Nếu bị viêm amiđan mãn tính thì thường hay sốt vặt, em bé phát triển chậm so với lứa tuổi
Trong họng có nhiều tổ chức lympho tập trung thành từng khối ở mặt trước của họng, trong đó có amiđan khẩu cái, amiđan đáy lưỡi và amiđan vòm (còn gọi là V.A, viết tắt của végétations Adenoides) mà khi viêm thường gây cản trở đến việc hít thở không khí.
Bình thường, khối V.A phát triển ở trẻ em từ 2 đến trước 10 tuổi thì teo dần rồi biến mất, cá biệt có thể thấy ở một ít người trưởng thành gọi là V.A tồn dư. Tỉ lệ viêm V.A ở nước ta khoảng 30% trẻ em, lứa tuổi nhiều nhất là 2-5 tuổi.
Bình thường, khối V.A phát triển ở trẻ em từ 2 đến trước 10 tuổi thì teo dần rồi biến mất, cá biệt có thể thấy ở một ít người trưởng thành gọi là V.A tồn dư. Tỉ lệ viêm V.A ở nước ta khoảng 30% trẻ em, lứa tuổi nhiều nhất là 2-5 tuổi.
Viêm V.A cấp tính: Là viêm nhiễm cấp tính, xuất tiết hoặc có mủ ở amiđan vòm ngay từ nhỏ, cũng có thể gặp ở trẻ lớn và người lớn nhưng rất hiếm; thông thường do vi trùng, virus. Triệu chứng toàn thân: sốt cao 40oC- 41oC, dễ bị co giật. Nghẹt mũi hoàn toàn phải thở bằng miệng làm trẻ bỏ ăn, bỏ bú, hốc mũi đầy mủ nhầy, có thể sờ thấy hạch nhỏ ở góc hàm.
Đưa trẻ đi khám bệnh. Ảnh: Hồng Thúy
Viêm V.A mãn tính:
Nói có V.A nghĩa là V.A to hoặc viêm. Viêm V.A mãn tính là tình trạng V.A quá phát hoặc xơ hóa sau viêm nhiễm cấp tính nhiều lần. Nếu bị V.A mãn tính thì thường hay sốt vặt, em bé phát triển chậm so với lứa tuổi, kém nhanh nhẹn, ăn uống kém, người gầy, da xanh. Trẻ đãng trí, kém tập trung do não thiếu ôxy và do thiếu thở mãn tính, thường mau quên, học kém. Nghẹt mũi làm trẻ thường xuyên há miệng để thở, nói giọng mũi kín, tiết nhầy và chảy mũi thò lò ra mũi nước, ho khan, ngủ không yên giấc, ngáy to, giật mình, dễ bị viêm tai giữa.
Điều trị viêm V.A cấp tính như viêm mũi cấp tính thông thường bằng hút mũi, khí dung mũi (corticoit + kháng sinh, kháng sinh toàn thân: dùng cho những trường hợp nặng và có biến chứng; nâng đỡ cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng tốt).
Điều trị viêm V.A mãn tính bằng cách nạo V.A hiện rất phổ biến nhưng khi nào nạo và không nạo cần phải thực hiện theo đúng chỉ định và chống chỉ định của bác sĩ. Nạo V.A là thủ thuật tương đối đơn giản, nhanh, có hiệu quả, được coi là biện pháp vừa điều trị (nạo bỏ hết tổ chức V.A) vừa phòng bệnh (tránh các biến chứng do V.A gây ra như viêm tai giữa, chậm phát triển về thể chất, trí tuệ, biến dạng khuôn mặt…).
Hiện tại, chúng tôi thường nạo V.A dưới gây mê nội khí quản và qua nội soi, rất an toàn và hiệu quả. Bệnh nhi không lo sợ, kích thích, mô V.A được kiểm soát cho đến khi nạo hết hoàn toàn, khả năng tái phát rất thấp, máu cũng được kiểm soát cho đến khi ngưng chảy. |
Bác sĩ CKII Phạm Thanh Sơn
Theo NLĐ
0 nhận xét