Một sĩ quan Hải quân Ấn Độ cho rằng tuyên bố của Trung Quốc về tàu sân bay đầu tiên sẽ chạy thử trên biển vào cuối năm nay đang gây chấn động trên toàn thế giới.
Tuy nhiên Ấn Độ cũng cảm thấy không quá lo ngại dù điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ chen lấn không gian chiến lược ở Ấn Độ Dương.
Thứ nhất, dù tàu sân bay này có đi được biển vào năm 2012-2013 thì Trung Quốc cũng phải mất thêm một số năm nữa để nắm vững nghệ thuật phức tạp của việc điều khiển máy bay tiêm kích trên một sân bay di động trên biển, rồi còn phải biến toàn bộ hoạt động của tàu sân bay thành một pháo đài di động, vũ khí tiến công mạnh.
Trong khi đó, tính đến nay, Ấn Độ đã có “nghề” điều khiển những chiếc tàu sân bay “boong phẳng” được 50 năm từ sau khi hạ thủy chiếc tàu INS Vikrant, cùng với phi đội máy bay Sea Hawk vào năm 1961. Hiện nay Hải quân Ấn Độ đang điều khiển tàu INS Viraat 28.000 tấn với 11 máy bay tiêm kích Sea Harrier hạ cánh thẳng đứng.
Một quan chức Hải quân Ấn Độ nhận xét: “Tàu sân bay có thể đi được 600 hải lý/ngày (khoảng 25 hải lý/giờ) rõ ràng là phương tiện để thay đổi thế trận. Nhưng phải mất rất nhiều thời gian để điều khiển nó một cách có hiệu quả xét về góc độ học thuyết hạm đội và sách lược, đào tạo và kỹ thuật".
S quan này cho rằng điều đáng lưu ý ở đây là Trung Quốc có được tàu sân bay đầu tiên bằng cách tu sửa lại con tàu sân bay hoen rỉ 67.000 tấn mang tên Varyag do Liên Xô chế tạo dở dang trong những năm 1980.
Thứ hai, Ấn Độ đã chuẩn bị “biên chế” các phi đội MiG-29K, những máy bay tiêm kích siêu âm đầu tiên mà họ có được, cho tàu sân bay Vikramaditya (hiện là tàu Đô đốc Gorshkov) mà phía Nga sẽ bàn giao vào đầu năm 2013. Hơn nữa, tàu sân bay 40.000 tấn do Ấn Độ tự đóng lấy tại cảng Cochin “sẽ được hạ thủy trong vài tháng tới” sẽ đi vào hoạt động vào năm 2015.
Với những gì có được về công nghệ tàu sân bay, Ấn Độ đang nhằm mục tiêu có được 2 “Nhóm tàu sân bay - tiến công” (CBG) được trang bị các máy bay tiêm kích, máy bay trinh sát, tàu khu trục, tàu ngầm, tàu khu trục nhỏ và tàu tiếp dầu vào năm 2015. Về phương diện này, hiện nước Mỹ đã có đến 11 CBG để triển khai sức mạnh trên toàn cầu.
Viên sĩ quan này khẳng định: “Tàu sân bay Vikramaditya sẽ mang lại cho Ấn Độ những khả năng tấn công biển thực thụ chưa từng có. Với khả năng tiếp dầu trên không và tầm hoạt động tăng gấp đôi cùng với các tên lửa vượt tầm ngắm (BVR) và tên lửa chống tàu có điều khiển, bom thông minh và trang bị tên lửa, những chiếc MiG-29K sẽ tăng khả năng chiến đấu lên gấp 4 lần so với các máy bay tiêm kích Sea Harrier.”
Hải quân Ấn Độ đã có 11 trong số 45 máy bay MiG-29K mà Ấn Độ đã đặt hàng với hóa đơn trên 2 tỷ USD. Hai bên đã nhất trí bàn giao tàu Vikramaditya cho Ấn Độ vào đầu năm 2013 sau khi đã nâng giá khời đầu năm 2004 từ 974 triệu lên 2,33 tỷ USD.
Cuối cùng, viên sĩ quan quả quyết: “Tàu sân bay Vikramaditya sẽ bắt đầu chạy vào cuối năm 2011 sau các thử nghiệm về độ cản và rẽ nước. Sau đó sẽ tiến hành các thử nghiệm rộng rãi khác trên biển. Hơn 150 sĩ quan và thủy thủ Ấn Độ đã được đưa sang Nga đào tạo. Đợt tiếp theo sẽ sang vào tháng 1/2012”. Tag: Hải quân các nước trên thế giới
Thứ nhất, dù tàu sân bay này có đi được biển vào năm 2012-2013 thì Trung Quốc cũng phải mất thêm một số năm nữa để nắm vững nghệ thuật phức tạp của việc điều khiển máy bay tiêm kích trên một sân bay di động trên biển, rồi còn phải biến toàn bộ hoạt động của tàu sân bay thành một pháo đài di động, vũ khí tiến công mạnh.
Trong khi đó, tính đến nay, Ấn Độ đã có “nghề” điều khiển những chiếc tàu sân bay “boong phẳng” được 50 năm từ sau khi hạ thủy chiếc tàu INS Vikrant, cùng với phi đội máy bay Sea Hawk vào năm 1961. Hiện nay Hải quân Ấn Độ đang điều khiển tàu INS Viraat 28.000 tấn với 11 máy bay tiêm kích Sea Harrier hạ cánh thẳng đứng.
Một quan chức Hải quân Ấn Độ nhận xét: “Tàu sân bay có thể đi được 600 hải lý/ngày (khoảng 25 hải lý/giờ) rõ ràng là phương tiện để thay đổi thế trận. Nhưng phải mất rất nhiều thời gian để điều khiển nó một cách có hiệu quả xét về góc độ học thuyết hạm đội và sách lược, đào tạo và kỹ thuật".
S quan này cho rằng điều đáng lưu ý ở đây là Trung Quốc có được tàu sân bay đầu tiên bằng cách tu sửa lại con tàu sân bay hoen rỉ 67.000 tấn mang tên Varyag do Liên Xô chế tạo dở dang trong những năm 1980.
Thứ hai, Ấn Độ đã chuẩn bị “biên chế” các phi đội MiG-29K, những máy bay tiêm kích siêu âm đầu tiên mà họ có được, cho tàu sân bay Vikramaditya (hiện là tàu Đô đốc Gorshkov) mà phía Nga sẽ bàn giao vào đầu năm 2013. Hơn nữa, tàu sân bay 40.000 tấn do Ấn Độ tự đóng lấy tại cảng Cochin “sẽ được hạ thủy trong vài tháng tới” sẽ đi vào hoạt động vào năm 2015.
Với những gì có được về công nghệ tàu sân bay, Ấn Độ đang nhằm mục tiêu có được 2 “Nhóm tàu sân bay - tiến công” (CBG) được trang bị các máy bay tiêm kích, máy bay trinh sát, tàu khu trục, tàu ngầm, tàu khu trục nhỏ và tàu tiếp dầu vào năm 2015. Về phương diện này, hiện nước Mỹ đã có đến 11 CBG để triển khai sức mạnh trên toàn cầu.
Viên sĩ quan này khẳng định: “Tàu sân bay Vikramaditya sẽ mang lại cho Ấn Độ những khả năng tấn công biển thực thụ chưa từng có. Với khả năng tiếp dầu trên không và tầm hoạt động tăng gấp đôi cùng với các tên lửa vượt tầm ngắm (BVR) và tên lửa chống tàu có điều khiển, bom thông minh và trang bị tên lửa, những chiếc MiG-29K sẽ tăng khả năng chiến đấu lên gấp 4 lần so với các máy bay tiêm kích Sea Harrier.”
Hải quân Ấn Độ đã có 11 trong số 45 máy bay MiG-29K mà Ấn Độ đã đặt hàng với hóa đơn trên 2 tỷ USD. Hai bên đã nhất trí bàn giao tàu Vikramaditya cho Ấn Độ vào đầu năm 2013 sau khi đã nâng giá khời đầu năm 2004 từ 974 triệu lên 2,33 tỷ USD.
Cuối cùng, viên sĩ quan quả quyết: “Tàu sân bay Vikramaditya sẽ bắt đầu chạy vào cuối năm 2011 sau các thử nghiệm về độ cản và rẽ nước. Sau đó sẽ tiến hành các thử nghiệm rộng rãi khác trên biển. Hơn 150 sĩ quan và thủy thủ Ấn Độ đã được đưa sang Nga đào tạo. Đợt tiếp theo sẽ sang vào tháng 1/2012”. Tag: Hải quân các nước trên thế giới
0 nhận xét