“Liệt sĩ”... trở về sau 45 năm!

Sau gần 45 năm đi bộ đội rồi lưu lạc, 10 năm được công nhận là liệt sĩ, ngày 6-8, bà Nguyễn Thị Ngọc bất ngờ trở về quê hương. Chuyện xảy ra ở thôn 3, xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh - Quảng Nam

Cả tuần vừa qua, chuyện liệt sĩ Nguyễn Thị Ngọc trở về lan khắp huyện Phú Ninh - Quảng Nam. Chúng tôi đã đến huyện Phú Ninh để tìm hiểu câu chuyện ly kỳ này.
Lưu lạc tìm về
Ông Trần Hưng Hoàng, Trưởng Phòng LĐ-TB-XH huyện Phú Ninh và ông Nguyễn Khắc Trọng, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Vinh, dẫn chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Văn Vận ở thôn 3, xã Tam Vinh,  em ruột của “liệt sĩ” Nguyễn Thị Ngọc.
Bà Nguyễn Thị Ngọc cho biết bà sinh năm 1948, tại xã Kỳ Thịnh, huyện Tam Kỳ cũ; nay là thôn 3, xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh. Năm 1964, lúc 16 tuổi, bà đã trốn ba mẹ để tham gia lực lượng du kích xã Kỳ Quý. Năm 1966, tại căn cứ Ao Lầy, xã Tam Vinh, trong một trận đánh oanh liệt, bà bị trúng pháo kích của địch và bị thương nặng.

Bà Nguyễn Thị Ngọc bên tấm bằng liệt sĩ do Nhà nước công nhận và tấm ảnh của bà thời thiếu nữ Ảnh: THÚY PHƯƠNG
Do yêu cầu bảo mật, bà được cán bộ điều về Trung đội 2, Đại đội 4, thuộc đơn vị cơ động khu 5 làm cán bộ y tế. Ngày 16-8-1967, trong lúc đơn vị bà tập kích vào Pleiku, bà lại bị thương do bom. Đồng đội khiêng bà vượt qua lửa đạn về điều trị tại bệnh xá Quân khu 5 đóng tại huyện Trà My - Quảng Nam. Tuy qua cơn nguy kịch nhưng bà đã vĩnh viễn mất đi lá phổi bên trái và bị nhiều mảnh đạn găm vào cổ trái.
Vào cuối năm 1969, sau khi sức khỏe ổn định, bà quyết tâm xin được trở lại chiến trường cũ. Tại đây, bà  quen và kết duyên cùng ông Bùi Văn Bé Hùng (cũng là thương binh), quê Cai Lậy - Tiền Giang.  Đến năm 1982, do vết thương cũ tái phát, sức khỏe suy giảm, bà xin rời đơn vị, theo chồng về  huyện Cái Bè - Tiền Giang ở luôn đến nay, có cả thảy 5 người con.
Nước mắt ngày đoàn tụ
45 năm qua kể từ ngày bà Ngọc bị thương ở căn cứ Ao Lầy, những đồng đội cũ cứ nghĩ bà đã hy sinh. Điều khó hiểu là vì sao sau ngày giải phóng, bà không tìm về lại quê hương mà phải đợi đến ngày hôm nay? Bà Ngọc nói trong nước mắt: “Quê hương, cha mẹ ai mà không nhớ, không muốn về nhưng vì bệnh tình nên sau giải phóng, tôi theo chồng về Tiền Giang luôn. Rồi cuộc sống quá khó khăn, phải lo từng bữa ăn nên không có điều kiện mà về. Mươi ngày trước, mấy đứa con cho ít tiền, rồi vay mượn thêm, tôi mới về được đến đây…”. Bà lại khóc:  “Vậy mà đã 45 năm rồi!”.
Ông Nguyễn Văn Vận cho biết từ sau giải phóng, cứ đến ngày 5-11 hằng năm là gia đình tổ chức đám giỗ cho bà Ngọc. Gia đình thờ cúng bà đã được 36 năm. Sáng 6-8, thấy có người phụ nữ xách ba lô vào nhà, ông cứ tưởng là khách lạ hỏi thăm đường, sau đó mới nhận ra người chị lưu lạc của mình.
Khi vừa bước vào nhà, nhìn lên bàn thờ, nước mắt bà Ngọc chảy dài: “Cha ơi, mẹ ơi”. Rồi bà vô cùng bối rối khi nhìn thấy tấm ảnh của mình để cạnh bên tấm bằng liệt sĩ mang tên Nguyễn Thị Ngọc. Ông Vận giải thích trong nỗi mừng khôn tả: “Sau giải phóng, gia đình nhận được giấy báo tử, xác nhận chị Ngọc đã hy sinh, không tìm được xác. Đến năm 1997, gia đình mới khai báo, sau đó đến năm 2001, Nhà nước mới công nhận liệt sĩ cho chị. Đến giờ, tôi và gia đình không ai tin nổi chị tôi còn sống, trở về bằng xương bằng thịt”.
Sẽ xóa tên “liệt sĩ” cho bà Ngọc
Vì được công nhận là liệt sĩ, hiện nay, tên bà Nguyễn Thị Ngọc đã được khắc ghi trên tấm bia ở Nghĩa trang Liệt sĩ xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh. Ông Trần Hưng Hoàng cho biết Phòng LĐ-TB-XH huyện Phú Ninh sẽ làm thủ tục để rút lại bằng liệt sĩ của bà Ngọc, sau đó đề xuất chế độ thương binh cho bà.
THÚY PHƯƠNG - XUÂN HIẾU
Theo NLĐ

Tags: , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia