Sau 3 tháng vướng vào vòng lao lý, ngày 23-8, cựu Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn được tuyên bố trắng án. Vụ án này có lẽ sẽ được xếp vào dạng kỳ án vì cách thức bộ máy tư pháp Mỹ xử lý từ việc bắt vội vàng một yếu nhân chỉ vì lời tố cáo chưa được thẩm định, rồi đến việc các luật sư của ông là người đầu tiên tìm bằng chứng chứng minh ông vô tội chứ không phải là các nhà điều tra Mỹ, và giờ đây vị thẩm phán chỉ mất vài phút sau khi nghe công tố viên trình bày bằng chứng đã quyết định ông trắng án.
Nghi vấn thứ nhất liên quan đến năng lực và trách nhiệm của một trong những cơ quan quyền lực nhất nước Mỹ, quốc gia tự hào có nền pháp lý hoàn hảo. Tòa án tối cao tại bang New York (Mỹ) đã đồng ý đề nghị của công tố viên bác bỏ mọi cáo buộc ông Strauss-Kahn tấn công tình dục nữ nhân viên dọn phòng khách sạn Sofitel sau khi các công tố viên cho rằng bà này khai không trung thực.
Họ cho bà này đã “không thành thật một cách có hệ thống trong nhiều vấn đề cả lớn lẫn nhỏ”, từ khai thuế, đơn xin tị nạn cho đến lý do về vụ cưỡng dâm tập thể mà bà là nạn nhân hồi còn ở Guinea… Nhưng dư luận cũng còn nhiều thắc mắc. Điều đáng chú ý là luật sư của người hầu phòng tố cáo các công tố viên đã không cho bà này quyền tiếp cận công lý khi họ làm ngơ những bằng chứng pháp y.
Nghi vấn thứ hai là nếu ông Strauss-Kahn thực sự vô tội thì liệu ông có phải là nạn nhân của một vụ “ám sát chính trị” nhằm loại ông khỏi vị trí người đứng đầu IMF và ngăn ông tham gia tranh cử Tổng thống Pháp vì ông ta không thân thiện với Mỹ như Tổng thống Sarkozy? Trong lịch sử chính trị Đông Tây kim cổ, chuyện này không hiếm. Trái với những người tiền nhiệm ở IMF, ông Kahn không có liên kết trực tiếp với một định chế ngân hàng hay tài chính nào, luôn thúc đẩy cải cách IMF trong đó thách thức vai trò áp đảo của Mỹ trong tổ chức này.
Nghi vấn thứ hai là nếu ông Strauss-Kahn thực sự vô tội thì liệu ông có phải là nạn nhân của một vụ “ám sát chính trị” nhằm loại ông khỏi vị trí người đứng đầu IMF và ngăn ông tham gia tranh cử Tổng thống Pháp vì ông ta không thân thiện với Mỹ như Tổng thống Sarkozy? Trong lịch sử chính trị Đông Tây kim cổ, chuyện này không hiếm. Trái với những người tiền nhiệm ở IMF, ông Kahn không có liên kết trực tiếp với một định chế ngân hàng hay tài chính nào, luôn thúc đẩy cải cách IMF trong đó thách thức vai trò áp đảo của Mỹ trong tổ chức này.
Ông Kahn là “cục cưng” của đảng Xã hội Pháp, vì vậy nếu nhân vật này trở thành Tổng thống Pháp thì một chính phủ của đảng Xã hội ra đời sẽ là một thất bại nghiêm trọng của Mỹ, đi ngược với xu thế những năm gần đây trên sân khấu chính trị châu Âu, khi các chính phủ thân Mỹ được bầu ra cả ở Pháp lẫn ở Đức.
Giả thuyết trên đã được củng cố khi cùng ngày 28-6 bà Christine Lagarde, Bộ trưởng Kinh tế, Tài chính và Kỹ nghệ của Pháp, được chính thức chọn làm Tổng Giám đốc IMF, thì các công tố viên cho biết nữ dọn phòng đã đưa lời khai giả cho bồi thẩm đoàn. Vài ngày sau đó, ngày 2-7, tòa bãi bỏ lệnh quản chế ông Dominique Strauss Kahn, ra lệnh hoàn trả cho ông 6 triệu USD tiền bảo lãnh và tiền thế chân vì có sự nghi ngờ về tư cách và lời khai của nguyên cáo?!
Dư luận cũng cho rằng ông Strass-Kahn không chỉ là nạn nhân của hệ thống tư pháp Mỹ, của một âm mưu nào đó (nếu có) mà còn là nạn nhân của truyền thông khi họ xới tung đời tư ông này lên với những câu chuyện mà đến giờ chưa có nguồn tin độc lập nào khẳng định, không chỉ làm cho dư luận mà có thể là cả cơ quan xét xử nhận định lệch lạc bản án.
Vụ án bị hủy, ông Strauss-Kahn được trả tự do và sẽ trở về Pháp sau khi người ta đã an bài một Tổng Giám đốc IMF mới, làm mất thanh danh một đối thủ nặng ký của Tổng thống Pháp đương nhiệm. Và vẫn chưa nghe có lời xin lỗi nào được gửi đến nạn nhân.
Giả thuyết trên đã được củng cố khi cùng ngày 28-6 bà Christine Lagarde, Bộ trưởng Kinh tế, Tài chính và Kỹ nghệ của Pháp, được chính thức chọn làm Tổng Giám đốc IMF, thì các công tố viên cho biết nữ dọn phòng đã đưa lời khai giả cho bồi thẩm đoàn. Vài ngày sau đó, ngày 2-7, tòa bãi bỏ lệnh quản chế ông Dominique Strauss Kahn, ra lệnh hoàn trả cho ông 6 triệu USD tiền bảo lãnh và tiền thế chân vì có sự nghi ngờ về tư cách và lời khai của nguyên cáo?!
Dư luận cũng cho rằng ông Strass-Kahn không chỉ là nạn nhân của hệ thống tư pháp Mỹ, của một âm mưu nào đó (nếu có) mà còn là nạn nhân của truyền thông khi họ xới tung đời tư ông này lên với những câu chuyện mà đến giờ chưa có nguồn tin độc lập nào khẳng định, không chỉ làm cho dư luận mà có thể là cả cơ quan xét xử nhận định lệch lạc bản án.
Vụ án bị hủy, ông Strauss-Kahn được trả tự do và sẽ trở về Pháp sau khi người ta đã an bài một Tổng Giám đốc IMF mới, làm mất thanh danh một đối thủ nặng ký của Tổng thống Pháp đương nhiệm. Và vẫn chưa nghe có lời xin lỗi nào được gửi đến nạn nhân.
XUÂN HẠNH
SGGP
0 nhận xét