Bất chấp dự báo của các chuyên gia tài chính và bộ phận nghiên cứu của các công ty chứng khoán về áp lực tỷ giá cuối năm do tăng trưởng tín dụng ngoại tệ đang cao, tỷ giá vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Sự kiểm soát được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan.
Cung trội hơn cầu
Con số đáng chú ý được ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đưa ra vừa qua là chênh lệch giữa huy động và cho vay ngoại tệ của hệ thống ngân hàng từ khoảng 45.000 tỷ đồng sáu tháng đầu năm ngoái đã “nhảy” lên 85.000 tỷ đồng hiện nay.
Tuy nhiên ông cũng nhận định rằng với số ngoại tệ hơn 4 tỷ USD vừa được mua vào, cơ quan quản lý có đủ khả năng can thiệp khi cần thiết.
Sự gia tăng tín dụng ngoại tệ là hệ quả tất yếu của sự chênh lệch quá xa giữa lãi suất tiền đồng và USD trên thị trường.
Nhiều doanh nghiệp đang tận dụng sự chênh lệch này và sự ổn định của tỷ giá để thực hiện hoạt động carry trade kiếm lời dù họ không thực sự có nhu cầu ngoại tệ để thanh toán.
Điều này đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình dịch chuyển ngoại tệ tín dụng thành ngoại tệ thương mại, làm cho nguồn cung USD thương mại dồi dào và là cái neo để giữ tỷ giá.
Ghi nhận từ bộ phận kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng lớn cho thấy không hề có hiện tượng doanh nghiệp vay ngoại tệ tăng mua USD để trả nợ. Người vay cân đối mỗi ngày trả một ít.
Điều quan trọng có lẽ nằm ở điểm này: dư nợ ngoại tệ cao, nhưng không phải tất cả các khoản vay đều đáo hạn một lúc. Những ngân hàng cho vay nhiều ngoại tệ tỏ ra tỉnh táo trong việc phân bổ điểm đáo hạn để tránh rủi ro.
Ngoài nguồn cung thương mại, hai yếu tố khác đang đỡ tỷ giá là xuất khẩu vàng và trạng thái ngoại hối thực của các ngân hàng. Nguồn cung ngoại tệ từ xuất khẩu vàng trong hai tháng 6 và 7/2011 lên tới 1,6 tỷ USD, theo Tổng cục Hải quan. Giới kinh doanh ngoại tệ cũng nhấn mạnh tới khoản hơn 500 triệu đô la Mỹ mà tập đoàn Mizuho (Nhật Bản) sẽ giải ngân vào cuối quí 3 tới để mua cổ phần Vietcombank.
Hiện tại các ngân hàng phải báo cáo trạng thái ngoại hối mỗi ngày cho NHNN. Trong bối cảnh lãi suất tiền đồng cao, thường cuối tuần các ngân hàng không để thừa trạng thái ngoại hối. Họ bán ngoại tệ lấy tiền đồng để tận dụng lãi suất đồng nội tệ hai ngày nghỉ cuối tuần. Họ có thể mua trở lại vào những ngày đầu tuần nếu có nhu cầu.
Tất nhiên, cũng có những động thái ngân hàng bán qua bán lại ngoại tệ, gửi trạng thái, vay mượn trạng thái của nhau để điều chỉnh mức độ trạng thái cho đúng với quy định. Việc này không có nhiều ảnh hưởng khi nguồn cung USD lấn lướt cầu.
Dự trữ ngoại hối bằng hai tháng nhập khẩu
Đến ngày 20/7/2011, NHNN đã mua vào 4,8 tỷ USD - nguyên Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu công bố trong ngày họp đầu tiên của Quốc hội khóa mới. Nguồn tin từ NHNN cho biết từ đầu năm nay, NHNN hầu như không bán ra ngoại tệ. Ngay cả tháng 2/2011, thời điểm điều chỉnh tỷ giá, ngoại tệ cũng không hề được bán ra để can thiệp thị trường.
Dự trữ ngoại hối của Việt Nam, như số liệu của IMF vào tháng 5-2011, là 13,5 tỷ USD, trong đó có tính cả 1 tỷ USD đã tăng thêm cho đến thời điểm đó. Dựa vào hai số liệu trên, có thể ước lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện vào khoảng 17-17,5 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu cả nước trong bảy tháng đầu năm là 58,1 tỷ USD, bình quân 1,937 tỷ USD/tuần. Như vậy, dự trữ ngoại hối hiện bằng khoảng 8,5-9 tuần nhập khẩu, tức hai tháng, gia tăng đáng kể so với đầu năm.
