Chưa năm nào người dân “thủ đô” thanh long phải chứng kiến cảnh giá rớt thảm hại như vụ thanh long năm 2011. Có thời điểm giá loại cao cấp xuất khẩu chỉ 2.000 - 3.000 đồng một kg, còn loại nhỏ chỉ 300 đồng. Ngay cả lúc giá được cho là tăng thì cũng chỉ khoảng 1.000 - 3.000 đồng.
Cơn ác mộng giá bán đã ám ảnh người trồng thanh long nhiều năm nay, nhưng nông dân và doanh nghiệp thực sự sợ là từ tháng 5, chính vụ thu hoạch thanh long. Giá bán quá thấp, nhiều nhà vườn phải chọn giải pháp hái cho... bò ăn để dọn vườn, thay vì để quả chín treo cành khiến côn trùng làm hư thân cây.
Xếp hàng chờ... lịch bán!
Từ tháng 5 đến nay, ở Bình Thuận, đi đến đâu cũng nghe chuyện trái thanh long rớt giá. Từ 17.000 - 18.000 đồng một kg cuối tháng 3, giá giảm dần xuống 7.000 - 8.000 đồng cuối tháng 4 và tụt thảm hại chỉ vài ngày sau đó. Các chủ vườn chạy khắp nơi mà đầu mối vẫn không thu mua. Có vựa đồng ý mua nhưng vơi số lượng rất nhỏ so với số thanh long đang chín trong vườn. Họ nêu hàng tá lý do: không có xe vận chuyển, không có kho lạnh trữ, thậm chí không có nhân công thu mua…
Giá hạ từ đầu đến cuối vụ, không còn cảnh tranh mua tranh bán thường diễn ra, thay vào đó, chủ vựa bắt nhà vườn xếp hàng chờ lịch bán, hoặc cho cắt bao nhiêu mới được cắt. Chưa bao giờ thanh long đổ tràn lan hai bên đường, chín đỏ vườn chờ thương lái gom như năm nay, khác hẳn những mùa trước, trái thanh long được đầu nậu vựa tranh mua ngay khi còn trên cành.
Anh Nguyễn Văn Dưỡng, một chủ vườn, phải thanh lý liên tục hàng chục tấn thanh long với 2 mức giá 300 đồng và 1.500 đồng một kg, méo mặt: “Với hàng không chong điện thì cũng phải đạt 5.000 - 6.000 đồng mới mong hòa vốn. Bởi chi phí sản xuất đã tăng 3 - 4 lần, mà giá bán giá này làm sao nông dân còn lực đầu tư cho vụ chong đèn tới. Gần 20 năm làm thanh long, chưa bao giờ tôi chứng kiến cảnh doanh nghiệp bắt nhà vườn xếp hàng chờ bán, giá rẻ đến mức nhiều chủ vườn vừa bán vừa cho không”.
Sống dựa thị trường Trung Quốc
Nguyên nhân giá thanh long hạ xuống mức thấp nhất trong lịch sử giữa lúc vật giá đồng loạt tăng được cho là vụ thanh long năm nay được mùa, nhưng lại thu hoạch cùng thời điểm của nhiều loại trái cây khác. Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến giá loại trái cây này liên tục trồi sụt bất thường là do diện tích liên tục tăng nhưng lại phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc.
Toàn tỉnh Bình Thuận hiện có khoảng 15.000 ha thanh long, sản lượng quả khoảng 400.000 tấn. Với sản lượng quả khổng lồ nhưng chỉ bán “thô”, không có nhà máy chế biến, trong khi thị trường không được mở rộng, nhiều năm nay, thanh long đều được xuất bán tiểu ngạch sang Trung Quốc. Con số cụ thể của Hiệp hội thanh long Bình Thuận, trong tổng sản lượng thanh long xuất khẩu thì thị trường Trung Quốc chiếm tới 65%, các nước châu Á khác chiếm 15% còn lại là châu Âu và châu Mỹ. Đáng nói, trong số 65% sản lượng thanh long xuất khẩu vào Trung Quốc, chỉ có 2% xuất chính ngạch, 98% buôn bán theo đường tiểu ngạch, không hợp đồng, không kiểm dịch - tức mua bán... chợ trời.
Chuyện giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nhiều năm nay cũng đã tính đến. Vài năm trước, khi trái thanh long Bình Thuận được cấp “giấy thông hành” vào Đức, Anh, và đặc biệt là vào Mỹ, người nông dân ở Bình Thuận háo hức đón chờ những chuyến hàng vượt trùng dương. Nhưng thực tế không phải dễ. Với rào cản kĩ thuật được dựng lên, việc xuất thanh long đi Mỹ và các nước châu Âu rất nhiêu khê. Bằng chứng, suốt năm 2010, Bình Thuận chỉ xuất sang Mỹ được 48 tấn thanh long.
Đáng chú ý, cả năm chỉ có 30.000 tấn được xuất chính ngạch, tức 12% sản lượng, cộng với tiêu thụ trong nước khoảng 15%, còn lại đều xuất qua Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch. Riêng Đài Loan, thị trường châu Á được coi là khá ổn của trái thanh long Bình Thuận thì đã tạm dừng từ tháng 3.2009 đến nay, với câu trả lời lơ lửng từ phía các cơ quan có thẩm quyền.
