Ngày 19-8, do lo ngại kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái kép, thị trường chứng khoán thế giới tiếp tục một ngày lao dốc không phanh. Trong khi đó, giá vàng tăng vọt lên mức cao kỷ lục mới 1.869,9 USD/ounce. Kinh tế thế giới những ngày cuối tuần lại chìm trong u ám.
- Kinh tế Mỹ tiếp tục tồi tệ
Ngày 19-8, theo nhận định của giới chuyên gia, thị trường chứng khoán thế giới trải qua ngày giao dịch tồi tệ nhất kể từ đầu năm nay khi sắc đỏ bao trùm hầu hết các thị trường lớn. Trong khi đó, chiều 19-8, tại thị trường châu Âu, giá vàng đã vọt lên 1.865 USD/ounce. Như vậy, chỉ trong vòng 2 tuần trở lại đây, giá vàng đã tăng thêm tới 10% và trở thành 2 tuần có mức tăng mạnh nhất của giá vàng kể từ giữa tháng 2-2009. Chỉ trong 2 ngày 18 và 19-8, giá vàng đã tăng thêm 43 USD/ounce.
Các số liệu ảm đạm của nền kinh tế Mỹ đã khiến giới đầu tư lo sợ nền kinh tế đầu tàu thế giới này lại rơi vào tình trạng suy thoái kép, cộng với nỗi lo về tình trạng của hệ thống ngân hàng châu Âu khiến giới đầu tư đổ xô đi mua vàng.
Theo Bloomberg, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ xuống dưới 2% lần đầu tiên trong vòng ít nhất 70 năm, trong khi của Đức và Anh cũng xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Lợi tức trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm 19 điểm cơ bản, còn 1,97%, lợi tức trái phiếu Đức giảm 18 điểm cơ bản, còn 2,04% và của Anh giảm 20 điểm cơ bản, xuống 2,25%.
Theo Bloomberg, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ xuống dưới 2% lần đầu tiên trong vòng ít nhất 70 năm, trong khi của Đức và Anh cũng xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Lợi tức trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm 19 điểm cơ bản, còn 1,97%, lợi tức trái phiếu Đức giảm 18 điểm cơ bản, còn 2,04% và của Anh giảm 20 điểm cơ bản, xuống 2,25%.
Lạm phát tháng 7 của Mỹ gấp đôi dự báo. Chi phí sinh hoạt ở Mỹ trong tháng 7 vừa qua tăng mạnh nhất 4 tháng, chủ yếu do giá năng lượng và lương thực tăng cao. Số người đệ đơn xin trợ cấp thất nghiệp Mỹ tăng thêm 9.000, lên 408.000 trong tuần kết thúc vào ngày 13-8, mức cao nhất trong 1 tháng.
Citibank - một trong những ngân hàng của Mỹ đầu tư rất lớn vào các nước châu Âu, đang gặp khó khăn. |
Tập đoàn Citigroup cho biết sẽ hạ dự báo tăng trưởng GDP 2011 của Mỹ từ 1,7% xuống 1,6% và hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2012 từ 2,7% xuống 2,1%. Theo Wall Street Journal, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đang xem xét kỹ hơn tới các chi nhánh của các ngân hàng lớn nhất của Mỹ tại châu Âu, do lo ngại rằng khủng hoảng nợ khu vực đồng EUR có thể lan tới hệ thống ngân hàng Mỹ.
- Kinh tế châu Á: Nguy cơ suy thoái 30%-40%?
Theo nhận định của chuyên gia kinh tế tại tập đoàn tài chính Credit Suisse Robert Prior-Wanderforde trên tờ Thời báo kinh tế Singapore, nguy cơ kinh tế châu Á rơi vào suy thoái là 30%-40%. Credit Suisse đã hạ dự báo tăng trưởng của Singapore xuống 5,5% trước khi chính phủ Singapore hạ dự báo tăng trưởng từ 5%-6%. Các nền kinh tế mới nổi ở khu vực châu Á như Hàn Quốc, Hongkong, lãnh thổ Đài Loan, Singapore sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi khủng hoảng nợ Mỹ và châu Âu.
Trong khi đó, Nhật Bản, nền kinh tế lớn nhất châu Á, cũng đã bị suy thoái quý thứ 3 liên tiếp. Hãng tin Kyodo ngày 19-8 đưa tin Tokyo có thể lại can thiệp vào thị trường tiền tệ để ngăn đồng yên tăng giá và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) có thể thực hiện biện pháp nới lỏng tiền tệ bổ sung để đáp lại hành động của nhà chức trách tài chính Mỹ.
Trong khi đó, Nhật Bản, nền kinh tế lớn nhất châu Á, cũng đã bị suy thoái quý thứ 3 liên tiếp. Hãng tin Kyodo ngày 19-8 đưa tin Tokyo có thể lại can thiệp vào thị trường tiền tệ để ngăn đồng yên tăng giá và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) có thể thực hiện biện pháp nới lỏng tiền tệ bổ sung để đáp lại hành động của nhà chức trách tài chính Mỹ.
Hồi đầu tháng này, Nhật Bản đã can thiệp vào thị trường tiền tệ nhằm ngăn chặn đồng yên tiếp tục tăng giá và BOJ đã quyết định tăng quỹ mua tài sản từ 40.000 tỷ yên lên 50.000 tỷ yên nhằm hỗ trợ nền kinh tế sau thảm hỏa động đất và sóng thần hồi tháng 3. Đồng yên tăng giá đã gây tổn hại cho sức cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Nhật Bản - động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của nước này.
| |
HẠNH CHI
Theo SGGP
0 nhận xét