Xóm “treo”

Sau ngày đất nước thống nhất, họ là những cán bộ ngành giáo dục đầu tiên được điều động từ miền Bắc vào chi viện cho tỉnh Quảng Ngãi. Họ được bố trí ở tạm tại một dãy phòng học của Trường Cao đẳng Sư phạm (nay là Đại học Phạm Văn Đồng). Năm 1999, khu tập thể vướng vào quy hoạch “treo”, nên hơn 30 năm qua, họ vẫn sống tạm như một xóm “nhảy dù” tại một khu tập thể tồi tàn, ẩm thấp ngay giữa lòng TP Quảng Ngãi.
  • 4 người = 8m²
Được xây dựng từ lâu nên những căn nhà trong khu tập thể đã xuống cấp trầm trọng.
Thầy giáo Nguyễn Lập, giảng dạy môn tâm lý của Trường Đại học Phạm Văn Đồng, khi chưa lập gia đình ở chung với thầy Lương Tùng Sơn trong căn nhà 16m². Khi cả hai cùng lập gia đình, căn nhà ấy được chia đều, mỗi gia đình được 8m² (2m x 4m). Ái ngại cho gia cảnh thầy Lập đông người (4 thành viên), thầy Sơn làm thụt phòng ngủ sâu vào trong, bên ngoài làm đường luồng đi 1m, bởi 1m chiều ngang đã nhường cho thầy Lập làm phòng khách.
Trong khi đó, bà Trịnh Thị Dao, 60 tuổi, nguyên Trưởng ban Quản lý nội trú Trường CĐSP Quảng Ngãi, cũng bức xúc không kém: “Đã công tác 35 năm mà không có mảnh đất làm nhà. Căn nhà 14m² hiện tại, sắp tới có thêm con dâu nữa không biết sẽ ở sao đây?”.
Cảnh ngộ của cô giáo Phạm Thị Tâm còn bi đát hơn. Cô Tâm là thương binh hạng 2/4, được Bộ GD-ĐT điều động về Quảng Ngãi năm 1992 và hiện đang ở trong căn nhà chừng 12m², xây dựng bằng vôi. Hơn 30 năm qua, vôi mục khiến tường nghiêng chực đổ, mái oằn gánh những viên ngói nặng trĩu nên ngôi nhà có thể sập bất cứ lúc nào!
  • Tiếp tục chờ
Thầy Nguyễn Viết Trí, Phó Trưởng khoa Cơ bản Trường Đại học Phạm Văn Đồng, người đầu tiên được điều đến khu tập thể, kể lai lịch nơi đang ở: Trường CĐSP Quảng Ngãi trước đây có 2 khu A và B. Khu A tại trung tâm thị xã đã được hóa giá, đền bù; năm 1999, tỉnh Quảng Ngãi quy hoạch dự án Công viên núi Thiên Bút, bao gồm diện tích khu B, nên người dân không được sửa chữa dù đã xuống cấp trầm trọng.
Ở TP Quảng Ngãi, khu B là nơi bị “ngập lụt” nhiều nhất, ngay cả trong mùa hè. Đường Hồ Xuân Hương (bên cạnh khu B) mới được xây dựng nhưng không có cống thoát nước. Trời mưa, nước trên núi Thiên Bút đổ xuống đường Hồ Xuân Hương. Nhà ở khu B thấp hơn nhiều so với mặt đường, nên nước ở tứ phía đổ về, thế là trở thành biển nước, nước đọng lâu ngày ô nhiễm trầm trọng, kéo theo muỗi, sốt rét tái diễn hàng năm.
“Trước bức xúc về chỗ ở, nhà trường đã thành lập hội đồng riêng để làm việc với tỉnh Quảng Ngãi giải quyết vấn đề của khu tập thể nhưng vẫn chưa đến đâu cả. Nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoàng Sơn đã hứa giải quyết từ tháng 6-2010, nhưng bây giờ vẫn như cũ” - thầy Ngụy Trường Huy, 58 tuổi, cho biết thêm.
Giải đáp những trăn trở, bức xúc này ông Nguyễn Tăng Bính, Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi, khẳng định: “Thành phố đã có chủ trương tái định cư cho các hộ dân là cán bộ, giáo viên Trường Đại học Phạm Văn Đồng đến nơi ở mới theo phương án bán đất ưu đãi theo giá Nhà nước. Tuy nhiên, đang còn chờ các nhà khảo sát, thiết kế”.
Hỏi khi nào sẽ có phương án cụ thể, ông Bính nói: Phải chờ! 
Theo SGGP

Tags: , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia