Hơn nửa năm chìm trong nội chiến và chịu sự tàn phá của các chiến dịch oanh kích của NATO, hiện quân nổi dậy Libya đang cần khoảng 5 tỷ USD để tái thiết đất nước và Qatar đang là nguồn tài trợ được trông đợi nhiều nhất.
Không có gì ngạc nhiên khi Hội nghị viện trợ quốc tế đầu tiên cho Libya được Qatar sốt sắng tổ chức. Nhìn lại cuộc chiến ở Libya, có thể thấy những đóng góp mà Qatar dành cho quân nổi dậy là vô cùng lớn lao.
Qatar là một trong những quốc gia đầu tiên trong cộng đồng Arab công nhận Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia Libya. Ngoài ra, không có nhà lãnh đạo Arab lại nào ủng hộ cho quân nổi dậy Libya nhiều bằng nhà lãnh đạo 59 tuổi của Qatar là Hamad bin Khalifa Al-Thani.
Tính đến nay, Qatar cung cấp cho quân nổi dậy Libya những gói viện trợ khổng lồ bao gồm vũ khí, quân trang quân dụng và 400 triệu USD tiền mặt. Qatar cũng là đầu mối trung gian giúp quân nổi dậy bán dầu mỏ để lấy tiền trang trải chiến phí.
Ngoài ra, Qatar còn tích cực ủng hộ về mặt tinh thần cho quân nổi dậy. Kênh truyền hình Al Jazeera, "cổng ngoại giao" mạnh mẽ của Qatar phủ sóng dày đặc các bản tin về cuộc chiến Libya và liên tục kêu gọi sự ủng hộ đối với phe nổi dậy.
Đổi lại thịnh tình này, Qatar, nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hàng đầu của thế giới sẽ có khả năng nắm giữ vai trò không nhỏ trong việc khai thác nguồn tài nguyên dầu mỏ dồi dào ở Libya thời hậu Gaddafi.
Tuy nhiên, xét cho cùng, sự thành công lớn nhất của Qatar trong chính sách ủng hội quân nổi dậy Libya đó là việc Doha tạo được uy tín và ảnh hưởng to lớn đối với Libya.
Trong khi “mùa xuân Arab” đang làm khuynh đảo thể giới Arab, phá vỡ trật tự cũ và một trật tự mới cho đến nay còn chưa được sinh ra thì với sự khôn ngoan, tiền và chính sách ngoại giao, không có quốc gia nào được hưởng thành quả của “Mùa xuân Arab” nhiều hơn Qatar. Điều này dự báo việc tiểu vương quốc Arab này đang trở thành một cường quốc mới trong khu vực.
Tuy nhiên, vẫn có một câu hỏi được đặt ra đó là “Doha thực sự muốn những gì”.
Robert Malley, người đứng đầu nhóm nghiên cứu khu vực Trung Đông và Bắc Phi của The International Crisis Group lưu ý rằng, trước khi cơn bão chính trị khuynh đảo thế giới Arab, Qatar có một chính sách hoàn toàn khác.
"Trước đây, Doha cố gắng thiết lập ảnh hưởng nhờ làm trung gian trong các cuộc xung đột. Đối với Lebanon, họ cố gắng thiết lập quan hệ với nhóm chiến binh Hồi giáo Hezbollah lẫn các đối thủ của họ. Doha cũng rất nỗ lực trong vai trò là trung gian hòa giải giữa Hamas và Israel cũng như giữa Hamas và Fatah. Tuy nhiên, không có gì ngạc nhiên khi Doha nhận thấy việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các bên xung đột là công việc khó khăn vô cùng. Do đó, rút kinh nghiệm từ đây, Qatar quyết định nên đứng về một bên trong Mùa xuân Arab".
Và Doha sớm có sự chọn lựa của mình khi quyết định đứng về phe nổi dậy Libya, phe đối lập Syria cũng như thành phần Hồi giáo của cuộc cách mạng ở Ai Cập.
Cụ thể là, ngoài việc tích cực ủng hộ phe nổi dậy Libya, kênh truyền hình Al Jazeera cũng luôn tự hào khi đóng vai trò quan trọng trong việc lật đổ Tổng thống Ai Cập Mubarak.
