Khác hẳn với những phản ứng mạnh mẽ trong những vụ việc tương tự trước đây, lần này phía Đài Loan hầu như hoàn toàn im lặng trước vụ Su-27 Trung Quốc xua đuổi U-2. Vì sao ?
Chính sách quân sự mơ hồ, những khó khăn trong việc mua những vũ khí mới từ Mỹ và phản ứng yếu ớt gần đây cho thấy chính quyền Đài Loan dường như đã đầu hàng trong việc tìm ra đối sách trước sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc - nhà báo Jens Kastner bình luận trên tờ Asia Times.
Trung Quốc ngày càng khẳng định sức mạnh
Chính sách trắng quân sự vừa được Đài Loan tung ra ngày 19/7 nhận định: Sự áp đảo về sức mạnh quân sự của Trung Quốc so với Đài Loan đang ngày càng trở nên dữ dội hơn, và trong vòng một thập niên tới Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) có thể dễ dàng khuất phục Đài Loan bằng các biện pháp quân sự nếu cần thiết.
Sách trắng đi sâu vào phân tích những tiến bộ rõ rệt của PLA trong khả năng tác chiến mặt đất – mặt nước – trên không, khả năng tấn công bằng tên lửa, khả năng trinh sát và tình báo, khả năng tác chiến điện tử cũng như những thay đổi trong học thuyết chiến lược của Trung Quốc.
Trung Quốc ngày càng khẳng định sức mạnh
Chính sách trắng quân sự vừa được Đài Loan tung ra ngày 19/7 nhận định: Sự áp đảo về sức mạnh quân sự của Trung Quốc so với Đài Loan đang ngày càng trở nên dữ dội hơn, và trong vòng một thập niên tới Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) có thể dễ dàng khuất phục Đài Loan bằng các biện pháp quân sự nếu cần thiết.
Sách trắng đi sâu vào phân tích những tiến bộ rõ rệt của PLA trong khả năng tác chiến mặt đất – mặt nước – trên không, khả năng tấn công bằng tên lửa, khả năng trinh sát và tình báo, khả năng tác chiến điện tử cũng như những thay đổi trong học thuyết chiến lược của Trung Quốc.
Tên lửa Hùng Phong 3 của Đài Loan |
Sách trắng quốc phòng Đài Loan cũng chỉ ra sự chênh lệch rõ rệt về quân sự giữa hai bên, cụ thể:
- Quân đội Đài Loan đánh giá ngân sách quốc phòng của Trung Quốc hiện đã gấp 21 lần Đài Loan.
- PLA có 2,3 triệu binh sĩ so với 270.000 của Đài Loan
- Lực lượng Nhị pháo (tên lửa hạt nhân và phi hạt nhân) của Trung Quốc đang không ngừng tăng cường khả năng phản công và răn đe bằng vũ khí hạt nhân bằng cách phát triển các loại tên lửa đường đạn.
- Quân đội Mỹ khi ứng cứu Đài Loan sẽ không dám tấn công các mục tiêu nào khác ngoài các mục tiêu đang trực tiếp tham chiến.
- PLA đã phát triển một số tên lửa diệt hàng không mẫu hạm DF-21D, được xem như vũ khí chính PLA sẽ sử dụng để ngăn Hải quân Mỹ giúp đỡ Đài Loan nếu có chiến tranh.
- Trung Quốc tăng cường mạnh mẽ các căn cứ phòng không và chống hạm dọc bờ biển, do đó Đài Loan khó có khả năng đánh trả để buộc Trung Quốc ngưng chiến.
- Chỉ riêng tại 2 tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông gần Đài Loan nhất, ước tính PLA đã triển khai hơn 1.000 tên lửa hướng về đảo Đài Loan, cùng vô số máy bay chiến đấu và tàu tên lửa hiện đại.
- Để tấn công vào bộ máy chỉ huy của Đài Loan, Trung Quốc đang phát triển máy bay không người lái đồng thời trang bị khả năng tác chiến điện tử cho Hải quân và Không quân, với mục đích làm tê liệt khả năng điều khiển vũ khí của đối phương.
