Một nửa số vũ khí mà quân đội Mỹ trang bị cho đội quân Uganda và Burundi để chống lại nhóm khủng bố Al-Shabab lại rơi vào tay đối phương.
Một điều khó tin trong hơn 4 năm Mỹ chống lại quân nổi loạn Somali liên minh với Al-Qaeda vừa mới được tiết lộ. Theo đó, một nửa số vũ khí mà quân đội Mỹ trang bị cho đội quân Uganda và Burundi để chống lại nhóm khủng bố Al-Shabab lại rơi vào tay đối phương.
Bí mật này đã bị giấu đi trong các báo cáo của U.N nhưng đã được phóng viên chiến trường Robert Young Pelton công bố trên trang mạng Somalia Report. Điều này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi lo ngại về các kế hoạch phó thác của Washington cho quân đội nước ngoài trong một số cuộc chiến hiện nay.
Nhóm vũ trang Hồi giáo cực đoan Al-shabab gần đây đã được lên mặt với một số hành động được miêu tả là “hết sức xấu xa” trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Somali đang gia tăng.
Theo các báo cáo của New York Times , nhóm phiến quân này “đang ngăn cản những người dân đói khát chạy khỏi đất nước và đã thiết lập một khu trại nhằm giam giữ những người đang cố gắng thoát khỏi lãnh thổ do Al-Shabab kiểm soát”.
Lầu năm góc bắt đầu cuộc chiến chống lại Al-Shabab kể từ năm 2007 với các lực lượng đặc biệt được trang bị máy bay không người lái và tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ các tàu chiến ngoài khơi của Hải quân Mỹ. Nhưng các cuộc tấn công chống lại nhóm khủng bố Hồi giáo này được thực hiện chủ yếu bởi khoảng 9.000 quân Uganda và Burundi thuộc về lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên minh châu Phi có tên là AMISOM.
Đổi lại, Washington sẽ trả lương và cung cấp vũ khí, đạn dược cho đội quân này. Chỉ từ năm 2007 đến 2009, số tiền mà nước Mỹ bỏ ra đã lên tới 200 triệu USD và sau này còn tăng thêm nhiều nữa.
Bí mật này đã bị giấu đi trong các báo cáo của U.N nhưng đã được phóng viên chiến trường Robert Young Pelton công bố trên trang mạng Somalia Report. Điều này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi lo ngại về các kế hoạch phó thác của Washington cho quân đội nước ngoài trong một số cuộc chiến hiện nay.
Nhóm vũ trang Hồi giáo cực đoan Al-shabab gần đây đã được lên mặt với một số hành động được miêu tả là “hết sức xấu xa” trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Somali đang gia tăng.
Theo các báo cáo của New York Times , nhóm phiến quân này “đang ngăn cản những người dân đói khát chạy khỏi đất nước và đã thiết lập một khu trại nhằm giam giữ những người đang cố gắng thoát khỏi lãnh thổ do Al-Shabab kiểm soát”.
Lầu năm góc bắt đầu cuộc chiến chống lại Al-Shabab kể từ năm 2007 với các lực lượng đặc biệt được trang bị máy bay không người lái và tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ các tàu chiến ngoài khơi của Hải quân Mỹ. Nhưng các cuộc tấn công chống lại nhóm khủng bố Hồi giáo này được thực hiện chủ yếu bởi khoảng 9.000 quân Uganda và Burundi thuộc về lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên minh châu Phi có tên là AMISOM.
Đổi lại, Washington sẽ trả lương và cung cấp vũ khí, đạn dược cho đội quân này. Chỉ từ năm 2007 đến 2009, số tiền mà nước Mỹ bỏ ra đã lên tới 200 triệu USD và sau này còn tăng thêm nhiều nữa.
Lính Uganda làm nhiệm vụ tại Somali. |
Vấn đề nằm ở chỗ quân đội Uganda giữ lại hết tiền lương hàng tháng (khoảng 550 USD/người) của những người lính gìn giữ hòa bình và để nó trong các tài khoản ngân hàng ở Uganda mà chỉ có các gia đình tướng lĩnh mới có thể truy cập. Họ coi đó là việc giữ cho tiền được “an toàn ở nhà”.
Pelton cho biết hàng ngàn người lính đã không có tiền mua thậm chí một viên kẹo hay các vật dụng cá nhân cần thiết như sạc pin điện thoại để thỉnh thoảng gọi điện về nhà.
Vì vậy những người lính Uganda đã bán vũ khí dư thừa cho những “kẻ trung gian”, những người mà sẽ bán lại nó cho Al-Shabab. Và để tiếp tục mánh lới làm ăn của mình, những người lính gìn giữ hòa bình đã tận dụng mọi cơ hội có thể để “khai gian” nhu cầu tiếp viện để lại tiếp tục nhận được vũ khí từ Washington.
Theo Pelton thì “trong tháng 4/2011, U.N đã xác định rằng 90% số đạn cỡ 12,7x108 ở thủ đô Mogadishu đã biến mất khỏi một kho đạn của AMISOM được xây dựng vào năm 2010. Họ đã tiến hành phân tích một khẩu RPG bắt được từ phía quân của Al-Shabab và xác định rằng nó được cung cấp từ DynCorp tới Bộ quốc phòng Uganda. DynCorp chính là nhà thầu thực hiện hợp đồng cung cấp vũ khí và đạn dược cho quân đội Uganda ở Mogadishu”.
Với cách làm của nước Mỹ, dường như họ đang trở thành kẻ cung cấp vũ khí cho tất cả các bên trong xung đột, cuộc chiến ở Somali chắc chắn sẽ còn kéo dài hơn. Điều này diễn ra tại thời điểm đất nước Somali đã kiệt quệ vì chiến tranh cần một chút hòa bình để đương đầu với hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Đó là những gì đã diễn ra tại châu Phi và điều tương tự cũng đang xảy ra với số tiền mà nước Mỹ đổ vào ở Afghanistan.
Pelton cho biết hàng ngàn người lính đã không có tiền mua thậm chí một viên kẹo hay các vật dụng cá nhân cần thiết như sạc pin điện thoại để thỉnh thoảng gọi điện về nhà.
Vì vậy những người lính Uganda đã bán vũ khí dư thừa cho những “kẻ trung gian”, những người mà sẽ bán lại nó cho Al-Shabab. Và để tiếp tục mánh lới làm ăn của mình, những người lính gìn giữ hòa bình đã tận dụng mọi cơ hội có thể để “khai gian” nhu cầu tiếp viện để lại tiếp tục nhận được vũ khí từ Washington.
Theo Pelton thì “trong tháng 4/2011, U.N đã xác định rằng 90% số đạn cỡ 12,7x108 ở thủ đô Mogadishu đã biến mất khỏi một kho đạn của AMISOM được xây dựng vào năm 2010. Họ đã tiến hành phân tích một khẩu RPG bắt được từ phía quân của Al-Shabab và xác định rằng nó được cung cấp từ DynCorp tới Bộ quốc phòng Uganda. DynCorp chính là nhà thầu thực hiện hợp đồng cung cấp vũ khí và đạn dược cho quân đội Uganda ở Mogadishu”.
Với cách làm của nước Mỹ, dường như họ đang trở thành kẻ cung cấp vũ khí cho tất cả các bên trong xung đột, cuộc chiến ở Somali chắc chắn sẽ còn kéo dài hơn. Điều này diễn ra tại thời điểm đất nước Somali đã kiệt quệ vì chiến tranh cần một chút hòa bình để đương đầu với hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Đó là những gì đã diễn ra tại châu Phi và điều tương tự cũng đang xảy ra với số tiền mà nước Mỹ đổ vào ở Afghanistan.
0 nhận xét