Áp thuế với từng mặt hàng, từng ngành nghề sao cho phù hợp vừa đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp, vừa tăng được nguồn thu ngân sách và vẫn phát triển được thị trường là vấn đề nóng tại hội nghị doanh nghiệp đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan do Bộ Tài chính và Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 23/9, tại TP HCM.
Thiệt thòi vì… ưu đãi
Bà Nguyễn Nhật Anh Thư, Công ty TAKAKO Việt Nam (Bình Dương) thắc mắc: “Hiện chúng tôi đang hưởng ưu đãi thuế vì xuất khẩu 100%, nhưng năm 2012, khi bãi bỏ ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp xuất khẩu thì liệu doanh nghiệp nước ngoài có được bán sản phẩm tại thị trường trong nước hay không?”. Theo phân tích của bà Thư, công ty bà hiện sản xuất nhiều linh kiện chính xác cao mà ngành cơ khí Việt Nam chưa làm được, nhưng không được bán ở thị trường trong nước. Những mặt hàng này khi đã xuất đi rồi nhưng lại quay về thị trường trong nước, làm cả TAKACO và thị trường Việt Nam đều thiệt thòi. Trả lời, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính, nói: “Năm 2012 sẽ là năm kết thúc ưu đãi với doanh nghiệp xuất khẩu, trừ dệt may. Doanh nghiệp chế xuất muốn bán hàng nội địa thì phải nộp thuế. Theo Nghị định 29, doanh nghiệp phải xuất khẩu 100% sản phẩm mới được hưởng ưu đãi thuế, vì thế nên từ năm 2012 mới phát sinh việc đối với những mặt hàng cần thiết cho thị trường nội địa thì phải có tỷ trọng hợp lý để cung cấp cho thị trường. Bộ Tài chính đã gửi Bộ Kế hoạch – Đầu tư về tỷ lệ nhất định để các công ty chế xuất bán hàng cho thị trường nội địa nhưng phải có giới hạn”.
Trong khi đó, Công ty CP Hữu Toàn (Bình Dương) nêu: “Chính sách thuế mậu dịch giữa Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản chênh nhau đến 7%. Cụ thể, nếu nhập động cơ từ Nhật thì phải chịu thuế trên 22%, nhưng cũng mặt hàng đó nhập từ Trung Quốc thì chỉ chịu thuế 15%, nên chúng tôi mong muốn lắp ráp động cơ chất lượng cao rất khó”. Đại diện công ty này cũng không hiểu tại sao hiện nay thuế nhập khẩu động cơ nguyên chiếc lại được ưu đãi 10%, nhưng nhập khẩu linh kiện lại cao hơn. “Do đó doanh nghiệp chỉ thích nhập nguyên chiếc, chứ ai thích nhập linh kiện làm gì. Điều này vừa gây khó cho sản xuất trong nước vừa không có lợi cho doanh nghiệp”, vị này nói. Ông Anh Tuấn cũng đồng tình khi nhận định: “Thuế linh kiện bao giờ cũng thấp hơn thuế nhập động cơ. Bộ Tài chính sẽ rà lại và đưa vào chính sách thuế năm 2012”.
Không “lách” thì khó sống!
Mang nhiều nỗi niềm tới hội nghị, đại diện Công ty THHH Hữu Châu (Km41, thành phố Vũng Tàu), nói: “Công ty tôi chuyên khai thác đá nhưng thuế tài nguyên được tính chồng thuế. Đá khai thác tại mỏ, sau đó kê khai giá đưa vào quy trình sản xuất, chở đi để làm ra sản phẩm đá khác và tổng cộng những chi phí đó đều được làm cơ sở để tính thuế tài nguyên, dù chúng tôi làm tất tần tật, từ việc “đốn cây, chuyển về nhà, sản xuất ra những chiếc ghế”. Theo công ty này, vì thuế chồng thuế nên nhiều công ty đã lập công ty con để lách thuế, bằng cách chuyển thành phẩm về công ty con này. “Cùng một ngành nghề, một sản phẩm, một thị trường mà làm đúng thì lỗ, nên không lách là khó sống! Nhà nước cần xem xét lại cách đánh loại thuế tài nguyên này, nên đánh thuế tài nguyên khi khai thác tại mỏ”, đơn vị này kiến nghị.