Đến năm 2020:
- Trung Quốc sẽ hạ thủy chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên được trang bị máy bay tàng hình.
- Hệ thống vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu của Trung Quốc sẽ cho phép lực lượng tên lửa của nước này khả năng tấn công chính xác bất kỳ mục tiêu nào di động trên mặt nước, như các tàu sân bay của Mỹ.
Như để kết luận về ảnh hưởng của những bước tiến quân sự của Trung Quốc đối với kịch bản chiến tranh tương lai, các chuyên gia quân sự Đài Loan nhận định đến năm 2020 Trung Quốc có thể phong tỏa hoàn toàn đảo Đài Loan, chiếm các đảo lân cận và tấn công trực diện vào đảo Đài Loan, cũng như ngăn chặn bất cứ thế lực nước ngoài nào muốn giúp đỡ đảo quốc này.
Đài Loan đã làm gì?
Chính sách trắng quốc phòng Đài Loan thừa nhận mặc dù quan hệ giữa hai bờ biển đã ấm dần lên kể từ 2008 nhưng tình trạng sẵn sàng thời bình (của PLA) có thể nhanh chóng biến thành sức mạnh quân sự nhắm vào Đài Loan”.
Bên cạnh những khẩu hiệu như kêu gọi xây dựng một lực lượng quân đội “không biết sợ, không biết đến thất bại”, hay một thông báo mù mờ về việc nghiên cứu khả năng tác chiến phi đối xứng trong thời gian tới, sách trắng đã không đưa ra được tuyên bố nào ấn tượng. Có chăng là những đề cập chung chung rằng Viện Khoa học và Công nghệ Trung Sơn (Chung-shan) đang nghiên cứu một số loại khí tài như vũ khí xung điện từ (EMP).
Cũng không có đề cập gì cụ thể về những tiến triển trong việc nghiên cứu các loại tên lửa dòng Hùng Phong như HF-3 và HF-2E, cũng như công nghệ tàng hình mà quân đội Đài Loan từng dự kiến áp dụng trên các tàu tên lửa. Đáng lo ngại nhất là hoàn toàn không có phân tích nào về những chuyển biến chiến lược cần phải thực hiện để đối phó với sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
- Quân đội Đài Loan đánh giá ngân sách quốc phòng của Trung Quốc hiện đã gấp 21 lần Đài Loan.
- PLA có 2,3 triệu binh sĩ so với 270.000 của Đài Loan
- Lực lượng Nhị pháo (tên lửa hạt nhân và phi hạt nhân) của Trung Quốc đang không ngừng tăng cường khả năng phản công và răn đe bằng vũ khí hạt nhân bằng cách phát triển các loại tên lửa đường đạn.
- Quân đội Mỹ khi ứng cứu Đài Loan sẽ không dám tấn công các mục tiêu nào khác ngoài các mục tiêu đang trực tiếp tham chiến.
- PLA đã phát triển một số tên lửa diệt hàng không mẫu hạm DF-21D, được xem như vũ khí chính PLA sẽ sử dụng để ngăn Hải quân Mỹ giúp đỡ Đài Loan nếu có chiến tranh.
- Trung Quốc tăng cường mạnh mẽ các căn cứ phòng không và chống hạm dọc bờ biển, do đó Đài Loan khó có khả năng đánh trả để buộc Trung Quốc ngưng chiến.
- Chỉ riêng tại 2 tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông gần Đài Loan nhất, ước tính PLA đã triển khai hơn 1.000 tên lửa hướng về đảo Đài Loan, cùng vô số máy bay chiến đấu và tàu tên lửa hiện đại.
- Để tấn công vào bộ máy chỉ huy của Đài Loan, Trung Quốc đang phát triển máy bay không người lái đồng thời trang bị khả năng tác chiến điện tử cho Hải quân và Không quân, với mục đích làm tê liệt khả năng điều khiển vũ khí của đối phương.
Đến năm 2020:
- Trung Quốc sẽ hạ thủy chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên được trang bị máy bay tàng hình.
- Hệ thống vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu của Trung Quốc sẽ cho phép lực lượng tên lửa của nước này khả năng tấn công chính xác bất kỳ mục tiêu nào di động trên mặt nước, như các tàu sân bay của Mỹ.
