Với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tiếp tục tăng cao (tăng 1,17%), sau 2 tháng giảm tốc, việc thắt chặt tiền tệ chắc chắn sẽ quyết liệt hơn, khiến lãi suất tiền đồng đứng trước sức ép mới.
Mấy ngày qua, lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng đã tăng mạnh, lên mức 18%/năm với kỳ hạn 6 tháng, thay vì chỉ 14%/năm trước đó. Các kỳ hạn 3 - 6 tháng cũng giao dịch ở từ mức 13,38% đến gần 14%/năm.
Thực tế này phần nào cho thấy, sức ép trong huy động vốn của các ngân hàng tăng lên, buộc họ phải tìm vốn liên ngân hàng để bù đắp tạm thời về thanh khoản, do đó đã đẩy lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng cao.
Trong lúc này, lãi suất thực trong huy động vốn của các ngân hàng thương mại khó giảm sớm như kỳ vọng. Phó tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần cho biết: "Chúng tôi không vui mừng gì khi phải neo lãi suất ở mức cao. Thế nhưng, không thể giảm lãi suất đầu vào trước sức ép lạm phát hiện nay, nhất là khi giá vàng đang tăng mạnh".
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM cho biết, huy động vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tính đến cuối tháng 6/2011 đạt 819.000 tỷ đồng, tăng 1,58% so với cuối năm 2010. Trong đó, huy động ngoại tệ tăng 7,5%, huy động vốn tiền đồng giảm 0,73%.
Vốn tiền đồng huy động của các ngân hàng thương mại giảm, khi lãi suất tiết kiệm vẫn ở mức cao là do tình hình khó khăn kéo dài nên các doanh nghiệp phải tận dụng hết các nguồn vốn tự có để phục vụ sản xuất, kinh doanh, đồng thời bổ sung vốn lưu động, thay vì gửi tiết kiệm hay lưu giữ một lượng tiền trên tài khoản thanh toán như trước đây.
Thêm nữa, lãi suất tiền đồng dù đã vượt trần, song đang đứng trước thách thức mới do CPI tăng cao trở lại. Trong khi đó, cạnh tranh huy động vốn giữa các ngân hàng để đón đầu nhu cầu vốn của khách hàng vào cuối năm cũng là yếu tố góp phần tạo thêm sức ép đối với lãi suất tiền đồng.
Nếu như đầu tháng 7/2011, với khoản tiền gửi từ 500 - 800 triệu đồng, khách hàng không còn được "mặc cả" lãi suất, thì tình trạng này đã bắt đầu tái diễn ở các ngân hàng cổ phần nhỏ. Thậm chí, một số đơn vị còn "chèo kéo" khách hàng, với mức lãi suất tiết kiệm tiền đồng lên 18 - 19%/năm đối với khoản tiền gửi 500 triệu đồng.
TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia khẳng định: "Mặt bằng lãi suất chỉ có thể giảm khi lạm phát theo chiều hướng giảm nhiệt". Theo ông Lịch, khả năng CPI sẽ được kiểm soát tốt hơn trong những tháng còn lại của năm, vì thế lãi suất huy động tiền đồng cũng có cơ hội để điều chỉnh.
Để kiểm soát lạm phát, cần tiếp tục thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý như đã nêu trong Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng, giảm dần lãi suất cho vay. Vì vậy, kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới 20% vẫn là mục tiêu điều hành của Ngân hàng Nhà nước thời gian tới. Trong đó, với tín dụng phi sản xuất, các ngân hàng thương mại phải chấp hành việc điều chỉnh tỷ lệ dư nợ về mức 16% vào cuối năm.
Tín dụng thắt chặt, cộng với áp lực lãi suất cao, khiến dư nợ của hệ thống ngân hàng tăng trưởng chậm, chỉ mới đạt trên 7% tính đến cuối tháng 6/2011. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, điều đó sẽ góp phần tác động tích cực đến xu hướng giảm nhiệt lãi suất tiền đồng trong những tháng cuối năm. Lý do là, khi không cho vay được, ngân hàng sẽ phải giảm chi phí đầu vào, khơi thông dòng tín dụng.
