Một nghiên cứu của Ined cho thấy, dân số tại một số quốc gia giàu nhất thế giới đang tăng trở lại...
Số trẻ em trên một phụ nữ thường tỉ lệ nghịch với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Nghiên cứu của Ined cho thấy ở một mức độ giàu có nhất định, khả năng tăng dân số của các quốc gia tăng trở lại, tất nhiên cũng sẽ kèm theo một vài điều kiện.
Các nước đang phát triển thường đứng trong tốp đầu về khả năng sinh con trên thế giới. Nhưng hơn mười lăm năm qua, số trẻ em trên một phụ nữ tăng lên ở nhiều nước giàu, đặc biệt là Pháp, nước này thuộc nhóm có tỷ lệ cao nhất ở châu Âu (2,01 con/phụ nữ trong năm 2010).
Theo một nghiên cứu công bố mới đây của Ined, ở các nước OECD (tổ chức của các nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới), khả năng sinh con đã tăng từ 1,69 trẻ năm 1995 đến 1,71 trẻ năm 2008. Tây Ban Nha, Pháp, Bỉ, Anh và Ireland là các nước đứng đầu trong lĩnh vực này.
Theo các nhà nghiên cứu, từ một số mức độ giàu có nhất định, chẳng hạn với mức 30.000 đô la GDP bình quân đầu người, sự tăng trưởng kinh tế sẽ trở thành động lực gia tăng dân số.
Tuy nhiên, chắc chắn điều đó không xảy ra ở mọi nơi. Điều đó dễ thấy ở dự gia tăng dân số không đều trong các nước thành viên OECD. Ví dụ so với người Pháp, người Đức có tỷ lệ sinh số thấp hơn đáng kể, 1,4 trẻ trên một phụ nữ năm 2010.
Ngoài GDP bình quân đầu người, tỷ lệ phụ nữ đi làm cũng là một yếu tố, mà theo các nhà dân số học của Ined, để giải thích cho sự chênh lệch đó. "Trong hầu hết các nước giàu nhất, khả năng sinh con của phụ nữ tỉ lệ thuận với việc làm của họ. Việc cân đối giữa công việc và gia đình được coi là nhân tố chính cho việc tăng khả năng sinh con", theo Angela Luci và Olivier Thévenon - thành viên của nhóm nghiên cứu Ined.
Thực tế là so với những năm 1980 (thời điểm khả năng sinh sản cao nhất ở những nước có tỷ lệ lao động nữ thấp nhất), tình hình hiện nay hoàn toàn bị đảo ngược.
Việc nâng cao trình độ giáo dục và kỹ năng tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ kiếm được việc làm. Khi phụ nữ đi làm, họ phải bổ sung thêm nguồn thu nhập của mình khi một đứa trẻ ra đời. Ở các nước Bắc Âu hay ở Pháp, vấn đề này được giải quyết tốt nhờ khoản trợ cấp xã hội không nhỏ được áp dụng từ lâu. Đó cũng nhờ chế độ chăm sóc trẻ em từ khi còn nhỏ.
"Hẳn là Đức đã tiến hành cải cách chế độ nghỉ của cha mẹ khi đứa trẻ ra đời nhằm khuyến khích phụ nữ đi làm, nhưng nếu kiểu trông trẻ không theo chế độ đó thì việc cải cách không có tác dụng gì", Olivier Thévenon cảnh báo.
Tuy vậy, cách phân chia lao động trong gia đình là một yếu tố quan trọng đối với công việc của phụ nữ khi mà các chính sách công có ít tác dụng. Theo cuộc khảo sát mới nhất "Sử dụng thời gian gia đình" của Insee, công việc nhà chiếm trung bình 3,5 giờ/ngày của một phụ nữ còn đối với nam giới nó chỉ chiếm khoảng 2 giờ.
VnMedia
0 nhận xét