Trung Quốc đang bày tỏ mong muốn sở hữu hệ thống tên lửa chống hạm Club của Nga.
Theo đó, Trung Quốc đang muốn mua hệ thống tên lửa chống hạm Club để trang bị cho các tàu ngầm trong nước.
Cụ thể hệ thống tên lửa Club-S sẽ được trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân Type-093 và tàu ngầm điện diesel Type-041 lớp Nguyên (Yuan).
Ngoài việc quan tâm đến hệ thống tên lửa Club-S phóng từ tàu ngầm, Trung Quốc còn bày tỏ quan tâm đến Club-K, đặc biệt là biến thể được bố trí trong các container di động.
Hệ thống tên lửa chống hạm Club được giới quân sự thế giới đánh giá rất cao, tên lửa được thiết kế theo dạng modun với khả năng linh hoạt rất cao. Tên lửa có thể triển khai hoạt động trên tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, bệ phóng di động trên bờ.
Đặc biệt, tên lửa có khả năng triển khai hoạt động trong các container đựng hàng hóa thông thường. Hệ thống tên lửa Club được mạnh danh là vũ khí tiêu biểu cho chiến lược tác chiến phi đối xứng.
Cụ thể hệ thống tên lửa Club-S sẽ được trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân Type-093 và tàu ngầm điện diesel Type-041 lớp Nguyên (Yuan).
Ngoài việc quan tâm đến hệ thống tên lửa Club-S phóng từ tàu ngầm, Trung Quốc còn bày tỏ quan tâm đến Club-K, đặc biệt là biến thể được bố trí trong các container di động.
Hệ thống tên lửa chống hạm Club được giới quân sự thế giới đánh giá rất cao, tên lửa được thiết kế theo dạng modun với khả năng linh hoạt rất cao. Tên lửa có thể triển khai hoạt động trên tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, bệ phóng di động trên bờ.
Đặc biệt, tên lửa có khả năng triển khai hoạt động trong các container đựng hàng hóa thông thường. Hệ thống tên lửa Club được mạnh danh là vũ khí tiêu biểu cho chiến lược tác chiến phi đối xứng.
Trung Quốc đang muốn sở hữu tên lửa Club nhằm tạo ra sự bất ngờ đối với Hải quân Mỹ. |
Hệ thống dẫn hướng và bám bắt mục tiêu chính xác với độ kháng nhiễu rất cao, tên lửa được thiết kế với khả năng bay theo kiểu “zic-zắc”, rất khó để đánh chặn.
Trong hành trình bay đến mục tiêu, tên lửa có hai chế độ bay khác nhau, tốc độ cận âm trong suốt hành trình, khi đến gần mục tiêu tên lửa tăng tốc độ lên đến Mach-2.9 vào lao thẳng đến mục tiêu.
Trung tâm nghiên cứu Heritage Foundation của Mỹ nhận định, sở dĩ Trung Quốc muốn mua hệ thống tên lửa Club là nhằm tạo ra một cuộc tấn công bất ngờ đối với Hải quân Mỹ.
Hệ thống Club-K có thể triển khai hoạt động lên các tàu thương mại của Trung Quốc, điều đó có thể làm suy yếu các nguyên tắc thương mại quốc tế.
Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ trang bị Club nhằm đảm bảo sự an toàn cho các tàu thương mại Trung Quốc qua eo biển Malacca, khu vực đang nằm trong tầm kiểm soát của Singapone và Hải quân Mỹ.
>> Hải quân Trung Quốc với tham vọng vươn xa
>> 'Gót chân Asin' của Hải quân Trung Quốc
Cần vũ khí hay công nghệ
Trong các hệ thống vũ khí do Trung Quốc sản xuất, có một danh sách dài các loại tên lửa chống hạm. Trung Quốc còn liên tục cho ra đời các loại tên lửa chống hạm mới với tầm bắn ngày một xa hơn.
Không dừng lại ở đó, Trung Quốc cũng đã tiến hành xuất khẩu rộng rãi các hệ thống tên lửa chống hạm cho các nước trong khu vực. Thậm chí Trung Quốc còn quảng cáo, tên lửa chống hạm của họ không hề thua kém các loại tên lửa chống hạm hiện đại nhất của Nga.
Dù đã sản xuất được khá nhiều tên lửa chống hạm, nhưng một mẫu tên lửa chống hạm như Club vẫn là niềm mơ ước đối với Trung Quốc. Những công nghệ của Club thuộc hàng có một không hai.