Giải bài toán tín dụng ngoại tệ cao trên cơ sở dự trữ ngoại hối ở mức mới, do đó, không rơi vào tỷ giá, mà rơi vào điều hành lãi suất tiền đồng. Khoảng cách lãi suất giữa hai đồng tiền cần được kéo gần lại bằng cách hạ lãi suất tiền đồng xuống.
Tăng dự trữ bắt buộc tiền đồng từ 3% lên 10% tổng vốn huy động, đồng thời nâng lãi suất dự trữ bắt buộc lên 12% thậm chí 13%/năm là “đơn thuốc” nên được kê vào lúc này. Số tiền có được từ dự trữ bắt buộc tăng thêm sẽ dùng để giải quyết thanh khoản cho chính các ngân hàng, mà không cần đưa thêm tiền ra. Cung tiền không tăng, mà lãi suất hạ sẽ giúp cải thiện thị trường tiền tệ nhanh chóng.
Dư nợ ngoại tệ đang và sẽ phụ thuộc chủ yếu vào lãi suất cho vay tiền đồng. Các doanh nghiệp sẽ chuyển sang vay tiền đồng nếu lãi suất giảm mạnh, khoảng 3-5 điểm phần trăm so với mức hiện tại, trước mắt về 17-18%/năm, sau đó có thể 15-16%/năm. Mức giảm này sẽ không tác động đến mục tiêu chống lạm phát vì cung tiền vẫn siết chặt.
Đến lượt mình, lãi suất huy động sẽ giảm về tầm 12%/năm. Ngoài ra, có lẽ cũng đã đến lúc nhìn nhận lại vấn đề lãi suất thực dương trong huy động vốn. Hiện nay khi sự suy thoái của các kênh đầu tư chứng khoán, bất động sản, ngoại tệ vẫn đang tiếp diễn, giá vàng thế giới biến động thất thường, gửi tiết kiệm là kênh có ưu thế vượt trội.
Cho dù chưa tin tuyệt đối vào giá trị nội tại của đồng tiền Việt, người dân cũng không có lựa chọn nào tốt hơn là gửi ngân hàng, trừ những người có đủ khả năng bỏ vốn kinh doanh, sản xuất.
Cung trội hơn cầu
Con số đáng chú ý được ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đưa ra vừa qua là chênh lệch giữa huy động và cho vay ngoại tệ của hệ thống ngân hàng từ khoảng 45.000 tỷ đồng sáu tháng đầu năm ngoái đã “nhảy” lên 85.000 tỷ đồng hiện nay.
Tuy nhiên ông cũng nhận định rằng với số ngoại tệ hơn 4 tỷ USD vừa được mua vào, cơ quan quản lý có đủ khả năng can thiệp khi cần thiết.
Sự gia tăng tín dụng ngoại tệ là hệ quả tất yếu của sự chênh lệch quá xa giữa lãi suất tiền đồng và USD trên thị trường.
Nhiều doanh nghiệp đang tận dụng sự chênh lệch này và sự ổn định của tỷ giá để thực hiện hoạt động carry trade kiếm lời dù họ không thực sự có nhu cầu ngoại tệ để thanh toán.
Điều này đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình dịch chuyển ngoại tệ tín dụng thành ngoại tệ thương mại, làm cho nguồn cung USD thương mại dồi dào và là cái neo để giữ tỷ giá.
Ghi nhận từ bộ phận kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng lớn cho thấy không hề có hiện tượng doanh nghiệp vay ngoại tệ tăng mua USD để trả nợ. Người vay cân đối mỗi ngày trả một ít.
Điều quan trọng có lẽ nằm ở điểm này: dư nợ ngoại tệ cao, nhưng không phải tất cả các khoản vay đều đáo hạn một lúc. Những ngân hàng cho vay nhiều ngoại tệ tỏ ra tỉnh táo trong việc phân bổ điểm đáo hạn để tránh rủi ro.
Ngoài nguồn cung thương mại, hai yếu tố khác đang đỡ tỷ giá là xuất khẩu vàng và trạng thái ngoại hối thực của các ngân hàng. Nguồn cung ngoại tệ từ xuất khẩu vàng trong hai tháng 6 và 7/2011 lên tới 1,6 tỷ USD, theo Tổng cục Hải quan. Giới kinh doanh ngoại tệ cũng nhấn mạnh tới khoản hơn 500 triệu đô la Mỹ mà tập đoàn Mizuho (Nhật Bản) sẽ giải ngân vào cuối quí 3 tới để mua cổ phần Vietcombank.
