Trong khi Việt Nam xuất hàng chục tấn vàng giá rẻ ( 1.500 -1.600 USD/ounce) trong tháng 5,6,7 vừa qua, thì thời điểm này vàng lập các đỉnh 1.800 -1900 USD/ounce, khiến khó nhập được với giá rẻ hơn xuất. Thị trường vàng trong nước vẫn rối và “đau” vì những cú mua đắt, bán rẻ.
Xuất rẻ, nhập đắt, “đẹp” con số nhập siêu
Thị trường vàng thế giới đã có sự biến động mạnh trong tháng 5, 6 và tháng 7 vừa qua do cuộc khủng hoảng nợ công khu vực châu Âu tiếp tục leo thang, cùng với nỗi lo về khoản nợ khổng lồ của Mỹ và lạm phát gia tăng tại nhiều nước.
Giá vàng thế giới đã tăng mạnh lên mốc 1.500 USD/ounce trong tháng 5 và giao dịch trên mốc 1.500 USD/ounce trong suốt tháng 6. Trong tháng 7 giá vàng tiếp tục leo cao và đạt đỉnh trên 1.600 USD/ounce.
Thời điểm đó, giá vàng trong nước vẫn khá ổn định, thậm chí giá còn thấp hơn giá thế giới vài trăm nghìn đồng/lượng. Chính vì sự biến động mạnh của vàng thế giới, trong khi vàng trong nước đang “èo uột” sức mua và bán, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép xuất khẩu vàng với khối lượng lớn.
Theo Hiệp hội kinh doanh vàng, xuất khẩu sôi động nhất là tháng 5 và tháng 6, bởi thời điểm đó giá vàng trong nước thấp hơn nhiều so với vàng thế giới. Các doanh nghiệp đã thu lãi khoảng hơn 2 tỷ đồng mỗi tấn. Trong tháng 7 hoạt động này bị thu hẹp lại do chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới bị thu hẹp chỉ còn khoảng 100 nghìn đồng/lượng.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải Quan, trong 6 tháng đầu năm Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 24 tấn vàng. Tính riêng trong tháng 6 đã xuất khoảng 14 tấn vàng.
Những tưởng quyết định xuất khẩu vàng trong lúc giá thế giới tăng là khôn ngoan, nhưng nếu so với thời điểm biến động giá vàng thế giới từ đầu tháng 8 đến nay mới thấy tiếc rẻ cho hàng chục tấn vàng này.
Tính riêng từ đầu tháng 8 đến nay, giá vàng thế giới đã tăng khoảng 32%, trong khi đó tháng 7 chỉ có mức tăng khoảng 10%.
Tính riêng từ đầu tháng 8 đến nay, giá vàng thế giới đã tăng khoảng 32%, trong khi đó tháng 7 chỉ có mức tăng khoảng 10%.
Trong khi đó, tác động của việc xuất vàng đã khiến nguồn cung khan hiếm (như các doanh nghiệp kinh doanh vàng than thở), đẩy giá vàng trong nước tăng cao hơn giá vàng thế giới tới hơn 3 triệu đồng/lượng trong ngày 8/8 vừa qua, khi giá vàng thế giới chạm mốc kỷ lục 1.700 USD/ounce.
Và liên tiếp những ngày sau đó, giá vàng trong nước đã tăng lên những mốc chóng mặt. Chỉ trong vòng 1 tháng (tính từ đầu đầu tháng 7 đến 23 tháng 8) giá vàng đã tăng khoảng 12 triệu đồng/lượng, từ mốc giá trên 37 triệu đồng/lượng lên tới trên 49 triệu đồng/lượng.
Sự biến động giá quá lớn của vàng trong nước đã khiến NHNN quyết định cho phép nhập khẩu vàng. Tuy nhiên từ đó tới nay giá vàng thế giới chỉ có tăng mà không giảm. Dù các doanh nghiệp chọn được giá hời để nhập cũng không thể mua được giá thấp hơn giá đã xuất vàng đi.
