạo của nó có sự hiện diện của những đại diện của Tepco. Căn rễ là ở đây: các công dân bất lực để đoán biết được cái cấu trúc của lobby hạt nhân, và họ chối bỏ tham gia vào việc tháo dỡ cái cỗ máy đã chết bệt của đời sống chính trị. Nhà chính trị học Maruyama Masao (tác giả của “Luận bàn về tư duy chính trị ở Nhật Bản, PUF, 1996), người đã phân tích ngay từ năm 1945 rằng chính cái tâm thức của xã hội Nhật Bản đã nâng đỡ chủ nghĩa phát xít, đã chỉ ra cái đặc trưng của bộ máy nhà nước Nhật Bản như “một hệ thống vô trách nhiệm”: cái thực trạng hiện nay phù hợp hoàn toàn với sự tê liệt chính trị đã được phổ quát hóa. Từ lâu nay sự phản kháng được dẫn dắt bởi phái cực tả cấp tiến đã làm ái ngại phái tả tự do bởi những phương pháp “cách mạng”. Thế nhưng sự đầu hàng hiện giờ có những nguyên do nguy hiểm hơn: trong điều kiện làm việc hôm nay người làm công không còn thời gian cho sự suy ngẫm, cho đọc sách báo và thảo luận, và hệ thống bầu cử làm người ta cụt hứng để tham gia vào nền chính trị. Như thế chúng ta khó thấy ra làm sao để chấm dứt được cái trò đồng thuận ngấm ngầm giữa nhà nước và đám có tiền.
Hoàng Hồng Minh chuyển ngữKhi chúng ta không còn làm chủ được một tình huống nữa, dĩ nhiên là chúng ta sẽ nương vào truyền thống ngữ nghĩa vốn có của mình để còn có được một sự tự chủ về quan niệm. Một số đưa ra hình ảnh Phật giáo về địa ngục, nơi các dòng sông máu cuốn chảy. Nhưng đó là số ít: đứng trước kích cỡ quan trọng của các phê phán, ông tỉnh trưởng siêu phản của Tokyo, lúc trước đã nói về Fukushima như một “sự trừng phạt danh giá”, lại đã rút lời mình lại. Để dùng lại cách nói của Max Weber, cái thế giới người Nhật bị “giải giáp ảo tưởng”. Dù một số người đổ cái thảm họa này cho cái giả thức về sức mạnh bất ngờ của thiên nhiên, rất đông thấy ở đó là cái kết cục của sự hỏng trật về con người và trước hết về chính trị. Với tôi, thảm họa Fukushima là sự thất bại của sự quản chế của nền dân chủ đối với công nghệ. Việc xây dựng những lò phản ứng trong một vùng giàu về động đất như thế là một tội ác hợp pháp, một cuộc khủng bố được dựng sẵn dành cho các công dân.
Nhật Bản thường được gắn với lòng say mê kép, thiên nhiên và công nghệ. Sinh thái được nhìn nhận như thế nào?
Thật sai lầm khi tin rằng người Nhật rất khăng khít với thiên nhiên. Cũng vậy thôi, không phải người Pháp đều sống trong các lâu đài kiểu baroque (loại phong cách nghệ thuật thời hậu phục hưng – ND), nghệ thuật các khu vườn cổ truyền thật xa xăm với phần đông công chúng! Công nghệ gây nên sự hăng hái ngây thơ và trẻ con, người Âu châu cũng hăng hái như thế với sự khổng lồ của máy bay Airbus. Về sinh thái chúng tôi đã gặp phải những hậu quả khủng khiếp về ô nhiễm, như nạn nhiễm thủy ngân ở vùng vịnh Minamata năm 1932. Các bệnh gắn với khí thải ở Tokyo những năm 1970 cuối cùng đã đưa đến sự tăng cường các quy chuẩn, và một cách nghịch lý đã đưa đến thành công cho các nhà chế tạo xe hơi hơi của Nhật khi họ buộc phải canh tân lĩnh vực này. Trong lĩnh vực điện hạt nhân, số lượng người bị hại, một cách dễ thấy được, quá là ít để mà đánh thức công chúng.
Làm sao mà ngành hạt nhân dân sự lại thắng cược được trong một đất nước đã bị trầm cảm bởi Hiroshima và Nagasaki?
Kí ức khủng khiếp về các cuộc tấn công này không đủ để gạt đi lòng nhiệt huyết chung về sử dụng hòa bình ngành hạt nhân. Bằng sự gắng sức, bao nhiêu tội ác của Thế Chiến thứ hai cùng sự ghê rợn của việc thả bom nguyên tử đã được quên đi, và sự khải hoàn của xã hội tiêu thụ đã mang hiệu ứng “phi-lịch sử hóa”, điều này đã được hiệu chỉnh lại đôi chút nhờ chính sách tưởng niệm được phái tả đẩy lên trong những năm 1980. Nhiều người Nhật phủ nhận ngành hạt nhân trong riêng tư, nhưng rồi chép miệng làm quen với lựa chọn này tuồng như là một thực tế đã rồi.
Vậy theo ông thì lobby đóng vai trò gì trong sự đầu hàng này?
Sự lệt bệt này là kết quả của cái công việc vận động công chúng rất tỉ mẩn do giới công nghiệp hạt nhân dẫn dắt. Trên tivi liên tục các mẩu quảng cáo mà trong đó các ngôi sao thể thao hay phim ảnh lặp đi lặp lại các cổ động dạng “Nhật Bản, hãy vững mạnh” hoặc “Cùng nhau, ta sẽ tới đích”. Chương trình này thật đáng lo ngại khi mà người trả tiền cho nó là AC Japan, một cơ quan điều hành quảng cáo mà trong ban lãnh đạo của nó có sự hiện diện của những đại diện của Tepco. Căn rễ là ở đây: các công dân bất lực để đoán biết được cái cấu trúc của lobby hạt nhân, và họ chối bỏ tham gia vào việc tháo dỡ cái cỗ máy đã chết bệt của đời sống chính trị. Nhà chính trị học Maruyama Masao (tác giả của “Luận bàn về tư duy chính trị ở Nhật Bản, PUF, 1996), người đã phân tích ngay từ năm 1945 rằng chính cái tâm thức của xã hội Nhật Bản đã nâng đỡ chủ nghĩa phát xít, đã chỉ ra cái đặc trưng của bộ máy nhà nước Nhật Bản như “một hệ thống vô trách nhiệm”: cái thực trạng hiện nay phù hợp hoàn toàn với sự tê liệt chính trị đã được phổ quát hóa. Từ lâu nay sự phản kháng được dẫn dắt bởi phái cực tả cấp tiến đã làm ái ngại phái tả tự do bởi những phương pháp “cách mạng”. Thế nhưng sự đầu hàng hiện giờ có những nguyên do nguy hiểm hơn: trong điều kiện làm việc hôm nay người làm công không còn thời gian cho sự suy ngẫm, cho đọc sách báo và thảo luận, và hệ thống bầu cử làm người ta cụt hứng để tham gia vào nền chính trị. Như thế chúng ta khó thấy ra làm sao để chấm dứt được cái trò đồng thuận ngấm ngầm giữa nhà nước và đám có tiền.
* Kenichi Mishima là chuyên gia về triết học Đức, giảng dạy ở trường ĐHTH Tokyo Keizal, tác giả cuốn “Kí ức, truy lùng và hủy hoại”, Tokyo 2010.
Theo Philosophie Magazine
Anne-Sophie MOREAU
Nguồn: Tiasang.com.vn
0 nhận xét