Hệ thống Club đã được Nga xuất khẩu cho một số nước trong khu vực như Ấn Độ, Việt Nam. Các chuyên gia tại Trung tâm Heritage Foundation cho rằng, một mặt Trung Quốc cần sở hữu tên lửa Club để đối trọng lại với các nước trong khu vực, một mặt nghiên cứu các công nghệ của tên lửa này để cho ra lò một loại tên lửa khác “made in china” sao chép lại toàn bộ đặc tính của tên lửa này.
Hiện tại không rõ số lượng tên lửa mà Trung Quốc muốn mua là bao nhiêu, nhưng theo nhận định của các chuyên gia. Nhiều khả năng Trung Quốc chỉ mua số lượng rất hạn chế, chủ yếu là để nghiên cứu công nghệ. Đây vẫn là cách thức để Trung Quốc tạo ra các hệ thống vũ khí hiện nay.
Chính phủ Nga vẫn chưa đưa ra bất cứ thông tin bình luận về điều này, có lẽ đã nhận được bài học từ trường hợp Su-27, thời gian qua Moscow tỏ ra khá thận trọng với các hợp đồng cung cấp vũ khí cho Bắc Kinh.
Trong hành trình bay đến mục tiêu, tên lửa có hai chế độ bay khác nhau, tốc độ cận âm trong suốt hành trình, khi đến gần mục tiêu tên lửa tăng tốc độ lên đến Mach-2.9 vào lao thẳng đến mục tiêu.
Trung tâm nghiên cứu Heritage Foundation của Mỹ nhận định, sở dĩ Trung Quốc muốn mua hệ thống tên lửa Club là nhằm tạo ra một cuộc tấn công bất ngờ đối với Hải quân Mỹ.
Hệ thống Club-K có thể triển khai hoạt động lên các tàu thương mại của Trung Quốc, điều đó có thể làm suy yếu các nguyên tắc thương mại quốc tế.
Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ trang bị Club nhằm đảm bảo sự an toàn cho các tàu thương mại Trung Quốc qua eo biển Malacca, khu vực đang nằm trong tầm kiểm soát của Singapone và Hải quân Mỹ.
>> Hải quân Trung Quốc với tham vọng vươn xa
>> 'Gót chân Asin' của Hải quân Trung Quốc
Cần vũ khí hay công nghệ
Trong các hệ thống vũ khí do Trung Quốc sản xuất, có một danh sách dài các loại tên lửa chống hạm. Trung Quốc còn liên tục cho ra đời các loại tên lửa chống hạm mới với tầm bắn ngày một xa hơn.
Không dừng lại ở đó, Trung Quốc cũng đã tiến hành xuất khẩu rộng rãi các hệ thống tên lửa chống hạm cho các nước trong khu vực. Thậm chí Trung Quốc còn quảng cáo, tên lửa chống hạm của họ không hề thua kém các loại tên lửa chống hạm hiện đại nhất của Nga.
Dù đã sản xuất được khá nhiều tên lửa chống hạm, nhưng một mẫu tên lửa chống hạm như Club vẫn là niềm mơ ước đối với Trung Quốc. Những công nghệ của Club thuộc hàng có một không hai.
Hệ thống Club đã được Nga xuất khẩu cho một số nước trong khu vực như Ấn Độ, Việt Nam. Các chuyên gia tại Trung tâm Heritage Foundation cho rằng, một mặt Trung Quốc cần sở hữu tên lửa Club để đối trọng lại với các nước trong khu vực, một mặt nghiên cứu các công nghệ của tên lửa này để cho ra lò một loại tên lửa khác “made in china” sao chép lại toàn bộ đặc tính của tên lửa này.
Hiện tại không rõ số lượng tên lửa mà Trung Quốc muốn mua là bao nhiêu, nhưng theo nhận định của các chuyên gia. Nhiều khả năng Trung Quốc chỉ mua số lượng rất hạn chế, chủ yếu là để nghiên cứu công nghệ. Đây vẫn là cách thức để Trung Quốc tạo ra các hệ thống vũ khí hiện nay.
Chính phủ Nga vẫn chưa đưa ra bất cứ thông tin bình luận về điều này, có lẽ đã nhận được bài học từ trường hợp Su-27, thời gian qua Moscow tỏ ra khá thận trọng với các hợp đồng cung cấp vũ khí cho Bắc Kinh.
0 nhận xét