Điều duy nhất cho sự khôn ngoan xuất vàng là đã giảm nhập siêu. Theo số liệu của Bộ Công Thương, tổng mức nhập siêu 7 tháng đầu năm 2011 là 6,64 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ 2010. So với tổng kim ngạch xuất khẩu thì nhập siêu 7 tháng đầu năm 2011 bằng 12,9%, thấp hơn mức 19,4% của 7 tháng đầu năm.
Điều duy nhất cho sự khôn ngoan xuất vàng là đã giảm nhập siêu. Theo số liệu của Bộ Công Thương, tổng mức nhập siêu 7 tháng đầu năm 2011 là 6,64 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ 2010. So với tổng kim ngạch xuất khẩu thì nhập siêu 7 tháng đầu năm 2011 bằng 12,9%, thấp hơn mức 19,4% của 7 tháng đầu năm.
Nếu loại trừ mặt hàng vàng thì nhập nhiêu trong 7 tháng qua tăng vọt lên 16,9% (tương đương khoảng 8,4 tỷ USD), kim ngạch xuất khẩu và cao hơn so với mức khống chế nhập siêu của Bộ Công Thương đặt ra (16% kim ngạch xuất khẩu).
Xuất vàng giá rẻ do dự báo kém hay cố "làm đẹp" con số nhập siêu là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Tình trạng biến động mạnh của thị trường vàng luôn có kịch bản na ná giống nhau, đó là khi giá tăng mạnh, chênh cao hơn vàng thế giới lại có đề nghị phải cho nhập khẩu vàng để bình ổn thị trường.
Có thể, vào cuối năm cán cân thanh toán quốc tế sẽ bị ảnh hưởng từ việc xuất nhập khẩu vàng, dẫn đến áp lực tăng tỷ giá càng lớn.
Xuất vàng giá rẻ do dự báo kém hay cố "làm đẹp" con số nhập siêu là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Tình trạng biến động mạnh của thị trường vàng luôn có kịch bản na ná giống nhau, đó là khi giá tăng mạnh, chênh cao hơn vàng thế giới lại có đề nghị phải cho nhập khẩu vàng để bình ổn thị trường.
Có thể, vào cuối năm cán cân thanh toán quốc tế sẽ bị ảnh hưởng từ việc xuất nhập khẩu vàng, dẫn đến áp lực tăng tỷ giá càng lớn.
Dân ôm tiền đi mua vàng giá cao |
Lòng từ bi biến thành “quả đắng”
Dù NHNN đã quyết định cho nhập khẩu vàng nhưng cũng không đủ lực để kéo giá vàng trong nước xuống ngang giá thế giới.
Nếu như ở những tháng trước giá vàng chạy ngang giá thế giới, thậm chí thấp hơn giá vàng thế giới, thì kể từ đầu tháng 8 đến nay giá vàng trong nước luôn chênh cao hơn giá vàng thế giới hơn 1 triệu đồng/lượng. Tỷ giá cũng biến động theo giá vàng và hiện các ngân hàng thương mại đang neo giá USD kịch trần 20.834 đồng/USD.
Trao đổi với báo giới, mới đây Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, vàng trong nước chủ yếu là nhập khẩu. Nếu giá trong nước cao hơn giá thế giới trên 400 nghìn đồng/lượng là không ổn, có biểu hiện đầu cơ làm giá; nếu dưới mức này là chấp nhận được. Nếu bình ổn giá vàng theo sát giá thế giới, tránh đầu cơ, cần giữ giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới không quá 400 nghìn đồng/lượng.
Cùng quan điểm này, ông Cao Sỹ Kiêm, đại biểu quốc hội, nguyên Thống đốc NHNN cũng cho rằng, giá vàng trong nước có thể được phép chênh cao hơn vàng thế giới vài trăm nghìn vì còn phải cộng các chi phí như bảo hiểm, thuế.., nhưng nếu cao hơn tới hàng triệu thì nghĩa là đã có sự tác động bởi yếu tố tâm lý và rất cần phát huy vai trò quản lý nhà nước vào lúc này.
Như vậy, hiện giá vàng trong nước đang bị làm giá và nhiều cảnh báo đã được chính các doanh nghiệp kinh doanh vàng đưa ra, không nên đầu tư “lướt sóng” trong thời điểm này.
Như vậy, hiện giá vàng trong nước đang bị làm giá và nhiều cảnh báo đã được chính các doanh nghiệp kinh doanh vàng đưa ra, không nên đầu tư “lướt sóng” trong thời điểm này.
Chiều ngày hôm qua (24/8) Công ty vàng bạc đá quý - SBJ Sacobank vẫn có khuyến cáo rằng, giá vàng trong nước hiện chênh lệch khá cao so với vàng quốc tế do vậy mua-bán lướt sóng tại thời điểm này sẽ chịu rủi ro lớn, các nhà đầu tư cần cân nhắc trong quyết định đầu tư của mình.
Tuy nhiên, khuyến cáo này quá chậm khi trong ngày và cả trước đó, rất nhiều người vẫn ồ ạt đi mua vàng với giá trên 48 triệu đồng/lượng. Trớ trêu thay, khi doanh nghiệp vàng có “lòng tốt” bán vàng bình ổn giá với mức giá khoảng 48,7 triệu đồng/lượng (23/8) và 47,6 triệu đồng/lượng (24/8), thấp hơn giá thị trường cùng thời điểm từ 100-200 nghìn đồng/lượng thì ngày hôm nay (25/8), “lòng tốt” này đã khiến giới đầu tư thiệt hại tới hơn 2 triệu đồng/lượng.
Cần vai trò quản lý nhà nước
Việc giới đầu tư thiệt hại như trên khó trách doanh nghiệp kinh doanh vàng, bởi chính người dân đang chịu tác động tâm lý quá mạnh, cùng với lo lắng về sự mất giá của VND.
Không chỉ vậy, dự báo giá vàng thế giới sẽ còn biến động mạnh, lên tới hơn 2.000 USD trong năm nay cũng là yếu tố tác động mạnh tới cơn sốt mua vàng giá cao trong nước này.
Việc giới đầu tư thiệt hại như trên khó trách doanh nghiệp kinh doanh vàng, bởi chính người dân đang chịu tác động tâm lý quá mạnh, cùng với lo lắng về sự mất giá của VND.
Không chỉ vậy, dự báo giá vàng thế giới sẽ còn biến động mạnh, lên tới hơn 2.000 USD trong năm nay cũng là yếu tố tác động mạnh tới cơn sốt mua vàng giá cao trong nước này.
Có lẽ đáng xem xét ở đây chính là hành động của cơ quan quản lý nhà nước đối với thị trường vàng. Theo một số chuyên gia kinh tế, xuất vàng giá rẻ là do dự báo kém, hay chỉ cố làm đẹp con số nhập siêu?
TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, sự biến động của giá vàng trong nước không phải là ưu điểm của quản lý nhà nước. Khi giá vàng lên cao, dù đã cho phép nhập khẩu vàng để hạ nhiệt nhưng tại sao hiện vẫn có diễn biến chênh lệch giá quá cao? Điều này có nghĩa là, trong khi đó người dân vẫn đang thấy rằng vàng là kênh có thể mua vào để giữ giá trị của tiền đồng, thì đây là cơ hội để các “đại gia” đã làm giá.
TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, sự biến động của giá vàng trong nước không phải là ưu điểm của quản lý nhà nước. Khi giá vàng lên cao, dù đã cho phép nhập khẩu vàng để hạ nhiệt nhưng tại sao hiện vẫn có diễn biến chênh lệch giá quá cao? Điều này có nghĩa là, trong khi đó người dân vẫn đang thấy rằng vàng là kênh có thể mua vào để giữ giá trị của tiền đồng, thì đây là cơ hội để các “đại gia” đã làm giá.
Cũng theo TS. Lê Đăng Doanh, để loại bỏ những cơn sốt vàng một cách không bình thường hiện nay mà chỉ ở Việt Nam mới có, giải pháp tới đây rất cần phải thành lập một thị trường vàng công khai minh bạch, có tiêu chí rõ ràng và công khai điều kiện xuất nhập khẩu vàng, bỏ bớt các can thiệp hành chính, chậm chễ vào thị trường này.
VnMedia
0 nhận xét