Trong thời hiện đại, phim ảnh và các trang mạng tràn lan những hình ảnh “tươi mát”, rất dễ kích thích trí tò mò và bản năng tuổi dậy thì, thì lại chẳng có mấy lời khuyên hay bài học được người lớn mang đến cho trẻ về những gì được và không được làm, về nguy cơ cho sức khoẻ cũng như cái hoạ… vào tù nếu chúng làm “chuyện người lớn”. Chính vì vậy mà có rất nhiều đứa trẻ đang có lối sống, cách hành xử hết sức hoang dại, bản năng. Hành vi của chúng, đặc biệt là hành vi hiếp dâm đã gây ra nhiều hậu quả hết sức nặng nề cho xã hội và cả bản thân chúng.
Những “yêu râu xanh” vắt mũi chưa sạch
Bàn Tiến S. |
Tại phiên tòa, do bị cáo và người đại diện hợp pháp cho bị cáo đều không biết chữ nên HĐXX phải mời một người dân trong bản làm phiên dịch để xét xử vụ án. Đại diện Viện kiểm sát đề nghị phạt S từ 3 - 4 năm tù, Luật sư được chỉ định bào chữa cho bị cáo đề nghị 2 năm 6 tháng. Tuy nhiên, cậu bé lại xin được đi cải tạo 3 năm vì theo cậu, lỗi lầm của mình là quá lớn và cậu đã nhận thức ra được điều này trong những ngày suy ngẫm tại trại tạm giam.
Phan Văn Hà |
Vào thời điểm phạm tội, bị cáo mới 14 tuổi 11 tháng 28 ngày, do đósau khi xem xét toàn bộ nội dung vụ án, các tình tiết liên quan, HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội quyết định tuyên phạt Phan Văn Hà 4 năm tù giam.
Mới đây nhất, hôm 14/9, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử Vũ Tiến Sơn về tội hiếp dâm trẻ em. Nạn nhân của Sơn là một cô bé 14 tuổi quen qua mạng, và chuyện quan hệ lại do cả hai tự nguyện. Tuy nhiên, HĐXX đã ra quyết định tuyên phạt Sơn mức án 7 năm tù.
Trên đây chỉ là 3 ví dụ trong số rất nhiều vụ hiếp dâm trẻ em mà kẻ gây án cũng chính là những đứa trẻ. Ngoài ra, cũng có rất nhiều vụ án hiếp dâm đau lòng khác do một nhóm trẻ vị thành niên gây ra mà báo chí đã đưa.
Sống hoang dại trong thời hiện đại: Lỗi tại ai?
Thời hiện đại, tưởng như con người sẽ hành xử văn minh hơn, thế nhưng, có rất nhiều đứa trẻ đang có lối sống, cách hành xử hết sức hoang dại, bản năng như những ví dụ kể trên. Nỗi đau mà chúng mang đến cho các bé gái và gia đình là không gì có thể bù đắp được, chưa kể là có cả những cái chết oan uổng đã xảy ra. Tuy nhiên, hầu hết kẻ phạm tội khi đứng trước vành móng ngựa, nghe toà tuyên án vẫn còn ngơ ngơ ngác ngác, không hiểu tại sao mình lại bị phạt tù vì cái chuyện bắt chước người lớn như vậy?
Để xảy ra những sự việc đau lòng này, không thể không nói đến trách nhiệm của các gia đình.
Vũ Tiến Sơn |
Hay trường hợp Phan Văn Hà, đã không được bố mẹ quan tâm, hướng dẫn nên đã tự mình xem trộm phim mát rồi dẫn đến bị kích động, và “làm chuyện người lớn” với bé gái hàng xóm khi Hà cũng mới 14 tuổi.
Vũ Tiến Sơn cũng có hoàn cảnh đặc biệt. Bố nát rượu, mẹ bỏ đi, em sống với ông bà và vì thiếu sự quan tâm nên thường xuyên lên mạng xem phim người lớn, chat…
Theo các chuyên gia tâm lý thì tuổi dậy thì đối với bé trai có rất nhiều thay đổi, đặc biệt là phát sinh nhu cầu tình dục. Nếu giai đoạn này, các em không được gia đình chỉ bảo, nhà trường giáo dục thì khi tình huống xảy ra, các em sẽ không biết cách để hành động cho đúng.