Cùng ý kiến đánh thuế không hợp lý, Công ty Dầu khí bày tỏ, trước đây phí 1.000 đồng một lít xăng và 500 đồng một lít dầu được ghi giá trị tách rời trên hóa đơn, nhưng nay Cục thuế các địa phương hướng dẫn gộp phí xăng dầu nói trên vào doanh thu trên hóa đơn, trong khi đó là phí nộp 100% vào ngân sách nhà nước là… thuế chồng thuế.
Đại diện Bộ Tài chính cho rằng, cách đánh thuế tài nguyên như trên là biện pháp tăng cường quản lý khai thác tài nguyên theo cơ chế hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô, nhưng sẽ “xem xét thu thêm thuế tài nguyên với những đơn vị “đẻ” công ty con để lách thuế”. Còn với phí xăng dầu, thì từ nay đến 1/1/2012 sẽ chuyển loại phí này sang phí bảo vệ môi trường, nên Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn để đảm bảo việc tính thuế 10% trên doanh số bán cuối cùng và viết hóa đơn sao cho dễ hiểu nhất.
Thiệt thòi vì… ưu đãi
Bà Nguyễn Nhật Anh Thư, Công ty TAKAKO Việt Nam (Bình Dương) thắc mắc: “Hiện chúng tôi đang hưởng ưu đãi thuế vì xuất khẩu 100%, nhưng năm 2012, khi bãi bỏ ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp xuất khẩu thì liệu doanh nghiệp nước ngoài có được bán sản phẩm tại thị trường trong nước hay không?”. Theo phân tích của bà Thư, công ty bà hiện sản xuất nhiều linh kiện chính xác cao mà ngành cơ khí Việt Nam chưa làm được, nhưng không được bán ở thị trường trong nước. Những mặt hàng này khi đã xuất đi rồi nhưng lại quay về thị trường trong nước, làm cả TAKACO và thị trường Việt Nam đều thiệt thòi. Trả lời, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính, nói: “Năm 2012 sẽ là năm kết thúc ưu đãi với doanh nghiệp xuất khẩu, trừ dệt may. Doanh nghiệp chế xuất muốn bán hàng nội địa thì phải nộp thuế. Theo Nghị định 29, doanh nghiệp phải xuất khẩu 100% sản phẩm mới được hưởng ưu đãi thuế, vì thế nên từ năm 2012 mới phát sinh việc đối với những mặt hàng cần thiết cho thị trường nội địa thì phải có tỷ trọng hợp lý để cung cấp cho thị trường. Bộ Tài chính đã gửi Bộ Kế hoạch – Đầu tư về tỷ lệ nhất định để các công ty chế xuất bán hàng cho thị trường nội địa nhưng phải có giới hạn”.
Doanh nghiệp mang rất nhiều bức xúc liên quan đến các chính sách thuế, cách tính thuế đến đại diện cơ quan quản lý thuế. Ảnh: Như Ý. |
Trong khi đó, Công ty CP Hữu Toàn (Bình Dương) nêu: “Chính sách thuế mậu dịch giữa Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản chênh nhau đến 7%. Cụ thể, nếu nhập động cơ từ Nhật thì phải chịu thuế trên 22%, nhưng cũng mặt hàng đó nhập từ Trung Quốc thì chỉ chịu thuế 15%, nên chúng tôi mong muốn lắp ráp động cơ chất lượng cao rất khó”. Đại diện công ty này cũng không hiểu tại sao hiện nay thuế nhập khẩu động cơ nguyên chiếc lại được ưu đãi 10%, nhưng nhập khẩu linh kiện lại cao hơn. “Do đó doanh nghiệp chỉ thích nhập nguyên chiếc, chứ ai thích nhập linh kiện làm gì. Điều này vừa gây khó cho sản xuất trong nước vừa không có lợi cho doanh nghiệp”, vị này nói. Ông Anh Tuấn cũng đồng tình khi nhận định: “Thuế linh kiện bao giờ cũng thấp hơn thuế nhập động cơ. Bộ Tài chính sẽ rà lại và đưa vào chính sách thuế năm 2012”.
