Tìm kiếm một người ở một quốc gia giữa sa mạc với dân cư thưa thớt nhưng lại có diện tích lớn gấp ba lần Pháp là nhiệm vụ không đơn giản, chưa kể nhân vật đó lại từng là lãnh đạo nhà nước với vô số vàng và vũ khí trong tay.
Bên cạnh số của cải khổng lồ, ông Gaddafi vẫn còn một đội cận vệ cừ khôi luôn sẵn sàng bảo vệ mỗi bước ông đi và nhà lãnh đạo Libya cũng có thể cậy nhờ đông đảo bạn bè trong các bộ lạc tại miền Nam Libya cũng như một số cộng đồng du cư tại Sahel.
Tại khu vực Tây Nam Libya, một bộ phận lớn dân cư vẫn chưa biết ngả về bên nào trong cuộc chiến giữa ông Gaddafi - phe nổi dậy và một số thì công khai phản đối phong trào cách mạng của lực lượng nổi dậy.
Vì vậy, theo giới phân tích, thời gian hiện là nhân tố quyết định. Lực lượng nổi dậy càng để thời gian trôi đi mà không tìm ra tung tích ông Gaddafi thì nhà lãnh đạo này càng có thời gian thu phục lòng dân tại khu vực Tây Nam để cùng ông chống lại phe nổi dậy hay đơn giản chỉ là giúp ông xóa mọi tung tích.
“Thời cơ tốt nhất để có thể bắt giữ Đại tá Gaddafi và kết thúc cuộc chiến tại Libya là ngay lúc này bởi thời gian truy đuổi càng dài, ông Gaddafi càng có nhiều cơ hội trốn thoát, giống như trường hợp của cựu lãnh đạo Bosnia Karadzic trước đây”, cựu đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc tại Bosnia Paddy Ashdown nhấn mạnh.
“Lực lượng nổi dậy cần khẩn trương truy bắt Gaddafi trước khi ông ta có được các cách thức ngụy trang hoàn hảo. Một khi ông ta có thể trà trộn trong các bộ lạc vốn coi ông là anh hùng thì cuộc truy đuổi ông Gaddafi sẽ khó có thể đi đến hồi kết”, ông Ashdown nhấn mạnh.
“Lực lượng nổi dậy cần khẩn trương truy bắt Gaddafi trước khi ông ta có được các cách thức ngụy trang hoàn hảo. Một khi ông ta có thể trà trộn trong các bộ lạc vốn coi ông là anh hùng thì cuộc truy đuổi ông Gaddafi sẽ khó có thể đi đến hồi kết”, ông Ashdown nhấn mạnh.
Thời gian càng kéo dài, ông Gaddafi càng có nhiều cơ hội trốn thoát. |
Theo ông, cuộc truy lùng Tướng Karadzic tại Bosnia kéo dài tới 13 năm và vụ truy đuổi trùm khủng bố bin Laden cũng mất tới 10 năm. Sở dĩ hai nhân vật này có thể ẩn náu trong thời gian dài như vậy là nhờ kỹ xảo ngụy trang.
Cụ thể, những tội phạm chiến tranh của ông Bosnia dùng các số điện thoại của quân đội để liên lạc nhằm tránh bị phát hiện còn bin Laden thì dùng chiêu thức “nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất” khi an cư ngay gần Học viện Quân sự Pakistan.
Graham Cundy, cựu chuyên viên quân sự Anh tại trung tâm tư vấn an ninh và tình báo Diligence cho rằng, những chiến thuật ngụy trang mà ông Gaddafi có thể sử dụng cho cuộc chạy trốn này bao gồm việc tránh sử dụng điện thoại, không đi cùng đoàn hộ tống có vũ trang lớn để tránh bị các máy bay do thám phát hiện, tạo ra các dấu vết giả và mua chuộc sự trung thành, vũ khí cũng như sự im lặng của những người xung quanh.
Theo ông Graham Cundy, kinh nghiệm đối phó với các lệnh trừng phạt quốc tế hồi những năm 1980 và 1990 của nhà lãnh đạo Libya cũng có thể giúp ích ông rất nhiều trong cuộc chạy trốn này. Khi đó, ông Gaddafi tận dụng được các mạng lưới buôn lậu và các nhà tài trợ từ nước ngoài để có thể chuyển tiền và vũ khí đi khắp thế giới.
Để thực hiện nhiệm vụ vận chuyển này một cách trơn tru, lực lượng an ninh của ông Gaddafi chuẩn bị vô số nơi trú ẩn bí mật đề phòng những trường hợp khẩn cấp và nhà lãnh đạo Libya rất có thể sẽ sử dụng những nơi trú ẩn này vụ tẩu thoát hiện giờ.
0 nhận xét