Theo nhiều chuyên gia quan sát khu vực, Qatar đang quay sang chống lại đồng minh lâu năm của mình là Syria. Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang gặp vô vàn khó khăn khi Al Jazeera đang chĩa mũi tấn công vào chế độ của ông với việc phơi bày và lên án sự tàn bạo trong các chiến dịch chống người biểu tình tại Syria.
Động thái này của Qatar khiến nước này nhận lấy một số hậu quả như Đại tá Gaddafi tuyên bố phái tay sai tới Tunis ném bom Đại sứ quán Qatar ở đây; đồng thời quân đội trung thành với Tổng thống Assad cũng tổ chức tấn công Đại sứ quán Qatar ở Damascus. Trước tình hình đó, Qatar chỉ còn cách đóng cửa Đại sứ quán và rút hết nhân viên ngoại giao về nước.
Tuy nhiên, đối với Bahrain, Al Jazeera lại hoàn toàn im lặng nhằm để giữ quan hệ tốt đẹp với Hội đồng hợp tác các quốc gia Vùng Vịnh. Động thái này góp phần giúp Bahrain trấn áp những người biểu tình và vượt qua được cơn bão chính trị.
Và ở thời điểm này, có vẻ như mối quan hệ song phương với Israel của Qatar cũng đang gặp rắc rối do sự lập lờ hai mặt của Doha.
Năm 2009, Doha thiết lập một văn phòng ở Israel, cũng như bày tỏ rằng, sự quan tâm hàng đầu của Doha là duy trì quan hệ tốt đẹp với Israel trong khi kênh truyền hình Al Jazeera vẫn phát đi các chương trình kích động chống lại Israel.
Ngoài ra, Qatar còn cố gắng làm suy yếu Saudi Arabia bằng việc mở rộng quan hệ với Mỹ. Elliott Abrams, thành viện cấp cao của Viện nghiên cứu Trung Đông thuộc Hội Đồng Quan hệ đối ngoại, Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo. “Sự gia tăng ảnh hưởng của Qatar đồng nghĩa với sự suy yếu của Saudi”.
Ngày nay, Doha tiếp tục thể hiện sự khôn khéo trong việc cân bằng các mối quan hệ với cả Washington và Tehran, đi từ sức mạnh đến sức mạnh.
Tuần trước, Quốc vương Qatar tới Iran để gặp Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad nhằm bàn về các vấn đề liên quan đến Syria trong thời điểm Qatar đang cảm thấy vênh váo vì giúp quân nổi dậy Libya dồn Đại tá Gaddafi vào chân tường.
Và rất có khả năng, Qatar lặp lại kịch bản này với Syria. Tuy nhiên, sự sống còn của chế độ Assad lại liên quan đến lợi ích chiến lược của Iran nên Qatar cần "bàn" với Iran.
Song, theo một quan điểm khác, Qatar lại đang bị đánh giá là một Chính phủ rỗng tuếch khi đang cố chạy lòng vòng để vuốt đuôi các quốc gia còn lại trong cộng đồng Arab.
Một số quan chức Chính phủ tuyên bố tất cả những gì mà Qatar muốn là quay số nhanh và nói chuyện với các nước này.
Không phải ngẫu nhiên khi Qatar phải đấu tranh gian khổ để giành quyền đăng cai tổ chức World Cup 2022. Tất cả những gì họ muốn làm là khuếch trương hình ảnh. Điều đó lý giải lý do Qatar đang nỗ lực quan hệ tốt với những phe giành chiến thắng trong Mùa xuân Arab.
Cuối cùng, điều này nói lên một điều rằng, muốn biết Trung Đông đang đi về đâu, chỉ cần chú ý xem động thái của Qatar là gì. Bởi bất chấp tốt hay xấu, một trật tự khu vực mới đang hình thành xung quanh họ.
Tuy nhiên, với chiến lược tưởng như hoàn hảo đó, Qatar chỉ thể hiện rằng họ đang không có một tầm nhìn tổng quát đối với khu vực. Việc không biểu hiện hệ tư tưởng và lập trường chính trị rõ ràng, Qatar khiến cho thế giới hoài nghi không biết họ theo Chủ nghĩa cực đoan hay khuynh hướng dân chủ.
Tất cả những điều này sẽ có nguy cơ đe dọa đến sự lãnh đạo của Hoàng gia Al-Thani.
Không có gì ngạc nhiên khi Hội nghị viện trợ quốc tế đầu tiên cho Libya được Qatar sốt sắng tổ chức. Nhìn lại cuộc chiến ở Libya, có thể thấy những đóng góp mà Qatar dành cho quân nổi dậy là vô cùng lớn lao.
Qatar là một trong những quốc gia đầu tiên trong cộng đồng Arab công nhận Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia Libya. Ngoài ra, không có nhà lãnh đạo Arab lại nào ủng hộ cho quân nổi dậy Libya nhiều bằng nhà lãnh đạo 59 tuổi của Qatar là Hamad bin Khalifa Al-Thani.
Tính đến nay, Qatar cung cấp cho quân nổi dậy Libya những gói viện trợ khổng lồ bao gồm vũ khí, quân trang quân dụng và 400 triệu USD tiền mặt. Qatar cũng là đầu mối trung gian giúp quân nổi dậy bán dầu mỏ để lấy tiền trang trải chiến phí.
Ngoài ra, Qatar còn tích cực ủng hộ về mặt tinh thần cho quân nổi dậy. Kênh truyền hình Al Jazeera, "cổng ngoại giao" mạnh mẽ của Qatar phủ sóng dày đặc các bản tin về cuộc chiến Libya và liên tục kêu gọi sự ủng hộ đối với phe nổi dậy.
Đổi lại thịnh tình này, Qatar, nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hàng đầu của thế giới sẽ có khả năng nắm giữ vai trò không nhỏ trong việc khai thác nguồn tài nguyên dầu mỏ dồi dào ở Libya thời hậu Gaddafi.
Tuy nhiên, xét cho cùng, sự thành công lớn nhất của Qatar trong chính sách ủng hội quân nổi dậy Libya đó là việc Doha tạo được uy tín và ảnh hưởng to lớn đối với Libya.
Trong khi “mùa xuân Arab” đang làm khuynh đảo thể giới Arab, phá vỡ trật tự cũ và một trật tự mới cho đến nay còn chưa được sinh ra thì với sự khôn ngoan, tiền và chính sách ngoại giao, không có quốc gia nào được hưởng thành quả của “Mùa xuân Arab” nhiều hơn Qatar. Điều này dự báo việc tiểu vương quốc Arab này đang trở thành một cường quốc mới trong khu vực.
Hưởng lợi nhiều nhất sau chiến thắng của phe nổi dậy Libya là Qatar. |
Robert Malley, người đứng đầu nhóm nghiên cứu khu vực Trung Đông và Bắc Phi của The International Crisis Group lưu ý rằng, trước khi cơn bão chính trị khuynh đảo thế giới Arab, Qatar có một chính sách hoàn toàn khác.
"Trước đây, Doha cố gắng thiết lập ảnh hưởng nhờ làm trung gian trong các cuộc xung đột. Đối với Lebanon, họ cố gắng thiết lập quan hệ với nhóm chiến binh Hồi giáo Hezbollah lẫn các đối thủ của họ. Doha cũng rất nỗ lực trong vai trò là trung gian hòa giải giữa Hamas và Israel cũng như giữa Hamas và Fatah. Tuy nhiên, không có gì ngạc nhiên khi Doha nhận thấy việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các bên xung đột là công việc khó khăn vô cùng. Do đó, rút kinh nghiệm từ đây, Qatar quyết định nên đứng về một bên trong Mùa xuân Arab".
Và Doha sớm có sự chọn lựa của mình khi quyết định đứng về phe nổi dậy Libya, phe đối lập Syria cũng như thành phần Hồi giáo của cuộc cách mạng ở Ai Cập.
Cụ thể là, ngoài việc tích cực ủng hộ phe nổi dậy Libya, kênh truyền hình Al Jazeera cũng luôn tự hào khi đóng vai trò quan trọng trong việc lật đổ Tổng thống Ai Cập Mubarak.
