Triều Tiên đang huy động mọi nguồn lực hiện có để duy trì kho vũ khí của quân đội. Thông tin này do chính Tư lệnh Không quân Triều Tiên Ri Pyong-chol tiết lộ.
Ông Ri Pyong-chol vừa cùng chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il tới thăm nước Nga.
Chuyến đi thăm nước Nga của ông Kim Jong-il diễn ra khá chóng vánh và sau đó phái đoàn Triều Tiên đã quay trở về quốc gia này trên tuyến đường xuyên qua lãnh thổ Trung Quốc.
Những quan chức cấp cao phụ trách vũ khí cho quân đội luôn được ông Kim Jong-il lựa chọn trong các chuyến đi ra nước ngoài.
Tháng 5/2009, ông Kim Jong-ill và Ju Kyung-chang – Thứ trưởng Bộ Công nghiệp quốc phòng của Triều Tiên đã tới thăm Trung Quốc. Sau đó 3 tháng, ông Ju Kyung-chang và Par To-chun – thư ký Đảng Lao động Triều Tiên phụ trách chế tạo vũ khí lại cùng ông Kim Jong-il tới thăm Trung Quốc.
Chuyến đi thăm nước Nga của ông Kim Jong-il diễn ra khá chóng vánh và sau đó phái đoàn Triều Tiên đã quay trở về quốc gia này trên tuyến đường xuyên qua lãnh thổ Trung Quốc.
Những quan chức cấp cao phụ trách vũ khí cho quân đội luôn được ông Kim Jong-il lựa chọn trong các chuyến đi ra nước ngoài.
Tháng 5/2009, ông Kim Jong-ill và Ju Kyung-chang – Thứ trưởng Bộ Công nghiệp quốc phòng của Triều Tiên đã tới thăm Trung Quốc. Sau đó 3 tháng, ông Ju Kyung-chang và Par To-chun – thư ký Đảng Lao động Triều Tiên phụ trách chế tạo vũ khí lại cùng ông Kim Jong-il tới thăm Trung Quốc.
Tổng tư lệnh của không quân Triều Tiên Ri Pyong-chol (ở giữa) trong chuyến thăm của ông Kim Jong-il tới Nga. |
Theo nguồn tin mật từ Triều Tiên, chủ tịch Kim Jong-il đang muốn có được sự giúp đỡ từ Trung Quốc để hiện đại hóa các trang thiết bị quân đội đã lỗi thời.
Nỗ lực khó thành
“Trung Quốc không thể làm ngơ trước yêu cầu của Triều Tiên, vì thế tôi tin rằng họ sẽ cung cấp các loại xe quân sự”, nguồn tin mật từ Triều Tiên cho biết. Tuy nhiên, có thể Bắc Kinh đã không "hưởng ứng" lời đề nghị của Triều Tiên.
Theo các nhà phân tích, lý do chính cho chuyến thăm Nga lần này của ông Kim do Trung Quốc đã từ chối cung cấp cho Triều Tiên những vũ khí tiên tiến. Nên chú ý rằng, chuyến thăm này diễn ra chỉ 3 tháng sau chuyến thăm của ông Kim Jong-il tới Trung Quốc. Sự hiện diện của Tư lệnh Ri Pyong-chol có thể suy diễn tới việc Triều Tiên đang tìm kiếm những máy bay chiến đấu mới bằng mọi giá.
Một ngày trước buổi gặp với tổng thống Nga Dmitry Medvedev, ông Kim Jong-il đã tới thăm nhà máy sản xuất máy bay chiến đấu tại Ulan-Ude. Được xây dựng từ 80 năm trước, nhà máy này là nơi sản xuất máy bay và trực thăng quân sự của Nga.
Nhưng cũng giống như Trung Quốc, Nga sẽ phải nghĩ ngợi rất nhiều về hậu quả nếu họ đồng ý cấp cho Triều Tiên các vũ khí hiện đại. Mỹ sẽ không thể làm ngơ trước việc này. Mỹ sẽ tăng cường hạm đội Thái Bình Dương để bảo vệ cho đồng minh thân cận trong khu vực và Hàn Quốc sẽ “cực kỳ tức giận” nếu có quốc gia nào trao cho Triều Tiên các vũ khí tiên tiến nhất.
Trong các chuyến thăm Nga vào năm 2001 và 2002, ông Kim Jong-il cũng đề xuất mua máy bay Sukhoi và các loại vũ khí tiên tiến khác. Nhưng những gì vị lãnh đạo Triều Tiên nhận được chỉ là những cái lắc đầu của cựu tổng thống Nga Vladimir Putin.
Không quân đã quá lỗi thời
Trong cán cân quân sự trên không, Triều Tiên đã tụt hậu quá xa so với Hàn Quốc. Trong các nghiên cứu mô phỏng chiến tranh, các chuyên gia cho rằng máy bay Mỹ và Hàn Quốc sẽ làm chủ bầu trời Triều Tiên trong vòng 3 ngày.
Nỗ lực khó thành
“Trung Quốc không thể làm ngơ trước yêu cầu của Triều Tiên, vì thế tôi tin rằng họ sẽ cung cấp các loại xe quân sự”, nguồn tin mật từ Triều Tiên cho biết. Tuy nhiên, có thể Bắc Kinh đã không "hưởng ứng" lời đề nghị của Triều Tiên.
Theo các nhà phân tích, lý do chính cho chuyến thăm Nga lần này của ông Kim do Trung Quốc đã từ chối cung cấp cho Triều Tiên những vũ khí tiên tiến. Nên chú ý rằng, chuyến thăm này diễn ra chỉ 3 tháng sau chuyến thăm của ông Kim Jong-il tới Trung Quốc. Sự hiện diện của Tư lệnh Ri Pyong-chol có thể suy diễn tới việc Triều Tiên đang tìm kiếm những máy bay chiến đấu mới bằng mọi giá.
Một ngày trước buổi gặp với tổng thống Nga Dmitry Medvedev, ông Kim Jong-il đã tới thăm nhà máy sản xuất máy bay chiến đấu tại Ulan-Ude. Được xây dựng từ 80 năm trước, nhà máy này là nơi sản xuất máy bay và trực thăng quân sự của Nga.
Nhưng cũng giống như Trung Quốc, Nga sẽ phải nghĩ ngợi rất nhiều về hậu quả nếu họ đồng ý cấp cho Triều Tiên các vũ khí hiện đại. Mỹ sẽ không thể làm ngơ trước việc này. Mỹ sẽ tăng cường hạm đội Thái Bình Dương để bảo vệ cho đồng minh thân cận trong khu vực và Hàn Quốc sẽ “cực kỳ tức giận” nếu có quốc gia nào trao cho Triều Tiên các vũ khí tiên tiến nhất.
Trong các chuyến thăm Nga vào năm 2001 và 2002, ông Kim Jong-il cũng đề xuất mua máy bay Sukhoi và các loại vũ khí tiên tiến khác. Nhưng những gì vị lãnh đạo Triều Tiên nhận được chỉ là những cái lắc đầu của cựu tổng thống Nga Vladimir Putin.
Không quân đã quá lỗi thời
Trong cán cân quân sự trên không, Triều Tiên đã tụt hậu quá xa so với Hàn Quốc. Trong các nghiên cứu mô phỏng chiến tranh, các chuyên gia cho rằng máy bay Mỹ và Hàn Quốc sẽ làm chủ bầu trời Triều Tiên trong vòng 3 ngày.
Với các máy bay ngót nghét 60 năm tuổi như MiG-15, không quân Triều Tiên khó có thể tự tin vào sức mạnh bản thân. |
Trong nghiên cứu của Cơ quan phát triển quốc phòng vào năm 2006, Hàn Quốc có lực lượng quân đội mạnh hơn Triều Tiên từ 10 tới 20%. Nhưng nếu chỉ so sánh trên phương diện không quân, Hàn Quốc vượt trội hơn Triều Tiên tới 103%.
Khoảng 70% số lượng máy bay chiến đấu của Triều Tiên có thâm niên “vài chục năm có dư”: chiến đấu cơ MiG-15, MiG-17, MiG-19 được sản xuất trong khoảng những năm 1950-1960. Hơn nữa, nhiên liệu khan hiếm khiến cho phi công Triều Tiên phải “tập chay” và nhiều máy bay bị xếp xó vì thiếu linh kiện thay thế.
Khoảng 70% số lượng máy bay chiến đấu của Triều Tiên có thâm niên “vài chục năm có dư”: chiến đấu cơ MiG-15, MiG-17, MiG-19 được sản xuất trong khoảng những năm 1950-1960. Hơn nữa, nhiên liệu khan hiếm khiến cho phi công Triều Tiên phải “tập chay” và nhiều máy bay bị xếp xó vì thiếu linh kiện thay thế.
Quảng cáo của Hàn Quốc về F-15K - chiến đấu cơ hiện đại nhất của họ. Được nâng cấp từ phiên bản F-15E, Boeing đã trang bị cho F-15K những hệ thống điện tử và vũ khí hiện đại bậc nhất. F-15K chính là nhân tố khiến cho người hàng xóm Triều Tiên cảm thấy "hụt hơi" trong cuộc đua trên không. |
Những máy bay hiện đại nhất mà Triều Tiên có là khoảng 40 chiếc MiG-23 và 10 chiếc MiG-29s. Nhưng nếu đem so sánh với Hàn Quốc, mọi con số điều khiến cho các lãnh đạo của Triều Tiên phải “sốt ruột”: MiG-23 bị KF-16 khắc chế, ngay cả MiG-29 cũng chỉ được đánh giá là tương đương hoặc yếu hơn KF-16.
Dù cho vẫn còn nhiều máy bay F-4, F-5 lỗi thời, nhưng sức mạnh hiện tại của không quân Hàn Quốc nằm ở 170 chiến đấu cơ KF-16, F-16s và khoảng 50 chiếc F-15K. Triều Tiên không có loại máy bay chiến đấu nào có thể so bì với F-15K.
Khoảng cách này có thể bị nới rộng trong tương lai gần khi Hàn Quốc sắp có sự phục vụ của 4 chiếc E-737 “Peace Eye” – máy bay cảnh báo và điều khiển chiến đấu vào năm sau.
Dù cho vẫn còn nhiều máy bay F-4, F-5 lỗi thời, nhưng sức mạnh hiện tại của không quân Hàn Quốc nằm ở 170 chiến đấu cơ KF-16, F-16s và khoảng 50 chiếc F-15K. Triều Tiên không có loại máy bay chiến đấu nào có thể so bì với F-15K.
Khoảng cách này có thể bị nới rộng trong tương lai gần khi Hàn Quốc sắp có sự phục vụ của 4 chiếc E-737 “Peace Eye” – máy bay cảnh báo và điều khiển chiến đấu vào năm sau.
0 nhận xét