Ngày 4 và 5-8, đồng loạt các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới giảm điểm mạnh sau khi các thông tin về việc làm tại Mỹ, về cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu được công bố. Chưa bao giờ những dự đoán về cuộc khủng hoảng kinh tế lần thứ hai lại rộ lên như thời điểm hiện nay…
- Hiệu ứng domino chứng khoán
Các thông tin tích cực về việc làm được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 5-8 cũng không cứu nổi thị trường chứng khoán Mỹ rớt điểm trong ngày thứ 2 liên tiếp.
Theo đó, đã có thêm việc làm cho 117.000 lao động trong tháng 7 vừa qua, trong đó khu vực tư nhân tạo ra 154.000 việc làm bù đắp cho 37.000 người mất việc làm ở khu vực công. Mặc dù số việc làm tạo ra có tăng hơn kỳ vọng và cao hơn tháng 6 (46.000 việc làm), nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ vẫn ở mức cao 9.1% với 14,1 triệu người không có việc làm. Vì vậy, đến các phiên giao dịch buổi trưa ngày 5-8 (giờ địa phương), chỉ số Dow Jones giảm 1,9% xuống còn 11.168,17 điểm. Chỉ số S&P giảm 2,5%, trong khi chỉ số Nasdaq cũng giảm 3,4%.
Các nhà đầu tư đau đầu khi chứng khoán giảm điểm. |
Trước đó, thị trường chứng khoán Mỹ đã có phiên rớt điểm mạnh trong ngày 4-8. Chỉ số công nghiệp Dow Jones của Mỹ đã giảm 4,3%, còn 11.383,68 điểm - mức thấp nhất từ tháng 12-2008, thời điểm cơn bão khủng hoảng tài chính hoành hành tại Mỹ. Chỉ số S&P 500 cũng rớt 4,8% trong khi con số này của Nasdaq là 5,1%. Theo mô tả của AP, không nhà đầu tư nào có thể ngủ được nếu chưa bán hết cổ phiếu của mình. Làn sóng đại hạ giá cổ phiếu tràn ngập thị trường chứng khoán Mỹ.
Ngay lập tức, hiệu ứng domino đã xuất hiện tại các thị trường chứng khoán ở 2 lục địa Á, Âu. Trong phiên giao dịch ngày 5-8, thị trường chứng khoán Tokyo (Nhật Bản) giảm 3,72%; Hồng Công (Trung Quốc) giảm 4,75%; Sydney (Australia) giảm 4,05%; Seoul (Hàn Quốc) giảm 3,30%... Thị trường chứng khoán London (Anh) giảm 2,71% trong phiên giao dịch đóng cửa ngày 5-8; chỉ số SMI Thụy Sĩ giảm 2,14%; DAX Frankfurt (Đức) giảm 2,78%...
Ngay lập tức, hiệu ứng domino đã xuất hiện tại các thị trường chứng khoán ở 2 lục địa Á, Âu. Trong phiên giao dịch ngày 5-8, thị trường chứng khoán Tokyo (Nhật Bản) giảm 3,72%; Hồng Công (Trung Quốc) giảm 4,75%; Sydney (Australia) giảm 4,05%; Seoul (Hàn Quốc) giảm 3,30%... Thị trường chứng khoán London (Anh) giảm 2,71% trong phiên giao dịch đóng cửa ngày 5-8; chỉ số SMI Thụy Sĩ giảm 2,14%; DAX Frankfurt (Đức) giảm 2,78%...
Xu thế giảm điểm ở các thị trường Á, Âu còn xuất phát từ tâm lý hoang mang, lo sợ của các nhà đầu tư sau khi Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), ông Jose Manuel Barroso, kêu gọi tăng cường các cơ chế giải quyết vấn đề nợ công đang có nguy cơ lan rộng sang các nước khác.
Phát biểu của ông Barroso đưa ra sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thông báo có thể sẽ tái sử dụng các biện pháp nới lỏng tín dụng khẩn cấp, trong đó một số giải pháp đã được ban hành trong thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính đạt đỉnh. Tuy nhiên, những nỗ lực của ECB nhằm khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư đến nay vẫn chưa có hiệu quả từ các biện pháp trên.
Phát biểu của ông Barroso đưa ra sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thông báo có thể sẽ tái sử dụng các biện pháp nới lỏng tín dụng khẩn cấp, trong đó một số giải pháp đã được ban hành trong thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính đạt đỉnh. Tuy nhiên, những nỗ lực của ECB nhằm khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư đến nay vẫn chưa có hiệu quả từ các biện pháp trên.