Theo nhiều chuyên gia quan sát khu vực, Qatar đang quay sang chống lại đồng minh lâu năm của mình là Syria. Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang gặp vô vàn khó khăn khi Al Jazeera đang chĩa mũi tấn công vào chế độ của ông với việc phơi bày và lên án sự tàn bạo trong các chiến dịch chống người biểu tình tại Syria.
Động thái này của Qatar khiến nước này nhận lấy một số hậu quả như Đại tá Gaddafi tuyên bố phái tay sai tới Tunis ném bom Đại sứ quán Qatar ở đây; đồng thời quân đội trung thành với Tổng thống Assad cũng tổ chức tấn công Đại sứ quán Qatar ở Damascus. Trước tình hình đó, Qatar chỉ còn cách đóng cửa Đại sứ quán và rút hết nhân viên ngoại giao về nước.
Tuy nhiên, đối với Bahrain, Al Jazeera lại hoàn toàn im lặng nhằm để giữ quan hệ tốt đẹp với Hội đồng hợp tác các quốc gia Vùng Vịnh. Động thái này góp phần giúp Bahrain trấn áp những người biểu tình và vượt qua được cơn bão chính trị.
Và ở thời điểm này, có vẻ như mối quan hệ song phương với Israel của Qatar cũng đang gặp rắc rối do sự lập lờ hai mặt của Doha.
Năm 2009, Doha thiết lập một văn phòng ở Israel, cũng như bày tỏ rằng, sự quan tâm hàng đầu của Doha là duy trì quan hệ tốt đẹp với Israel trong khi kênh truyền hình Al Jazeera vẫn phát đi các chương trình kích động chống lại Israel.
Ngoài ra, Qatar còn cố gắng làm suy yếu Saudi Arabia bằng việc mở rộng quan hệ với Mỹ. Elliott Abrams, thành viện cấp cao của Viện nghiên cứu Trung Đông thuộc Hội Đồng Quan hệ đối ngoại, Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo. “Sự gia tăng ảnh hưởng của Qatar đồng nghĩa với sự suy yếu của Saudi”.
Ngày nay, Doha tiếp tục thể hiện sự khôn khéo trong việc cân bằng các mối quan hệ với cả Washington và Tehran, đi từ sức mạnh đến sức mạnh.
Tuần trước, Quốc vương Qatar tới Iran để gặp Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad nhằm bàn về các vấn đề liên quan đến Syria trong thời điểm Qatar đang cảm thấy vênh váo vì giúp quân nổi dậy Libya dồn Đại tá Gaddafi vào chân tường.
Và rất có khả năng, Qatar lặp lại kịch bản này với Syria. Tuy nhiên, sự sống còn của chế độ Assad lại liên quan đến lợi ích chiến lược của Iran nên Qatar cần "bàn" với Iran.
Song, theo một quan điểm khác, Qatar lại đang bị đánh giá là một Chính phủ rỗng tuếch khi đang cố chạy lòng vòng để vuốt đuôi các quốc gia còn lại trong cộng đồng Arab.
Một số quan chức Chính phủ tuyên bố tất cả những gì mà Qatar muốn là quay số nhanh và nói chuyện với các nước này.
Không phải ngẫu nhiên khi Qatar phải đấu tranh gian khổ để giành quyền đăng cai tổ chức World Cup 2022. Tất cả những gì họ muốn làm là khuếch trương hình ảnh. Điều đó lý giải lý do Qatar đang nỗ lực quan hệ tốt với những phe giành chiến thắng trong Mùa xuân Arab.
Cuối cùng, điều này nói lên một điều rằng, muốn biết Trung Đông đang đi về đâu, chỉ cần chú ý xem động thái của Qatar là gì. Bởi bất chấp tốt hay xấu, một trật tự khu vực mới đang hình thành xung quanh họ.
Tuy nhiên, với chiến lược tưởng như hoàn hảo đó, Qatar chỉ thể hiện rằng họ đang không có một tầm nhìn tổng quát đối với khu vực. Việc không biểu hiện hệ tư tưởng và lập trường chính trị rõ ràng, Qatar khiến cho thế giới hoài nghi không biết họ theo Chủ nghĩa cực đoan hay khuynh hướng dân chủ.
Tất cả những điều này sẽ có nguy cơ đe dọa đến sự lãnh đạo của Hoàng gia Al-Thani.
0 nhận xét