Không “lách” thì khó sống!
Mang nhiều nỗi niềm tới hội nghị, đại diện Công ty THHH Hữu Châu (Km41, thành phố Vũng Tàu), nói: “Công ty tôi chuyên khai thác đá nhưng thuế tài nguyên được tính chồng thuế. Đá khai thác tại mỏ, sau đó kê khai giá đưa vào quy trình sản xuất, chở đi để làm ra sản phẩm đá khác và tổng cộng những chi phí đó đều được làm cơ sở để tính thuế tài nguyên, dù chúng tôi làm tất tần tật, từ việc “đốn cây, chuyển về nhà, sản xuất ra những chiếc ghế”. Theo công ty này, vì thuế chồng thuế nên nhiều công ty đã lập công ty con để lách thuế, bằng cách chuyển thành phẩm về công ty con này. “Cùng một ngành nghề, một sản phẩm, một thị trường mà làm đúng thì lỗ, nên không lách là khó sống! Nhà nước cần xem xét lại cách đánh loại thuế tài nguyên này, nên đánh thuế tài nguyên khi khai thác tại mỏ”, đơn vị này kiến nghị.
Cùng ý kiến đánh thuế không hợp lý, Công ty Dầu khí bày tỏ, trước đây phí 1.000 đồng một lít xăng và 500 đồng một lít dầu được ghi giá trị tách rời trên hóa đơn, nhưng nay Cục thuế các địa phương hướng dẫn gộp phí xăng dầu nói trên vào doanh thu trên hóa đơn, trong khi đó là phí nộp 100% vào ngân sách nhà nước là… thuế chồng thuế.
Đại diện Bộ Tài chính cho rằng, cách đánh thuế tài nguyên như trên là biện pháp tăng cường quản lý khai thác tài nguyên theo cơ chế hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô, nhưng sẽ “xem xét thu thêm thuế tài nguyên với những đơn vị “đẻ” công ty con để lách thuế”. Còn với phí xăng dầu, thì từ nay đến 1/1/2012 sẽ chuyển loại phí này sang phí bảo vệ môi trường, nên Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn để đảm bảo việc tính thuế 10% trên doanh số bán cuối cùng và viết hóa đơn sao cho dễ hiểu nhất.
Doanh nghiệp và Nhà nước có bình đẳng? Một doanh nghiệp cho biết, họ có lô hàng khi nhập khẩu thì Cục Hải quan TP HCM không cho biết là giấy CEPT (ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung giữa các nước ASEAN) không hợp lệ. Sau đó, khi được yêu cầu đóng thuế họ mới biết CEPT đó không hợp lệ nhưng quay lại Cục Hải quan thì không được trả lại CEPT, buộc phải nhờ bên Indonesia xin cấp CEPT mới. Từ 17/5, doanh nghiệp gửi đơn khiếu nại lên Tổng Cục Hải quan nhưng đến 13/7 mới được trả lời. Khi được trả lời xong, thì mất gần hai tháng và doanh nghiệp đương nhiên không còn quyền được hưởng ưu đãi thuế (vì chỉ có 30 ngày). Vị này cho rằng, doanh nghiệp và Nhà nước không bình đẳng bởi khi họ sai thì phải nộp phí chậm, nhưng ngược lại cơ quan nhà nước làm trễ, trả lời chậm làm thiệt hại cho doanh nghiệp lại không phải chịu một hình phạt nào. |
0 nhận xét