Trong khi đó, cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu hiện đang mon men đến Ý và Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ 3 và thứ 4 của châu Âu. Sau khi các gói cứu trợ dành cho Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha, Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhiều khả năng phải đưa ra giải pháp tương tự để giúp Ý và Tây Ban Nha trong thời gian tới.
- Tiếp tục khủng hoảng kinh tế
Theo tờ Financial Post (Canada), với việc các thị trường tài chính đang rối loạn, nợ công tràn lan và sự tăng trưởng kinh tế giảm sút, kinh tế thế giới có thể một lần nữa phải đối mặt với cuộc khủng hoảng mới. Tuy nhiên, tình hình hiện nay còn đáng quan ngại hơn hồi năm 2008. Hiện đang có nhiều lo ngại về nguy cơ Mỹ bị hạ cấp tín dụng và cuộc tấn công trên thị trường trái phiếu Ý khiến người ta đặt câu hỏi về khả năng đứng vững lâu dài của châu Âu. Giá trị cổ phiếu ngân hàng Mỹ và châu Âu đang giảm gần tới mức thấp giống thời Lehman Brother phá sản.
Ông Sylvain Broyer, nhà phân tích thuộc Công ty tài chính Natixis (Pháp), nhận định: “Sự khác biệt giữa năm 2008 và hiện nay là thế giới không chỉ đứng trước cuộc khủng hoảng tiền tệ và ngân hàng mà còn đứng trước cuộc khủng hoảng nợ công”.
Trong khi đó, việc hợp tác giải quyết khủng hoảng sắp tới cũng gặp nhiều khó khăn khi các ngân hàng trung ương ít có khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ như họ đã làm 3 năm trước đây; các chính phủ kẹt tiền mặt không thể tăng chi tiêu nhiều như trước hoặc không thể tung gói cứu trợ ngày lập tức; và sự xáo trộn chính trị tại một số quốc gia khiến việc hoạch định chính sách toàn cầu trở nên khó khăn hơn.
Việc Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ quyết định cắt giảm lãi suất hôm 3-8 để chống lại việc tăng giá quá nhanh của đồng franc Thụy Sĩ được một số nhà phân tích coi là nỗ lực phối hợp giữa các Ngân hàng Trung ương trong nhóm 20 nền kinh tế phát triển và đang phát triển (G-20) nhằm ổn định thị trường.
Việc Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ quyết định cắt giảm lãi suất hôm 3-8 để chống lại việc tăng giá quá nhanh của đồng franc Thụy Sĩ được một số nhà phân tích coi là nỗ lực phối hợp giữa các Ngân hàng Trung ương trong nhóm 20 nền kinh tế phát triển và đang phát triển (G-20) nhằm ổn định thị trường.
Steen Jakobsen, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng đầu tư Saxo (Đan Mạch), cho rằng dường như các nước G-20 sẽ để các ngân hàng trung ương hành động tương đối linh hoạt và nhanh chóng để xử lý những biến động thị trường. Nhưng nếu tình hình kinh tế tiếp tục xấu đi, có lẽ với việc giá chứng khoán toàn cầu giảm thêm 10%, các chính phủ G-20 có thể buộc phải đưa ra một cam kết hành động phối hợp, như đã làm tại Hội nghị thượng đỉnh London tháng 4-2009.
Tuy nhiên, giờ đây các chính phủ có thể khó tìm một sự đồng thuận như hồi năm 2009. Tổng thống Mỹ Barack Obama đang bị yếu thế về chính trị và những phương án lựa chọn chính sách kinh tế của ông đang bị thu hẹp do cuộc chiến về nâng trần nợ tại Mỹ. Thêm vào đó là các cuộc bầu cử quan trọng dự kiến sẽ diễn ra tại Mỹ, Đức và Pháp trong vòng 2 năm tới.
Tuy nhiên, giờ đây các chính phủ có thể khó tìm một sự đồng thuận như hồi năm 2009. Tổng thống Mỹ Barack Obama đang bị yếu thế về chính trị và những phương án lựa chọn chính sách kinh tế của ông đang bị thu hẹp do cuộc chiến về nâng trần nợ tại Mỹ. Thêm vào đó là các cuộc bầu cử quan trọng dự kiến sẽ diễn ra tại Mỹ, Đức và Pháp trong vòng 2 năm tới.
Trong cuộc khủng hoảng năm 2008-2009, IMF đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp phản ứng toàn cầu nhưng sau những xáo trộn về vị trí lãnh đạo vừa qua có thể ảnh hưởng tới sự nhất trí hành động.
| |
ĐỖ VĂN (Tổng hợp)
Theo SGGP
0 nhận xét