Hiện tại các ngân hàng phải báo cáo trạng thái ngoại hối mỗi ngày cho NHNN. Trong bối cảnh lãi suất tiền đồng cao, thường cuối tuần các ngân hàng không để thừa trạng thái ngoại hối. Họ bán ngoại tệ lấy tiền đồng để tận dụng lãi suất đồng nội tệ hai ngày nghỉ cuối tuần. Họ có thể mua trở lại vào những ngày đầu tuần nếu có nhu cầu.
Tất nhiên, cũng có những động thái ngân hàng bán qua bán lại ngoại tệ, gửi trạng thái, vay mượn trạng thái của nhau để điều chỉnh mức độ trạng thái cho đúng với quy định. Việc này không có nhiều ảnh hưởng khi nguồn cung USD lấn lướt cầu.
Dự trữ ngoại hối bằng hai tháng nhập khẩu
Đến ngày 20/7/2011, NHNN đã mua vào 4,8 tỷ USD - nguyên Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu công bố trong ngày họp đầu tiên của Quốc hội khóa mới. Nguồn tin từ NHNN cho biết từ đầu năm nay, NHNN hầu như không bán ra ngoại tệ. Ngay cả tháng 2/2011, thời điểm điều chỉnh tỷ giá, ngoại tệ cũng không hề được bán ra để can thiệp thị trường.
Dự trữ ngoại hối của Việt Nam, như số liệu của IMF vào tháng 5-2011, là 13,5 tỷ USD, trong đó có tính cả 1 tỷ USD đã tăng thêm cho đến thời điểm đó. Dựa vào hai số liệu trên, có thể ước lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện vào khoảng 17-17,5 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu cả nước trong bảy tháng đầu năm là 58,1 tỷ USD, bình quân 1,937 tỷ USD/tuần. Như vậy, dự trữ ngoại hối hiện bằng khoảng 8,5-9 tuần nhập khẩu, tức hai tháng, gia tăng đáng kể so với đầu năm.
Giải bài toán tín dụng ngoại tệ cao trên cơ sở dự trữ ngoại hối ở mức mới, do đó, không rơi vào tỷ giá, mà rơi vào điều hành lãi suất tiền đồng. Khoảng cách lãi suất giữa hai đồng tiền cần được kéo gần lại bằng cách hạ lãi suất tiền đồng xuống.
Tăng dự trữ bắt buộc tiền đồng từ 3% lên 10% tổng vốn huy động, đồng thời nâng lãi suất dự trữ bắt buộc lên 12% thậm chí 13%/năm là “đơn thuốc” nên được kê vào lúc này. Số tiền có được từ dự trữ bắt buộc tăng thêm sẽ dùng để giải quyết thanh khoản cho chính các ngân hàng, mà không cần đưa thêm tiền ra. Cung tiền không tăng, mà lãi suất hạ sẽ giúp cải thiện thị trường tiền tệ nhanh chóng.
Dư nợ ngoại tệ đang và sẽ phụ thuộc chủ yếu vào lãi suất cho vay tiền đồng. Các doanh nghiệp sẽ chuyển sang vay tiền đồng nếu lãi suất giảm mạnh, khoảng 3-5 điểm phần trăm so với mức hiện tại, trước mắt về 17-18%/năm, sau đó có thể 15-16%/năm. Mức giảm này sẽ không tác động đến mục tiêu chống lạm phát vì cung tiền vẫn siết chặt.
Đến lượt mình, lãi suất huy động sẽ giảm về tầm 12%/năm. Ngoài ra, có lẽ cũng đã đến lúc nhìn nhận lại vấn đề lãi suất thực dương trong huy động vốn. Hiện nay khi sự suy thoái của các kênh đầu tư chứng khoán, bất động sản, ngoại tệ vẫn đang tiếp diễn, giá vàng thế giới biến động thất thường, gửi tiết kiệm là kênh có ưu thế vượt trội.
Cho dù chưa tin tuyệt đối vào giá trị nội tại của đồng tiền Việt, người dân cũng không có lựa chọn nào tốt hơn là gửi ngân hàng, trừ những người có đủ khả năng bỏ vốn kinh doanh, sản xuất.
(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)
0 nhận xét