Như để kết luận về ảnh hưởng của những bước tiến quân sự của Trung Quốc đối với kịch bản chiến tranh tương lai, các chuyên gia quân sự Đài Loan nhận định đến năm 2020 Trung Quốc có thể phong tỏa hoàn toàn đảo Đài Loan, chiếm các đảo lân cận và tấn công trực diện vào đảo Đài Loan, cũng như ngăn chặn bất cứ thế lực nước ngoài nào muốn giúp đỡ đảo quốc này.
Đài Loan đã làm gì?
Chính sách trắng quốc phòng Đài Loan thừa nhận mặc dù quan hệ giữa hai bờ biển đã ấm dần lên kể từ 2008 nhưng tình trạng sẵn sàng thời bình (của PLA) có thể nhanh chóng biến thành sức mạnh quân sự nhắm vào Đài Loan”.
Bên cạnh những khẩu hiệu như kêu gọi xây dựng một lực lượng quân đội “không biết sợ, không biết đến thất bại”, hay một thông báo mù mờ về việc nghiên cứu khả năng tác chiến phi đối xứng trong thời gian tới, sách trắng đã không đưa ra được tuyên bố nào ấn tượng. Có chăng là những đề cập chung chung rằng Viện Khoa học và Công nghệ Trung Sơn (Chung-shan) đang nghiên cứu một số loại khí tài như vũ khí xung điện từ (EMP).
Cũng không có đề cập gì cụ thể về những tiến triển trong việc nghiên cứu các loại tên lửa dòng Hùng Phong như HF-3 và HF-2E, cũng như công nghệ tàng hình mà quân đội Đài Loan từng dự kiến áp dụng trên các tàu tên lửa. Đáng lo ngại nhất là hoàn toàn không có phân tích nào về những chuyển biến chiến lược cần phải thực hiện để đối phó với sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Khả năng tấn công Đài Loan của cáctên lửa Trung Quốc. |
Ngay bản thân các chính trị gia Đài Loan cũng đang mâu thuẫn với nhau. Ngay sau khi công bố sách trắng quốc phòng, Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) - đảng đối lập chính ở Đài Loan – đã tố cáo chính quyền Quốc dân Đảng của Tổng thống Mã Anh Cửu chịu trách nhiệm về sự mất cân bằng quân sự với Trung Quốc.
DPP chỉ trích ông Mã không giữ lời hứa duy trì 3% GDP cho quốc phòng (ngân sách quốc phòng năm 2011 của Đài Loan chỉ chiếm 2,2% GDP) và gián tiếp vẫy cờ trắng cho phía Trung Quốc bằng cách im lặng trước những sự cố như vụ ngày 29/6.
Tuy nhiên ông Mã khó có thể làm gì hơn trước những khó khăn mà quân đội Đài Loan đang phải đối mặt trong việc hiện đại hóa quân đội, giữa lúc quan hệ Trung – Mỹ đang có dấu hiệu ấm dần lên.
Chẳng hạn việc Đài Loan hối thúc Mỹ chuyển giao máy bay F-16 C/D đã mang lại rất ít kết quả. Tổng thống Mỹ Obama đã hứa hẹn sẽ trả lời vào ngày 1/10, nhưng theo nhiều nhà phân tích, có lẽ ông Obama đã gián tiếp nói “không”. Bởi thật khó tin là Washington sẽ bán loại máy bay này cho Đài Loan vào thời điểm diễn ra các chuyến thăm của Phó Tổng thống Joe Biden đến Trung Quốc và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Hawaii.
Giải pháp tình thế cho ông Mã, theo chuyên gia Oliver Braeuner của Viên nghiên cứu hòa bình Stockholm, đó là tìm kiếm thế cân bằng trong mối quan hệ với Bắc Kinh. “Ông Mã cần phải làm rõ rằng quan hệ giữa 2 bên chỉ có thể được cải thiện nếu Bắc Kinh từ bỏ mối đe dọa sử dụng vũ lực”, ông Broener nhận định.
0 nhận xét