|
Sau khi phe nổi dậy giành được những chiến thắng liên tiếp trên chiến trường và chính quyền của Tổng thống Muammar Gaddafi gần như sụp đổ, nước Nga bắt đầu lo ngại về viễn cảnh quyền lợi kinh tế của họ ở Libya bị ảnh hưởng.
Trong một nỗ lực nhằm tránh viễn cảnh trên, ngày 1/9 vừa qua, Nga đã chính thức công nhận phe nổi dậy Libya là đại diện hợp pháp của đất nước Bắc Phi. Nga cũng đã cử phái đoàn cấp cao đến Hội nghị quốc tế gần đây ở thủ đô Paris để bàn về tương lai Libya thời hậu Gaddafi.
Phản ứng của Nga trong cuộc nội chiến Libya
Cuộc nổi dậy ở đất nước Libya bắt đầu nổ ra từ giữa tháng 2. Trong khi các cường quốc phương Tây nhanh chóng nhập cuộc bằng một chiến dịch quân sự hỗ trợ mạnh mẽ cho phe nổi dậy Libya chống lại Tổng thống Gaddafi thì Nga kiên quyết đứng ngoài cuộc và giữ một lập trường trung lập.
Nga là một trong hai nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết cho phép các nước can thiệp quân sự vào Libya. Trong nhiều tháng diễn ra cuộc nội chiến ở Libya, Moscow chưa công nhận phe nổi dậy Libya. Nga cũng lên tiếng chỉ trích các cuộc bạo lực ở Libya và chiến dịch quân sự của NATO ở đất nước Bắc Phi đồng thời từ chối kêu gọi ông Gaddafi từ chức.
Một số nhà bình luận cho rằng, Moscow đã chọn cho mình một chính sách khôn ngoan bằng cách giữ lập trường trung lập, không bênh bên nào và cũng chẳng ủng hộ bên nào. Sự trung lập của Nga thể hiện ở chỗ, họ không phản đối cũng chẳng ủng hộ cho nghị quyết của Liên Hợp Quốc về Libya. Sự không phản đối của Moscow đồng nghĩa với việc nghị quyết được thông qua và NATO có thể đánh Libya. Tuy nhiên, sau đó Moscow lại không ngừng chỉ trích hành động can thiệp quân sự của NATO.
Các động thái của Nga cho thấy, nước này chọn cách không đứng hẳn về một phe nào và cũng không muốn làm mất lòng bên nào. Mục tiêu của Moscow là muốn bảo vệ lợi ích của họ ở đất nước Bắc Phi dù cho kết quả cuộc nội chiến ở đây kết thúc như thế nào.
Khi phe nổi dậy gần như kiểm soát hoàn toàn Libya và chính quyền của Tổng thống Gaddafi gần như sụp đổ thì chính sách của Nga bắt đầu thay đổi do lo ngại lợi ích của họ ở Libya bị ảnh hưởng. Nga đã ra tuyên bố nói rõ rằng họ không hề cản trở việc phê chuẩn Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về vấn đề Libya. Để phản biện cho những lập luận nói rằng Moscow không giúp đỡ phe nổi dậy Libya, Nga cho biết, họ đã duy trì mối tiếp xúc, liên lạc thường xuyên với phe nổi dậy trong suốt cuộc nội chiến kéo dài 7 tháng qua. Ở những tháng sau này, Nga đã nỗ lực rất nhiều trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến ở đất nước Bắc Phi.
Bài toán quyền lợi kinh tế của Nga ở Libya
Theo một số nhà phân tích, với việc không tham gia chiến dịch quân sự chống Tổng thống Gaddafi, Nga có thể sẽ mất khá nhiều lợi ích kinh tế ở đất nước Bắc Phi vào tay các cường quốc hăng hái giúp phe nổi dậy Libya như Mỹ, Anh, Pháp.
