Có 20 người Mỹ gốc Việt đảm trách việc sửa chữa từ máy bay đến hệ thống điện và điện tử trên tàu sân bay khổng lồ USS George Washington.
Họ nhớ nhà, ước được ăn thịt kho nước dừa, thèm bánh xèo, cóc, ổi.
Ngày 13/8, mẫu hạm hàng không chạy bằng năng lượng nguyên tử USS George Washington dừng ngoài khơi Thái Bình Dương, tiếp giáp vùng biển Việt Nam.
Trong một buổi sáng nắng vàng biển xanh, các nhân viên hải quân Mỹ gốc Việt đã chia sẻ về cuộc sống thường nhật của họ trên tàu sân bay. Dù nói tiếng mẹ đẻ còn lõm bõm, những anh lính trẻ cho hay rất thích được nói tiếng Việt.
Thủy thủ Trần, phụ trách việc sửa thang máy cho biết, trên mẫu hạm hàng không được mệnh danh là ngôi sao của Hạm đội 7 có hơn trăm ngành nghề khác nhau dành cho tổng số 5.500 binh sĩ.
Tuy nhiên, nhân viên gốc Việt rất ít, chỉ có 20 người làm các nghề như sửa chữa máy bay, thang máy, điện, điện tử... , trong đó có 2 người là nữ. Thủy thủ đoàn làm việc theo nhiều ca khác nhau, khi thì ban ngày, lúc lại về đêm nên cũng khó có dịp gặp nhau trong thời gian công tác.
Trần cho hay: "Thông thường mọi người chỉ chạm mặt vào giờ ăn tại căn tin. Song mỗi khi có dịp gặp nhau các thành viên trong nhóm người Việt đều rất vui vẻ và sôi nổi".
Ngày 13/8, mẫu hạm hàng không chạy bằng năng lượng nguyên tử USS George Washington dừng ngoài khơi Thái Bình Dương, tiếp giáp vùng biển Việt Nam.
Trong một buổi sáng nắng vàng biển xanh, các nhân viên hải quân Mỹ gốc Việt đã chia sẻ về cuộc sống thường nhật của họ trên tàu sân bay. Dù nói tiếng mẹ đẻ còn lõm bõm, những anh lính trẻ cho hay rất thích được nói tiếng Việt.
Thủy thủ Trần, phụ trách việc sửa thang máy cho biết, trên mẫu hạm hàng không được mệnh danh là ngôi sao của Hạm đội 7 có hơn trăm ngành nghề khác nhau dành cho tổng số 5.500 binh sĩ.
Tuy nhiên, nhân viên gốc Việt rất ít, chỉ có 20 người làm các nghề như sửa chữa máy bay, thang máy, điện, điện tử... , trong đó có 2 người là nữ. Thủy thủ đoàn làm việc theo nhiều ca khác nhau, khi thì ban ngày, lúc lại về đêm nên cũng khó có dịp gặp nhau trong thời gian công tác.
Trần cho hay: "Thông thường mọi người chỉ chạm mặt vào giờ ăn tại căn tin. Song mỗi khi có dịp gặp nhau các thành viên trong nhóm người Việt đều rất vui vẻ và sôi nổi".
Các thủy thủ gốc Việt làm việc trên tàu sân bay Mỹ chụp ảnh lưu niệm ngày 13/8. |
Có 2 năm làm việc trên tàu ở vị trí quân nhu, anh Triết, sinh ra và lớn lên ở California, tâm sự rằng lênh đênh trên biển khá buồn và nhớ không khí đất liền, nhớ gia đình, nhưng đổi lại sẽ có dịp theo tàu đi đến nhiều nơi trên thế giới.
Thời gian nhàn rỗi, các thủy thủ trên tàu giải trí bằng việc tập thể thao, xem phim, đọc sách, chơi game. Thậm chí nếu muốn theo chương trình cao đẳng, đại học thì nhân viên cũng được tạo điều kiện học lên cao hơn.
Khi được cập cảng, thủy thủ đoàn được phép lên bờ, anh em cũng cùng nhau đi chơi để đỡ nhớ phố phường.