Mấy ngày qua, lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng đã tăng mạnh, lên mức 18%/năm với kỳ hạn 6 tháng, thay vì chỉ 14%/năm trước đó. Các kỳ hạn 3 - 6 tháng cũng giao dịch ở từ mức 13,38% đến gần 14%/năm.
Thực tế này phần nào cho thấy, sức ép trong huy động vốn của các ngân hàng tăng lên, buộc họ phải tìm vốn liên ngân hàng để bù đắp tạm thời về thanh khoản, do đó đã đẩy lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng cao.
Trong lúc này, lãi suất thực trong huy động vốn của các ngân hàng thương mại khó giảm sớm như kỳ vọng. Phó tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần cho biết: "Chúng tôi không vui mừng gì khi phải neo lãi suất ở mức cao. Thế nhưng, không thể giảm lãi suất đầu vào trước sức ép lạm phát hiện nay, nhất là khi giá vàng đang tăng mạnh".
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM cho biết, huy động vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tính đến cuối tháng 6/2011 đạt 819.000 tỷ đồng, tăng 1,58% so với cuối năm 2010. Trong đó, huy động ngoại tệ tăng 7,5%, huy động vốn tiền đồng giảm 0,73%.
Vốn tiền đồng huy động của các ngân hàng thương mại giảm, khi lãi suất tiết kiệm vẫn ở mức cao là do tình hình khó khăn kéo dài nên các doanh nghiệp phải tận dụng hết các nguồn vốn tự có để phục vụ sản xuất, kinh doanh, đồng thời bổ sung vốn lưu động, thay vì gửi tiết kiệm hay lưu giữ một lượng tiền trên tài khoản thanh toán như trước đây.
Thêm nữa, lãi suất tiền đồng dù đã vượt trần, song đang đứng trước thách thức mới do CPI tăng cao trở lại. Trong khi đó, cạnh tranh huy động vốn giữa các ngân hàng để đón đầu nhu cầu vốn của khách hàng vào cuối năm cũng là yếu tố góp phần tạo thêm sức ép đối với lãi suất tiền đồng.
Nếu như đầu tháng 7/2011, với khoản tiền gửi từ 500 - 800 triệu đồng, khách hàng không còn được "mặc cả" lãi suất, thì tình trạng này đã bắt đầu tái diễn ở các ngân hàng cổ phần nhỏ. Thậm chí, một số đơn vị còn "chèo kéo" khách hàng, với mức lãi suất tiết kiệm tiền đồng lên 18 - 19%/năm đối với khoản tiền gửi 500 triệu đồng.
TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia khẳng định: "Mặt bằng lãi suất chỉ có thể giảm khi lạm phát theo chiều hướng giảm nhiệt". Theo ông Lịch, khả năng CPI sẽ được kiểm soát tốt hơn trong những tháng còn lại của năm, vì thế lãi suất huy động tiền đồng cũng có cơ hội để điều chỉnh.
Để kiểm soát lạm phát, cần tiếp tục thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý như đã nêu trong Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng, giảm dần lãi suất cho vay. Vì vậy, kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới 20% vẫn là mục tiêu điều hành của Ngân hàng Nhà nước thời gian tới. Trong đó, với tín dụng phi sản xuất, các ngân hàng thương mại phải chấp hành việc điều chỉnh tỷ lệ dư nợ về mức 16% vào cuối năm.
Tín dụng thắt chặt, cộng với áp lực lãi suất cao, khiến dư nợ của hệ thống ngân hàng tăng trưởng chậm, chỉ mới đạt trên 7% tính đến cuối tháng 6/2011. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, điều đó sẽ góp phần tác động tích cực đến xu hướng giảm nhiệt lãi suất tiền đồng trong những tháng cuối năm. Lý do là, khi không cho vay được, ngân hàng sẽ phải giảm chi phí đầu vào, khơi thông dòng tín dụng.
(theo Báo đầu tư)
0 nhận xét