|
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 9 đã tiếp tục hạ nhiệt sau khi các giải pháp đồng bộ về kiềm chế lạm phát được thực thi kiên trì, quyết liệt trong suốt nửa năm qua. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, CPI tháng 10 sẽ biến động khó lường bởi vẫn còn một số tỉnh thành sẽ tiếp tục tăng học phí theo lộ trình.
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2011 tăng 0,82% so với tháng 8, tăng 16,63% so với tháng 12/2010 và tăng 22,42% so với tháng 9/2010 (bình quân 9 tháng 2011 tăng 18,16% so với cùng kỳ năm trước). Như vậy, tháng 9 có CPI tăng thấp nhất so với 13 tháng qua.
Việc tăng chậm lại của CPI được lý giải bằng nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân do kinh tế vĩ mô đã qua thời kỳ khó khăn nhất, đã có dấu hiệu khá lên.
Tăng trưởng kinh tế tiếp tục cao lên qua các quý (quý I tăng 5,43%, quý II tăng 5,71% nên 6 tháng tăng 5,57%, quý III ước tính tăng 6,14% nên 9 tháng ước tăng 5,76%).
Tỷ giá cơ bản ổn định. Lượng ngoại tệ mua được lớn góp phần tăng dự trữ ngoại tệ của quốc gia. Xuất khẩu tăng cao, đạt quy mô lớn nhất từ trước đến nay; nhập siêu vừa giảm sản phẩm so với cùng kỳ năm trước, vừa thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch năm nay cả về kim ngạch tuyệt đối, cả về tỷ lệ so với kim ngạch xuất khẩu,...
Nhờ vậy, giá lương thực đã tăng thấp hơn tốc độ chung hoặc giảm trong những tháng gần đây (tháng 5 tăng 1,77%, tháng 6 tăng 0,33%, tháng 7 giảm 0,88%, tháng 8 tăng 0,46%, tháng 9 tăng 1,53% chủ yếu do giá xuất khẩu tăng).
Rổ hàng hóa chung đã có sự cải thiện rõ rệt khi chỉ còn hai nhóm hàng hóa có mức tăng trên 1% (nhóm giáo dục và nhóm hàng hóa và dịch vụ khác), bảy nhóm tăng dưới 1% và hai nhóm giảm là bưu chính viễn thông (giảm 0,07%) và giao thông (giảm 0,24%) do có sự giảm giá bán lẻ xăng dầu.
Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu vui này, tháng Chín cũng là tháng ghi nhận sự lặp lại cú sốc tăng giá nhóm giao dục của năm 2010 khi nhóm này đã đột ngột tăng từ mức 1,13% tháng Tám lên mức 8,62% tháng Chín. So sánh với mức tăng 12,02% của tháng 9/2010, mức tăng của nhóm giáo dục tháng 9/2011 tuy không cao bằng nhưng mức độ ảnh hưởng của nó lên CPI chung cũng rất lớn.
Lý giải về mức tăng gây sốc này, Vụ trưởng Vụ Giá (Tổng cục Thống kê) Nguyễn Đức Thắng, cho biết cùng với nhu cầu mua sắm sách vở, đồ dùng học tập tăng cao, cả nước đã có 24 tỉnh, thành đồng loạt tăng học phí ở tất cả các cấp; trong đó mức tăng cao nhất là ở cấp giáo dục phổ thông với mức tăng gấp 4-5 lần so với mức học phí cũ.
TP.HCM - đầu tàu kinh tế lớn nhất cả nước đã tăng học phí ở cả cấp mẫu giáo, dạy nghề, cao đẳng, đại học với mức tăng 4,54%; Yên Bái tăng 62,53%, Đồng Nai tăng 61,02%; Quảng Trị tăng 36,52%.
Với mức tăng kỷ lục này, nhóm giáo dục đã đóng góp 0,5% vào mức tăng chung 0,82% của CPI cả nước. Đây là điều đáng lưu ý bởi lạm phát ba tháng cuối năm 2010 được ghi nhận là có sự đóng góp khá lớn của nhóm này, cả về đóng góp thực tế và cả đóng góp lạm phát tâm lý, ông Thắng cảnh báo.
Theo các chuyên gia kinh tế, CPI tháng 10 sẽ biến động khó lường bởi vẫn còn một số tỉnh thành sẽ tiếp tục tăng học phí theo lộ trình; trong đó đáng chú ý là cả thành phố Hà Nội và TP.HCM vẫn còn chưa tăng học phí ở cấp giáo dục phổ thông. Vì vậy, kịch bản hiệu ứng “ngày khai trường” rất dễ lặp lại trong năm 2011.
Bên cạnh yếu tố này, việc tăng lương cơ bản kể từ tháng 10 tới đây cũng như việc rập rình tăng giá vé máy bay, vé phương tiện vận tải công cộng, điện, phân bón trong các tháng cuối năm cũng sẽ tạo nên các hiệu ứng bất lợi cho mục tiêu kiểm soát lạm phát của năm 2011. Đặc biệt, hiện giá lương thực tại các tỉnh thành phía Nam đã bắt đầu tăng khi các doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua phục vụ các hợp đồng xuất khẩu.
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2011 tăng 0,82% so với tháng 8, tăng 16,63% so với tháng 12/2010 và tăng 22,42% so với tháng 9/2010 (bình quân 9 tháng 2011 tăng 18,16% so với cùng kỳ năm trước). Như vậy, tháng 9 có CPI tăng thấp nhất so với 13 tháng qua.
Việc tăng chậm lại của CPI được lý giải bằng nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân do kinh tế vĩ mô đã qua thời kỳ khó khăn nhất, đã có dấu hiệu khá lên.
Tăng trưởng kinh tế tiếp tục cao lên qua các quý (quý I tăng 5,43%, quý II tăng 5,71% nên 6 tháng tăng 5,57%, quý III ước tính tăng 6,14% nên 9 tháng ước tăng 5,76%).
Tỷ giá cơ bản ổn định. Lượng ngoại tệ mua được lớn góp phần tăng dự trữ ngoại tệ của quốc gia. Xuất khẩu tăng cao, đạt quy mô lớn nhất từ trước đến nay; nhập siêu vừa giảm sản phẩm so với cùng kỳ năm trước, vừa thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch năm nay cả về kim ngạch tuyệt đối, cả về tỷ lệ so với kim ngạch xuất khẩu,...
Nhờ vậy, giá lương thực đã tăng thấp hơn tốc độ chung hoặc giảm trong những tháng gần đây (tháng 5 tăng 1,77%, tháng 6 tăng 0,33%, tháng 7 giảm 0,88%, tháng 8 tăng 0,46%, tháng 9 tăng 1,53% chủ yếu do giá xuất khẩu tăng).
Rổ hàng hóa chung đã có sự cải thiện rõ rệt khi chỉ còn hai nhóm hàng hóa có mức tăng trên 1% (nhóm giáo dục và nhóm hàng hóa và dịch vụ khác), bảy nhóm tăng dưới 1% và hai nhóm giảm là bưu chính viễn thông (giảm 0,07%) và giao thông (giảm 0,24%) do có sự giảm giá bán lẻ xăng dầu.
Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu vui này, tháng Chín cũng là tháng ghi nhận sự lặp lại cú sốc tăng giá nhóm giao dục của năm 2010 khi nhóm này đã đột ngột tăng từ mức 1,13% tháng Tám lên mức 8,62% tháng Chín. So sánh với mức tăng 12,02% của tháng 9/2010, mức tăng của nhóm giáo dục tháng 9/2011 tuy không cao bằng nhưng mức độ ảnh hưởng của nó lên CPI chung cũng rất lớn.
Lý giải về mức tăng gây sốc này, Vụ trưởng Vụ Giá (Tổng cục Thống kê) Nguyễn Đức Thắng, cho biết cùng với nhu cầu mua sắm sách vở, đồ dùng học tập tăng cao, cả nước đã có 24 tỉnh, thành đồng loạt tăng học phí ở tất cả các cấp; trong đó mức tăng cao nhất là ở cấp giáo dục phổ thông với mức tăng gấp 4-5 lần so với mức học phí cũ.
TP.HCM - đầu tàu kinh tế lớn nhất cả nước đã tăng học phí ở cả cấp mẫu giáo, dạy nghề, cao đẳng, đại học với mức tăng 4,54%; Yên Bái tăng 62,53%, Đồng Nai tăng 61,02%; Quảng Trị tăng 36,52%.
Với mức tăng kỷ lục này, nhóm giáo dục đã đóng góp 0,5% vào mức tăng chung 0,82% của CPI cả nước. Đây là điều đáng lưu ý bởi lạm phát ba tháng cuối năm 2010 được ghi nhận là có sự đóng góp khá lớn của nhóm này, cả về đóng góp thực tế và cả đóng góp lạm phát tâm lý, ông Thắng cảnh báo.
Theo các chuyên gia kinh tế, CPI tháng 10 sẽ biến động khó lường bởi vẫn còn một số tỉnh thành sẽ tiếp tục tăng học phí theo lộ trình; trong đó đáng chú ý là cả thành phố Hà Nội và TP.HCM vẫn còn chưa tăng học phí ở cấp giáo dục phổ thông. Vì vậy, kịch bản hiệu ứng “ngày khai trường” rất dễ lặp lại trong năm 2011.
Bên cạnh yếu tố này, việc tăng lương cơ bản kể từ tháng 10 tới đây cũng như việc rập rình tăng giá vé máy bay, vé phương tiện vận tải công cộng, điện, phân bón trong các tháng cuối năm cũng sẽ tạo nên các hiệu ứng bất lợi cho mục tiêu kiểm soát lạm phát của năm 2011. Đặc biệt, hiện giá lương thực tại các tỉnh thành phía Nam đã bắt đầu tăng khi các doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua phục vụ các hợp đồng xuất khẩu.
Theo VnMedia
0 nhận xét