Nhận thức được điều đó, các quan chức Nga đã lên tiếng kêu gọi giới lãnh đạo phe nổi dậy Libya hãy bảo vệ lợi ích kinh tế của hai nước ở đây. Moscow sợ rằng, họ sẽ mất nhiều hợp đồng trị giá hàng tỉ USD trong lĩnh vực năng lượng, quốc phòng và cơ sở hạ tầng đã ký với chính quyền của Tổng thống Gaddafi.
Mặc dù phe nổi dậy Libya tuyên bố họ sẽ tôn trọng và tuân thủ tất cả các hợp đồng đã ký kết trước đó với các nước khác nhưng chỉ sau khi xem xét xem có dấu hiệu của sự tham nhũng hay không. Như vậy, phe nổi dậy vẫn sẽ có cớ để cắt hợp đồng với các nước khác nếu họ cảm thấy không thích.
Quan trọng hơn và xa hơn là Nga sẽ mất những hợp đồng béo bở sau này ở đất nước giàu dầu mỏ Bắc Phi. Chính Chủ tịch Ủy ban Đội ngoại Quốc hội Nga – ông Konstantin Kosachev đã thừa nhận, Nga sẽ khó có thể cạnh tranh được với các nước thành viên NATO trong các dự án dầu mỏ hay dự án tái thiết đất nước sau này của Libya. Điều này là dễ hiểu bởi phe nổi dậy chắc chắn phải ưu tiên cho những nước đã giúp họ nhiệt tình trong cuộc chiến chống Gaddafi. Chính các quan chức của phe nổi dậy Libya mới đây cũng ngầm tuyên bố, họ sẽ “thưởng” cho những nước đã giúp họ trong thời gian vừa qua.
Như vậy, có thể thấy, việc các cường quốc phương Tây hăng hái, nhiệt tình giúp phe nổi dậy Libya chống Tổng thống Gaddafi là có lý do và nhiều nguyên nhân sâu xa. Họ muốn tranh giành những lợi ích kinh tế béo bở, hay cụ thể hơn là dầu mỏ, ở đất nước Bắc Phi chứ không phải là bảo vệ dân thường như tuyên bố mà họ thường xuyên đưa ra trước đó.
Trong một nỗ lực nhằm tránh viễn cảnh trên, ngày 1/9 vừa qua, Nga đã chính thức công nhận phe nổi dậy Libya là đại diện hợp pháp của đất nước Bắc Phi. Nga cũng đã cử phái đoàn cấp cao đến Hội nghị quốc tế gần đây ở thủ đô Paris để bàn về tương lai Libya thời hậu Gaddafi.
Phản ứng của Nga trong cuộc nội chiến Libya
Cuộc nổi dậy ở đất nước Libya bắt đầu nổ ra từ giữa tháng 2. Trong khi các cường quốc phương Tây nhanh chóng nhập cuộc bằng một chiến dịch quân sự hỗ trợ mạnh mẽ cho phe nổi dậy Libya chống lại Tổng thống Gaddafi thì Nga kiên quyết đứng ngoài cuộc và giữ một lập trường trung lập.
Nga là một trong hai nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết cho phép các nước can thiệp quân sự vào Libya. Trong nhiều tháng diễn ra cuộc nội chiến ở Libya, Moscow chưa công nhận phe nổi dậy Libya. Nga cũng lên tiếng chỉ trích các cuộc bạo lực ở Libya và chiến dịch quân sự của NATO ở đất nước Bắc Phi đồng thời từ chối kêu gọi ông Gaddafi từ chức.
Một số nhà bình luận cho rằng, Moscow đã chọn cho mình một chính sách khôn ngoan bằng cách giữ lập trường trung lập, không bênh bên nào và cũng chẳng ủng hộ bên nào. Sự trung lập của Nga thể hiện ở chỗ, họ không phản đối cũng chẳng ủng hộ cho nghị quyết của Liên Hợp Quốc về Libya. Sự không phản đối của Moscow đồng nghĩa với việc nghị quyết được thông qua và NATO có thể đánh Libya. Tuy nhiên, sau đó Moscow lại không ngừng chỉ trích hành động can thiệp quân sự của NATO.