Thực tế, có rất nhiều bậc cha mẹ lập luận rằng, “ngày xưa có ai dạy đâu, sao chúng tôi không làm bậy”, nhưng họ không hiểu rằng, mỗi thời mỗi khác. Như một chuyên gia về tội phạm học phân tích: Khi được sống trong một môi trường lành mạnh, con người ta tự nhiên có khuynh hướng hành động đúng luật pháp mà không nhất thiết phải được dạy bảo hoặc học luật. Nhưng ngày nay, cuộc sống hiện đại khiến cho môi trường sống phức tạp hơn rất nhiều. Ngoài ra, phim ảnh, mạng Internet là những luồng thông tin rất khó kiểm soát. Khi trẻ chưa đủ khả năng để tự chắt lọc những điều bổ ích thì ngược lại, chúng rất dễ nhiễm những hành vi bạo lực hay cách sống truỵ lạc và từ đó, hành động theo bản năng.
Chị T.M.D cho biết, sau khi đọc về những vụ trẻ em trai hiếp dâm bé gái hoặc bạn học, chị mới giật mình nghĩ đến đứa con trai 14 tuổi của mình. Trước đó, anh chị chỉ đơn giản giáo dục con về cách an toàn tình dục mà chưa bao giờ nói với con là ngoài lý do sức khoẻ, “làm chuyện người lớn” với trẻ nhỏ còn có thể bị kết án tù. “Khi tôi hỏi con rằng con đã đọc hay đã nghe ai nói về chuyện đó chưa thì con tôi trả lời là chưa. Như vậy, có nghĩa là ngay cả ở nhà trường, các cháu cũng không được giáo dục pháp luật về những vấn đề rất có nguy cơ xảy ra này. Và sẽ thật đau đớn nếu chỉ vì người lớn không quan tâm giáo dục mà nhiều đứa trẻ trai còn quá bé đã phải vào tù, còn những bé gái khác thì gánh chịu nỗi đau về thể xác và tâm hồn suốt cả cuộc đời” - chị D chia sẻ.
Rất nhiều vụ án hiếp dâm, sau khi toà tuyên án, người dự toà, kể cả thẩm phán cũng thấy thương nhiều hơn trách. Nhưng cuối cùng, các em vẫn phải vào tù và không biết những gì sẽ đợi các em ở phía trước. Khi ra tù, các em vẫn còn trẻ, vẫn còn nhiều cơ hội để làm lại, nhưng liệu các em có đứng vững được khi mà trong lòng lúc nào cũng mang nỗi nhục “yêu râu xanh”?
Để sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật, trước hết, các em phải hiểu luật. Tuy nhiên, cuộc khảo sát do TS Đặng Thanh Nga, Trường Đại học Luật Hà Nội thực hiện đối với 100 người chưa thành niên phạm tội (đăng trên báo HNM), thì trả lời câu hỏi "Trước khi thực hiện hành vi phạm tội, em có biết đó là hành vi vi phạm pháp luật không?", 35% số em được hỏi khẳng định là có biết, 65% còn lại nói rằng không biết. Thậm chí, sau khi thực hiện hành vi phạm tội, 28% trả lời rằng hoàn toàn không hề biết việc mình làm là vi phạm pháp luật.
Trước thực tế tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên gia tăng trong những năm gần đây, chắc chắn là càng sớm càng tốt, phải có sự thay đổi trong nhận thức và hành động của từ các bậc phụ huynh cho đến nhà trường và đặc biệt là các cơ quan quản lý nhà nước. Trước sự đa dạng của các luồng thông tin, hơn ai hết, cha mẹ các em phải là bộ lọc giúp cho con cái mình có được môi trường sống lành mạnh, và cùng với đó là những cách tuyên truyền pháp luật có hiệu quả để các em và ngay cả chính những bậc phụ huynh hiểu và làm theo.
Tuệ Khanh
Theo VnMedia
TIN PHÁP LUẬT:
0 nhận xét