Libya và hiệu ứng Domino tại thế giới Arab

Việc chính quyền ông Gaddafi bị lật đổ có thể dẫn đến hiệu ứng Domino tại thế giới Arab.

Cuộc cách mạng các loài hoa bắt đầu từ đầu năm 2011 tại khu vực Trung Đông chưa có chiến thắng nào thực sự vang dội. Ngoại trừ chính quyền Ai Cập đồng ý từ chức để nhường chổ cho một chính phủ mới.


Các cuộc nổi dậy tại các quốc gia như Yemen, Sirya, Libya đều không đạt được kết quả đáng kể nào. Phần lớn các cuộc biểu tình chìm xuống dưới áp lực của các chính phủ.


Ngoại trừ Libya, lực lượng nổi dậy nhận được sự hậu thuẫn của NATO để tiếp tục chiến đấu, các biến động chính trị ở quốc gia khác dần rơi vào im lặng.


Họ không đủ cả thế và lực để có thể tạo ra một sự khác biệt dưới sức ép của chính phủ.
Sự thành công của lực lượng nổi dậy tại Libya có thể cổ vũ sự phản kháng trong thế thế giới Arab. Trong ảnh lực lượng nỗi dậy đang ăn mừng chiến thắng tại Tripoli. Ảnh: CNN
Tuy nhiên, nếu chính quyền ông Gaddafi bị lật đổ hoàn toàn đó sẽ là một liều thuốc kích thích cho hiệu ứng Domino tại thế giới Arab. Sự kiện lực lượng nỗi dậy tiến vào Tripoli kiến cả thế giới và nhất là cộng đồng Arab xôn xao.


Đa phần người dân tại thế giới Arab đều cảm thấy bất mãn với các chính phủ hiện tại, các chính sách kinh tế ở khu vực này thường chỉ mang lại lợi ích cho một bộ phận nhỏ, trong khi đại đa số người dân đứng ngoài.


Phân hóa xã hội, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, các chính sách an sinh xã hội chưa hiệu quả. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động tiêu cực đến đời sống người dân, đặc biệt là đa số người dân nghèo tại các quốc gia Trung Đông chịu nhiều thiệt hại nhất từ khủng hoảng kinh tế. Họ bị dồn đến đường cùng. Một khi không còn gì để mất, họ sẵn sàng đứng lên để đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng cho mình.


Đó chính là xuất phát điểm cho các cuộc nổi dậy tại Trung Đông từ đầu năm đến nay, bên cạnh đó cũng phải thừa nhận rằng, các cuộc nổi dậy đều có sự tác động của các thế lực bên ngoài nhằm tạo ra một thế lực chính trị mới có lợi cho họ.


Vai trò của phương Tây

Thực tế cho thấy, các cuộc nổi dậy đơn thuần của người dân địa phương sẽ không đi đến đâu nếu không có sự trợ giúp của phương Tây. Tuy nhiên, phương Tây không thể cùng lúc hậu thuẫn cho tất cả.



Lựa chọn hàng đầu của phương Tây là “tách bó đũa và bẽ gảy từng chiếc một”. Libya có một vị trí chiến lược đặc biệt tại Trung Đông và Bắc Phi. Bên cạnh đó, quốc gia này có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 4 khu vực.


Chính quyền của Tổng thống Gaddafi không phải là một chính phủ thân Mỹ, thậm chí ông ta còn có những tuyên bố phản đối các chính sách của Mỹ trên thế giới. Nếu để ông Gaddafi tiếp tục lãnh đạo Libya đó sẽ là một trở ngại lớn cho chiến lược của Washington tại đây.


Các nhà phân tích cho rằng đó là lý do để Mỹ tiến hành can thiệp lật đổ Tổng thống Gaddafi  thông qua nghị quyết số 1973 của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Tạo ra một chính phủ mới thân Mỹ nhằm kiểm soát trữ lượng dầu mỏ khổng lồ tại Libya.


Abdullatif Haj Hussein một nhà phân tích chính trị người Sudan nhận định: “Chúng ta đã nhận thấy bài học từ Iraq và Afghanistan, can thiệp quân sự vào các quốc gia này có liên quan mật thiết với lợi ích kinh tế và chính trị. Các quốc gia này đang tìm kiếm một giải pháp nhằm đảm bảo lợi ích về dầu mỏ của họ tại Libya”.


Ông cũng lưu ý thêm rằng: “Tham vọng to lớn của các cường quốc đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi đường đi của các cuộc biểu tình tại Libya và các quốc gia khác. Các nước lớn đang tìm cách vẽ một bản đồ mới tại Bắc Phi và Địa Trung Hải và nghị quyết số 1973 là cơ hội lớn để thực hiện điều này”.


Sự thành công của cuộc nổi dậy tại Libya không chỉ tạo ra hiệu ứng Domino cho người dân thế giới Arab đứng lên lật đổ các chính phủ mà còn tạo ra một hiệu ứng Domino khác cho phép phương Tây tiếp tục tiến hành các chiến dịch can thiệp vào nội bộ của các nước bằng hình thức núp bóng dưới các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc.


Đã có những dấu hiệu cho thấy, phương Tây bắt đầu hướng mùi dùi vào Sirya sau khi tình hình tại Libya đã có những biến chuyển tốt đẹp hơn với họ.


Thế giới Arab đang đứng trước những nguy cơ tiềm ẩn xung đột và bất ổn rất lớn, bên cạnh đó, sự can thiệp thô bạo nhằm tạo ra một thế trận chính trị có lợi cho mình của phương Tây càng làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn.


Hiệu ứng Domino tại thế giới Arab diễn biến như thế nào, phụ thuộc rất lớn vào thái độ và hành động của phương Tây. Đã có những nhận định cho rằng, nếu thế kỷ 20 là thế kỷ của những cuộc xung đột giữa chủ nghĩa tư bản và xã hội chủ nghĩa. Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của những cuộc “xung đột năng lượng”. Tag: Chiến sự Libya - NATO



Quốc Việt 
Đất Việt

Tags: , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia