Các cơ quan truyền thông của Trung Quốc đã cực lực lên án “sự tố cáo vô trách nhiệm” của công đồng quốc tế cho rằng Trung Quốc là quốc gia đứng sau chiến dịch tấn công mạng trên qui mô toàn cầu.
Trung Quốc luôn nổi tiếng với sự hà khắc trong kiểm soát mạng internet. |
Công ty an ninh mạng có trụ sở tại California McAfee đã miêu tả chiến dịch tấn công mạng phức tạp là một “chiến dịch kéo dài 5 năm do một kẻ chủ mưu đứng đằng sau”.
Tuy nhiên, McAfee không đưa ra tên tuổi cụ thể của quốc gia bị tình nghi. Mặc dù vậy, theo các chuyên gia an ninh thì Trung Quốc chính là đáng nghi nhất.
Tờ Nhật Báo Nhân Dân – Cơ quan phát ngôn của Đảng cộng sản Trung Quốc cho biết cáo buộc cho rằng quốc gia này đứng đằng sau các vụ tấn công và xâm nhập mạng của nhiều tổ chức, trong đó có cả Liên Hợp Quốc, Mỹ, ủy ban Olympic quốc tế cùng nhiều công ty chế tạo vũ khí là không có cơ sở.
“Thật là thiếu trách nhiện nếu liên hệ Trung Quốc tới những kẻ tin tặc trên mạng”, tờ Nhật Báo Nhân Dân phản ứng.
Tuy nhiên, McAfee không đưa ra tên tuổi cụ thể của quốc gia bị tình nghi. Mặc dù vậy, theo các chuyên gia an ninh thì Trung Quốc chính là đáng nghi nhất.
Tờ Nhật Báo Nhân Dân – Cơ quan phát ngôn của Đảng cộng sản Trung Quốc cho biết cáo buộc cho rằng quốc gia này đứng đằng sau các vụ tấn công và xâm nhập mạng của nhiều tổ chức, trong đó có cả Liên Hợp Quốc, Mỹ, ủy ban Olympic quốc tế cùng nhiều công ty chế tạo vũ khí là không có cơ sở.
“Thật là thiếu trách nhiện nếu liên hệ Trung Quốc tới những kẻ tin tặc trên mạng”, tờ Nhật Báo Nhân Dân phản ứng.
“Tình ngay lý gian?"
Chiến dịch Shady RAT là hàng loạt những vụ tấn công nhằm vào các cơ quan, tổ chức của nhiều quốc gia. Trong báo cáo của McAfee, ủy ban Olympic quốc tế, cơ quan chống Doping quốc tế cùng hàng loạt ủy ban Olympic của các quốc gia châu Á và châu Âu đã bị xâm nhập ngay trước và sau khi diễn ra đại hội Olympic ở Bắc Kinh vào năm 2008.
“Điều này rất lạ và nhiều khả năng sẽ chỉ tới quốc gia đứng đằng sau các vụ đột nhập, bởi vì các tin tặc sẽ không thu được bất cứ lợi nhuận kinh tế nào từ các vụ đột nhập những tổ chức như thế này”, báo cáo của Mc Afee cho hay.
Ngoài ra, những nạn nhân khác cũng là các bên có liên quan tới lợi ích của Trung Quốc như: Canada, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ và Việt Nam.
Cơ chế của các cuôc tấn công: tin tặc gửi thư điện tử có virus tới nhân viên của các mục tiêu. Khi thư điện tử được mở, thư sẽ tự động “cấy” phần mềm gián điệp và tạo ra “cổng sau” liên hệ giữa máy bị nhiễm và máy chủ của tin tặc.
Trung Quốc đã từng bị Canada, Mỹ và nhiều quốc gia khác tố cáo rằng đã tấn công vào những cơ quan chính phủ cùng các công ty, tập đoàn ở khắp nơi trên thế giới.
Vào tháng 6, Google thông báo một chiến dịch do thám trên phạm vi toàn cầu bắt nguồn từ Trung Quốc. Mục tiêu của cuộc tấn công này là tài khoản thư điện tử Google của các quan chức cao cấp của Mỹ, sĩ quan quân đội, nhà báo cùng những nhà hoạt động chính trị Trung Quốc.
Trong trường hợp tin tặc tấn công máy tính của thủ tướng, bộ trưởng bộ quốc phòng và ngoại trưởng Australia vào tháng 3 thì Trung Quốc cũng bị tình nghi số 1. Tag: chiến tranh mạng tác chiến mạng
Chiến dịch Shady RAT là hàng loạt những vụ tấn công nhằm vào các cơ quan, tổ chức của nhiều quốc gia. Trong báo cáo của McAfee, ủy ban Olympic quốc tế, cơ quan chống Doping quốc tế cùng hàng loạt ủy ban Olympic của các quốc gia châu Á và châu Âu đã bị xâm nhập ngay trước và sau khi diễn ra đại hội Olympic ở Bắc Kinh vào năm 2008.
“Điều này rất lạ và nhiều khả năng sẽ chỉ tới quốc gia đứng đằng sau các vụ đột nhập, bởi vì các tin tặc sẽ không thu được bất cứ lợi nhuận kinh tế nào từ các vụ đột nhập những tổ chức như thế này”, báo cáo của Mc Afee cho hay.
Ngoài ra, những nạn nhân khác cũng là các bên có liên quan tới lợi ích của Trung Quốc như: Canada, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ và Việt Nam.
Cơ chế của các cuôc tấn công: tin tặc gửi thư điện tử có virus tới nhân viên của các mục tiêu. Khi thư điện tử được mở, thư sẽ tự động “cấy” phần mềm gián điệp và tạo ra “cổng sau” liên hệ giữa máy bị nhiễm và máy chủ của tin tặc.
Trung Quốc đã từng bị Canada, Mỹ và nhiều quốc gia khác tố cáo rằng đã tấn công vào những cơ quan chính phủ cùng các công ty, tập đoàn ở khắp nơi trên thế giới.
Vào tháng 6, Google thông báo một chiến dịch do thám trên phạm vi toàn cầu bắt nguồn từ Trung Quốc. Mục tiêu của cuộc tấn công này là tài khoản thư điện tử Google của các quan chức cao cấp của Mỹ, sĩ quan quân đội, nhà báo cùng những nhà hoạt động chính trị Trung Quốc.
Trong trường hợp tin tặc tấn công máy tính của thủ tướng, bộ trưởng bộ quốc phòng và ngoại trưởng Australia vào tháng 3 thì Trung Quốc cũng bị tình nghi số 1. Tag: chiến tranh mạng tác chiến mạng
0 nhận xét