Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) lại vừa đưa ra đề nghị với Bộ Công Thương, cho phép tăng giá điện theo quy định tại Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngay trong tháng 9/2011.
Sáng nay (8/9), Bộ Công thương tổ chức Hội nghị "Tổng kết tình hình thực hiện Quy hoạch điện VI và bàn về các giải pháp thực hiện Quy hoạch điện VII".
Phát biểu tại Hội nghị, ông Dương Quang Thành, Phó Tổng Giám đốc Tâp đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, vốn đầu tư luôn là giải pháp quan trọng, là yếu tố quyết định đảm bảo hoàn thành tiến độ các dự án điện trong Sơ đồ điện 7. Tuy nhiên đến nay, một số các dự án đã chậm tiến độ do EVN thiếu vốn tự có và một số dự án cấp bách cấp điện cho khu vực phía Nam chưa ký hợp đồng vay vốn như: Dự án đường dây 500kV Pleiku-Mỹ Phước- Cầu Bông, nhiệt điện Duyên Hải 1,3. Ngoài ra, dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 2 chưa giải ngân được vốn vay do EVN thiếu vốn đối ứng….
Đây là thách thức rất lớn trong việc đảm bảo cung cấp điện khu vực phía Nam từ năm 2013 -2015 trong khi sản xuất kinh doanh của EVN đang bị lỗ gần 10.000 tỷ đồng, 8 tháng đầu năm 2011 lỗ trên 2.000 tỷ đồng), vốn khấu hao không đủ trả nợ vay hàng năm, công tác thu xếp vốn đối ứng đang gặp nhiều khó khăn (hơn 1 năm nay EVN chưa thu xếp được vốn đối ứng cho nhiệt điện Duyên Hải 1, Vĩnh Tân 2 và cảng Vĩnh Tân), ông Thành cho biết.
"Để giải quyết khó khăn về vốn, EVN đề nghị Bộ Công Thương cho phép điều chỉnh giá bán điện theo quy định tại Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9/2011. Việc điều chỉnh giá điện phải đảm bảo cân bằng về tài chính, không để lỗ trong sản xuất kinh doanh từ năm 2012 trở đi và hạch toán bù phần lỗ năm 2010”, ông Thành kiến nghị.
Cùng với việc tăng giá điện, EVN cũng kiến nghị cho phép tăng vốn điều lệ để đảm bảo tỷ lệ trích vốn khấu hao hàng năm đủ để trả nợ vay (trả nợ gốc và lãi vay hàng năm).
Sáng nay (8/9), Bộ Công thương tổ chức Hội nghị "Tổng kết tình hình thực hiện Quy hoạch điện VI và bàn về các giải pháp thực hiện Quy hoạch điện VII".
Phát biểu tại Hội nghị, ông Dương Quang Thành, Phó Tổng Giám đốc Tâp đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, vốn đầu tư luôn là giải pháp quan trọng, là yếu tố quyết định đảm bảo hoàn thành tiến độ các dự án điện trong Sơ đồ điện 7. Tuy nhiên đến nay, một số các dự án đã chậm tiến độ do EVN thiếu vốn tự có và một số dự án cấp bách cấp điện cho khu vực phía Nam chưa ký hợp đồng vay vốn như: Dự án đường dây 500kV Pleiku-Mỹ Phước- Cầu Bông, nhiệt điện Duyên Hải 1,3. Ngoài ra, dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 2 chưa giải ngân được vốn vay do EVN thiếu vốn đối ứng….
Đây là thách thức rất lớn trong việc đảm bảo cung cấp điện khu vực phía Nam từ năm 2013 -2015 trong khi sản xuất kinh doanh của EVN đang bị lỗ gần 10.000 tỷ đồng, 8 tháng đầu năm 2011 lỗ trên 2.000 tỷ đồng), vốn khấu hao không đủ trả nợ vay hàng năm, công tác thu xếp vốn đối ứng đang gặp nhiều khó khăn (hơn 1 năm nay EVN chưa thu xếp được vốn đối ứng cho nhiệt điện Duyên Hải 1, Vĩnh Tân 2 và cảng Vĩnh Tân), ông Thành cho biết.
"Để giải quyết khó khăn về vốn, EVN đề nghị Bộ Công Thương cho phép điều chỉnh giá bán điện theo quy định tại Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9/2011. Việc điều chỉnh giá điện phải đảm bảo cân bằng về tài chính, không để lỗ trong sản xuất kinh doanh từ năm 2012 trở đi và hạch toán bù phần lỗ năm 2010”, ông Thành kiến nghị.
Cùng với việc tăng giá điện, EVN cũng kiến nghị cho phép tăng vốn điều lệ để đảm bảo tỷ lệ trích vốn khấu hao hàng năm đủ để trả nợ vay (trả nợ gốc và lãi vay hàng năm).
Theo Quyết định 24/2011/QĐ-TTg ngày 15/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường, giá bán điện sẽ được tính toán kiểm tra lại hàng tháng trên cơ sở biến động của các thông số đầu vào cơ bản so với thông số được sử dụng để xác định giá bán điện hiện hành. Trước ngày 20 hàng tháng, căn cứ trên các thông số đầu vào cơ bản thực tế, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kiểm tra, tính toán chênh lệch giá bán điện bình quân do biến động các thông số đầu vào cơ bản. Trường hợp mức chênh lệch lớn hơn 0, và bằng hoặc nhỏ hơn 5% so với giá bán điện hiện hành, EVN báo cáo Bộ Công Thương phương án điều chỉnh giá điện với mức tăng tối đa 5%. Trường hợp Bộ Công Thương không có ý kiến, sau 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ tính toán điều chỉnh giá điện, EVN được điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành. Ngoài ra, trường hợp mức chênh lệch lớn hơn 5%, EVN báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. |
Minh Hường
VnMedia
0 nhận xét