Các động thái của Nga cho thấy, nước này chọn cách không đứng hẳn về một phe nào và cũng không muốn làm mất lòng bên nào. Mục tiêu của Moscow là muốn bảo vệ lợi ích của họ ở đất nước Bắc Phi dù cho kết quả cuộc nội chiến ở đây kết thúc như thế nào.
Khi phe nổi dậy gần như kiểm soát hoàn toàn Libya và chính quyền của Tổng thống Gaddafi gần như sụp đổ thì chính sách của Nga bắt đầu thay đổi do lo ngại lợi ích của họ ở Libya bị ảnh hưởng. Nga đã ra tuyên bố nói rõ rằng họ không hề cản trở việc phê chuẩn Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về vấn đề Libya. Để phản biện cho những lập luận nói rằng Moscow không giúp đỡ phe nổi dậy Libya, Nga cho biết, họ đã duy trì mối tiếp xúc, liên lạc thường xuyên với phe nổi dậy trong suốt cuộc nội chiến kéo dài 7 tháng qua. Ở những tháng sau này, Nga đã nỗ lực rất nhiều trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến ở đất nước Bắc Phi.
Bài toán quyền lợi kinh tế của Nga ở Libya
Theo một số nhà phân tích, với việc không tham gia chiến dịch quân sự chống Tổng thống Gaddafi, Nga có thể sẽ mất khá nhiều lợi ích kinh tế ở đất nước Bắc Phi vào tay các cường quốc hăng hái giúp phe nổi dậy Libya như Mỹ, Anh, Pháp.
Nhận thức được điều đó, các quan chức Nga đã lên tiếng kêu gọi giới lãnh đạo phe nổi dậy Libya hãy bảo vệ lợi ích kinh tế của hai nước ở đây. Moscow sợ rằng, họ sẽ mất nhiều hợp đồng trị giá hàng tỉ USD trong lĩnh vực năng lượng, quốc phòng và cơ sở hạ tầng đã ký với chính quyền của Tổng thống Gaddafi.
Mặc dù phe nổi dậy Libya tuyên bố họ sẽ tôn trọng và tuân thủ tất cả các hợp đồng đã ký kết trước đó với các nước khác nhưng chỉ sau khi xem xét xem có dấu hiệu của sự tham nhũng hay không. Như vậy, phe nổi dậy vẫn sẽ có cớ để cắt hợp đồng với các nước khác nếu họ cảm thấy không thích.
Quan trọng hơn và xa hơn là Nga sẽ mất những hợp đồng béo bở sau này ở đất nước giàu dầu mỏ Bắc Phi. Chính Chủ tịch Ủy ban Đội ngoại Quốc hội Nga – ông Konstantin Kosachev đã thừa nhận, Nga sẽ khó có thể cạnh tranh được với các nước thành viên NATO trong các dự án dầu mỏ hay dự án tái thiết đất nước sau này của Libya. Điều này là dễ hiểu bởi phe nổi dậy chắc chắn phải ưu tiên cho những nước đã giúp họ nhiệt tình trong cuộc chiến chống Gaddafi. Chính các quan chức của phe nổi dậy Libya mới đây cũng ngầm tuyên bố, họ sẽ “thưởng” cho những nước đã giúp họ trong thời gian vừa qua.
Như vậy, có thể thấy, việc các cường quốc phương Tây hăng hái, nhiệt tình giúp phe nổi dậy Libya chống Tổng thống Gaddafi là có lý do và nhiều nguyên nhân sâu xa. Họ muốn tranh giành những lợi ích kinh tế béo bở, hay cụ thể hơn là dầu mỏ, ở đất nước Bắc Phi chứ không phải là bảo vệ dân thường như tuyên bố mà họ thường xuyên đưa ra trước đó.
Theo VnMedia
0 nhận xét