Theo Đài Tiếng nói Trung Hoa, vào hồi 6 giờ 57 phút ngày 16/8/2011, Trung Quốc đã phóng thành công vê tinh Hải Dương-2A tại Bãi phóng tên lửa Thái Nguyên.
Vệ tinh Hải Dương-2A được phóng bởi tên lửa đẩy Trường Chinh-4B lần từ tỉnh Sơn Tây nước này, mang theo rất nhiều công nghệ mới có tính chất đột phá của Trung Quốc.
Những công nghệ mới áp dụng cho Hải Dương-2A có thể kể đến lần này bao gồm công nghệ định vị quỹ đạo chính xác lên đến cấp cm và công nghệ truyền thông tân tiến.
Theo công bố của Trung Quốc, vệ tinh này sẽ giúp lấp đầy chỗ trống trong hệ thống vệ tinh quan trắc môi trường của nước này, tiến hành các hoạt động như nghiên cứu hiện tượng El Nino, biến đổi khí hậu...
Những công nghệ mới áp dụng cho Hải Dương-2A có thể kể đến lần này bao gồm công nghệ định vị quỹ đạo chính xác lên đến cấp cm và công nghệ truyền thông tân tiến.
Theo công bố của Trung Quốc, vệ tinh này sẽ giúp lấp đầy chỗ trống trong hệ thống vệ tinh quan trắc môi trường của nước này, tiến hành các hoạt động như nghiên cứu hiện tượng El Nino, biến đổi khí hậu...
Tên lửa Trường Chinh-4B được sử dụng để đưa Hải Dương-2A vào quỹ đạo. |
Nhà chức trách cũng cho biết vệ tinh Hải Dương-2A có tỉ lệ nội địa hóa rất cao, đến 99% phụ tùng của vệ tinh này được sản xuất tại Trung Quốc. Theo đó, các hệ thống cân bằng động và tĩnh trong vệ tinh đều được sản xuất trong nước với chất lượng và độ chính xác rất cao.
Đồng thời, qua vệ tinh này, Trung Quốc cũng làm chủ công nghệ chế tạo các cảm biến tương thích sóng viba, radar băng sóng kép (hoạt động trên 2 băng sóng Ku và C) chuyên dùng để đo đạc mực nước biển và tốc độ gió trên mặt biển.
Không những thế, Hải Dương-2A còn là vệ tinh đầu tiên của Trung Quốc được áp dụng công nghệ truyền thông bằng laser, cho phép thông tin được truyền đi với tốc độ cao, bảo mật và kháng nhiễu tốt. Đây là công nghệ rất quan trọng phục vụ cho việc chế tạo các vệ tịnh dẫn đường và do thám quân sự.
Đồng thời, qua vệ tinh này, Trung Quốc cũng làm chủ công nghệ chế tạo các cảm biến tương thích sóng viba, radar băng sóng kép (hoạt động trên 2 băng sóng Ku và C) chuyên dùng để đo đạc mực nước biển và tốc độ gió trên mặt biển.
Không những thế, Hải Dương-2A còn là vệ tinh đầu tiên của Trung Quốc được áp dụng công nghệ truyền thông bằng laser, cho phép thông tin được truyền đi với tốc độ cao, bảo mật và kháng nhiễu tốt. Đây là công nghệ rất quan trọng phục vụ cho việc chế tạo các vệ tịnh dẫn đường và do thám quân sự.
Vệ tinh do thám biển Hải Dương-2 được phóng nhằm mục đích thử nghiệm nhiều công nghệ mới, bao gồm cả công nghệ liên lạc laser rất quan trọng trong lĩnh vực quân sự. |
Vệ tinh Hải Dương-2A được chế tạo bởi Học viện Công nghệ vũ trụ Trung Quốc (CAST) sẽ hoạt động trên quỹ đạo cao 963 km.
Đây là lần phóng vệ tinh thành công thứ 145 của Trung Quốc, cũng là lần phóng thành công thứ 33 từ bãi phóng vệ tinh Thái Nguyên và lần phóng thứ 8 trong năm 2011 của nước này.
Trước đó, Trung Quốc cũng đã phóng các vệ tinh Hải Dương-1A vào ngày 15/3/2002 bằng tên lửa Trường Chinh-4B vào ngày 15/3/2002 và vệ tinh Hải Dương 1B vào ngày 11/4/2007 bằng tên lửa Trường Chinh-2C2.
Đây là lần phóng vệ tinh thành công thứ 145 của Trung Quốc, cũng là lần phóng thành công thứ 33 từ bãi phóng vệ tinh Thái Nguyên và lần phóng thứ 8 trong năm 2011 của nước này.
Trước đó, Trung Quốc cũng đã phóng các vệ tinh Hải Dương-1A vào ngày 15/3/2002 bằng tên lửa Trường Chinh-4B vào ngày 15/3/2002 và vệ tinh Hải Dương 1B vào ngày 11/4/2007 bằng tên lửa Trường Chinh-2C2.
0 nhận xét