Tại căn tin của tàu sân bay vào giờ ăn trưa, các thủy thủ gốc Việt có dịp kể về nỗi nhớ nhà và hương vị những món ngon chỉ có tại bếp lửa gia đình. Triết trải lòng: "Chúng tôi rất thèm bánh xèo, bánh bèo, cóc, ổi, bánh bao. Cũng may là mới rời Thái Lan nên trên tàu vẫn còn chôm chôm và măng cụt".
Đi vào khu vực lấy thức ăn, anh giải thích, thịt kho của người Mỹ không giống món thịt kho nước dừa của Việt Nam. Nhắc đến món ăn này dễ khiến anh em nhớ nhà da diết. Anh dự định khi về đất liền sẽ xin mẹ nấu mấy món "tủ" cho ăn. Ở trên tàu nếu thèm món ngon hay đặc sản đến mấy cũng cứ phải nhịn vì người nhà không thể chuyển thực phẩm lên tàu được. "Người Việt Nam thích ăn gia vị đậm đà trong khi khẩu vị người Mỹ rất nhạt, ăn lâu cũng quen khẩu vị Mỹ, nhưng hương vị của gia đình thì khó mà quên được," anh nói.
Thời gian nhàn rỗi, các thủy thủ trên tàu giải trí bằng việc tập thể thao, xem phim, đọc sách, chơi game. Thậm chí nếu muốn theo chương trình cao đẳng, đại học thì nhân viên cũng được tạo điều kiện học lên cao hơn.
Khi được cập cảng, thủy thủ đoàn được phép lên bờ, anh em cũng cùng nhau đi chơi để đỡ nhớ phố phường.
Tại căn tin của tàu sân bay vào giờ ăn trưa, các thủy thủ gốc Việt có dịp kể về nỗi nhớ nhà và hương vị những món ngon chỉ có tại bếp lửa gia đình. Triết trải lòng: "Chúng tôi rất thèm bánh xèo, bánh bèo, cóc, ổi, bánh bao. Cũng may là mới rời Thái Lan nên trên tàu vẫn còn chôm chôm và măng cụt".
Đi vào khu vực lấy thức ăn, anh giải thích, thịt kho của người Mỹ không giống món thịt kho nước dừa của Việt Nam. Nhắc đến món ăn này dễ khiến anh em nhớ nhà da diết. Anh dự định khi về đất liền sẽ xin mẹ nấu mấy món "tủ" cho ăn. Ở trên tàu nếu thèm món ngon hay đặc sản đến mấy cũng cứ phải nhịn vì người nhà không thể chuyển thực phẩm lên tàu được. "Người Việt Nam thích ăn gia vị đậm đà trong khi khẩu vị người Mỹ rất nhạt, ăn lâu cũng quen khẩu vị Mỹ, nhưng hương vị của gia đình thì khó mà quên được," anh nói.
Khu không quân nơi được xem là sức mạnh của tàu sân bay Mỹ USS George Washington. |
Còn anh Quân, có một năm rưỡi làm việc ở USS George Washington, kể rằng trên tàu sân bay này, các nhân viên không chỉ chịu trách nhiệm về công việc chuyên môn của mình mà còn phải tham gia vào các công tác khác.
Ngoài công việc chính trên tàu, anh từng trải qua các việc khác như phụ rửa chén, bưng bê thức ăn, hoặc lau bàn quét dọn.
"Hầu như trên tàu ai nấy đều trải qua khoảng thời gian quy định làm công việc phục vụ để chia sẻ trách nhiệm với mọi người. Làm công tác này xong mình sẽ ngừng than vãn và thấu hiểu, thông cảm cho anh em hơn", Quân nói.
Quân cho biết dù lênh đênh trên biển nhưng về sức khoẻ thì các thủy thủ không phải lo lắng vì phòng y tế trên mẫu hạm hàng không này hiện đại như một bệnh viện nhỏ, bác sĩ không những rất giỏi mà còn có thể trị đa khoa.
Anh cũng kể về hai trường hợp cần thăm khám bác sĩ mới đây nhất là bị trầy đầu gối do vướng các cửa trên tàu và bị u đầu do đụng trần khoang.