(Còn tiếp)
Cơn ác mộng giá bán đã ám ảnh người trồng thanh long nhiều năm nay, nhưng nông dân và doanh nghiệp thực sự sợ là từ tháng 5, chính vụ thu hoạch thanh long. Giá bán quá thấp, nhiều nhà vườn phải chọn giải pháp hái cho... bò ăn để dọn vườn, thay vì để quả chín treo cành khiến côn trùng làm hư thân cây.
Xếp hàng chờ... lịch bán!
Từ tháng 5 đến nay, ở Bình Thuận, đi đến đâu cũng nghe chuyện trái thanh long rớt giá. Từ 17.000 - 18.000 đồng một kg cuối tháng 3, giá giảm dần xuống 7.000 - 8.000 đồng cuối tháng 4 và tụt thảm hại chỉ vài ngày sau đó. Các chủ vườn chạy khắp nơi mà đầu mối vẫn không thu mua. Có vựa đồng ý mua nhưng vơi số lượng rất nhỏ so với số thanh long đang chín trong vườn. Họ nêu hàng tá lý do: không có xe vận chuyển, không có kho lạnh trữ, thậm chí không có nhân công thu mua…
Chưa năm nào nông dân chứng kiến cảnh thanh long bị đổ đống hai bên đường chờ thương lái như năm nay. Ảnh: Hà Linh. |
Giá hạ từ đầu đến cuối vụ, không còn cảnh tranh mua tranh bán thường diễn ra, thay vào đó, chủ vựa bắt nhà vườn xếp hàng chờ lịch bán, hoặc cho cắt bao nhiêu mới được cắt. Chưa bao giờ thanh long đổ tràn lan hai bên đường, chín đỏ vườn chờ thương lái gom như năm nay, khác hẳn những mùa trước, trái thanh long được đầu nậu vựa tranh mua ngay khi còn trên cành.
Anh Nguyễn Văn Dưỡng, một chủ vườn, phải thanh lý liên tục hàng chục tấn thanh long với 2 mức giá 300 đồng và 1.500 đồng một kg, méo mặt: “Với hàng không chong điện thì cũng phải đạt 5.000 - 6.000 đồng mới mong hòa vốn. Bởi chi phí sản xuất đã tăng 3 - 4 lần, mà giá bán giá này làm sao nông dân còn lực đầu tư cho vụ chong đèn tới. Gần 20 năm làm thanh long, chưa bao giờ tôi chứng kiến cảnh doanh nghiệp bắt nhà vườn xếp hàng chờ bán, giá rẻ đến mức nhiều chủ vườn vừa bán vừa cho không”.
Sống dựa thị trường Trung Quốc
Nguyên nhân giá thanh long hạ xuống mức thấp nhất trong lịch sử giữa lúc vật giá đồng loạt tăng được cho là vụ thanh long năm nay được mùa, nhưng lại thu hoạch cùng thời điểm của nhiều loại trái cây khác. Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến giá loại trái cây này liên tục trồi sụt bất thường là do diện tích liên tục tăng nhưng lại phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc.
Toàn tỉnh Bình Thuận hiện có khoảng 15.000 ha thanh long, sản lượng quả khoảng 400.000 tấn. Với sản lượng quả khổng lồ nhưng chỉ bán “thô”, không có nhà máy chế biến, trong khi thị trường không được mở rộng, nhiều năm nay, thanh long đều được xuất bán tiểu ngạch sang Trung Quốc. Con số cụ thể của Hiệp hội thanh long Bình Thuận, trong tổng sản lượng thanh long xuất khẩu thì thị trường Trung Quốc chiếm tới 65%, các nước châu Á khác chiếm 15% còn lại là châu Âu và châu Mỹ. Đáng nói, trong số 65% sản lượng thanh long xuất khẩu vào Trung Quốc, chỉ có 2% xuất chính ngạch, 98% buôn bán theo đường tiểu ngạch, không hợp đồng, không kiểm dịch - tức mua bán... chợ trời.
Chuyện giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nhiều năm nay cũng đã tính đến. Vài năm trước, khi trái thanh long Bình Thuận được cấp “giấy thông hành” vào Đức, Anh, và đặc biệt là vào Mỹ, người nông dân ở Bình Thuận háo hức đón chờ những chuyến hàng vượt trùng dương. Nhưng thực tế không phải dễ. Với rào cản kĩ thuật được dựng lên, việc xuất thanh long đi Mỹ và các nước châu Âu rất nhiêu khê. Bằng chứng, suốt năm 2010, Bình Thuận chỉ xuất sang Mỹ được 48 tấn thanh long.
Đáng chú ý, cả năm chỉ có 30.000 tấn được xuất chính ngạch, tức 12% sản lượng, cộng với tiêu thụ trong nước khoảng 15%, còn lại đều xuất qua Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch. Riêng Đài Loan, thị trường châu Á được coi là khá ổn của trái thanh long Bình Thuận thì đã tạm dừng từ tháng 3.2009 đến nay, với câu trả lời lơ lửng từ phía các cơ quan có thẩm quyền.
(Còn tiếp)
0 nhận xét