Ngoài công việc chính trên tàu, anh từng trải qua các việc khác như phụ rửa chén, bưng bê thức ăn, hoặc lau bàn quét dọn.
"Hầu như trên tàu ai nấy đều trải qua khoảng thời gian quy định làm công việc phục vụ để chia sẻ trách nhiệm với mọi người. Làm công tác này xong mình sẽ ngừng than vãn và thấu hiểu, thông cảm cho anh em hơn", Quân nói.
Quân cho biết dù lênh đênh trên biển nhưng về sức khoẻ thì các thủy thủ không phải lo lắng vì phòng y tế trên mẫu hạm hàng không này hiện đại như một bệnh viện nhỏ, bác sĩ không những rất giỏi mà còn có thể trị đa khoa.
Anh cũng kể về hai trường hợp cần thăm khám bác sĩ mới đây nhất là bị trầy đầu gối do vướng các cửa trên tàu và bị u đầu do đụng trần khoang.
Boong tàu sân bay Mỹ USS George Washington. |
Trong một dịp hiếm có được tiếp xúc với các vị khách nói tiếng Việt, các thủy thủ Mỹ gốc Việt hào hứng kể về cuộc sống, chuyện trò tưởng như không dứt.
Trong khi đó hàng chục phi cơ trên tàu vẫn tiếp tục việc luyện tập. Máy bay lao vun vút trên không. Phía dưới, những chiếc móc tuần tự câu lấy các sợi xích căng ngang trên boong tàu để đón phi cơ đáp an toàn lên mẫu hạm.
Các thuỷ thủ gốc Việt trên tàu USS George Washington cho biết, công việc của họ thường xuyên luân chuyển, một thời gian làm trên bờ, một thời gian làm việc trên tàu. "Biết đâu lần sau tàu quay lại vùng biển tiếp giáp Việt Nam thì tôi đã trở về Mỹ rồi", một thủy thủ gốc Việt nói thay cho lời chia tay.
Tại khoang lái cũng là phòng làm việc của Chỉ huy tàu USS George Washington, Thuyền trưởng David Lausman cho biết, tàu có rất nhiều phân khu quan trọng như khu không quân, nơi cất cánh, hạ cánh, bảo trì sửa chữa máy bay, y tế... Tuy nhiên, linh hồn của tàu sân bay này chính là 5.500 thuỷ thủ làm việc tại đây.
"Nhiều thành viên thuỷ thủ đoàn có mối liên hệ chặt chẽ với Việt Nam, họ là người Mỹ gốc Việt. Chính họ đã góp phần tạo nên những điều tốt đẹp nhất của con tàu. Tôi tự hào về họ", ông Lausman chia sẻ.
Trong khi đó hàng chục phi cơ trên tàu vẫn tiếp tục việc luyện tập. Máy bay lao vun vút trên không. Phía dưới, những chiếc móc tuần tự câu lấy các sợi xích căng ngang trên boong tàu để đón phi cơ đáp an toàn lên mẫu hạm.
Các thuỷ thủ gốc Việt trên tàu USS George Washington cho biết, công việc của họ thường xuyên luân chuyển, một thời gian làm trên bờ, một thời gian làm việc trên tàu. "Biết đâu lần sau tàu quay lại vùng biển tiếp giáp Việt Nam thì tôi đã trở về Mỹ rồi", một thủy thủ gốc Việt nói thay cho lời chia tay.
Tại khoang lái cũng là phòng làm việc của Chỉ huy tàu USS George Washington, Thuyền trưởng David Lausman cho biết, tàu có rất nhiều phân khu quan trọng như khu không quân, nơi cất cánh, hạ cánh, bảo trì sửa chữa máy bay, y tế... Tuy nhiên, linh hồn của tàu sân bay này chính là 5.500 thuỷ thủ làm việc tại đây.
"Nhiều thành viên thuỷ thủ đoàn có mối liên hệ chặt chẽ với Việt Nam, họ là người Mỹ gốc Việt. Chính họ đã góp phần tạo nên những điều tốt đẹp nhất của con tàu. Tôi tự hào về họ", ông Lausman chia sẻ.
0 nhận xét