"Định bổ nhiệm ông A nhưng ông kê khai tài sản không trung thực là thôi. Việc này tôi nhớ là có rồi nhưng hiện nay chưa nhiều”, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng trao đổi với báo chí bên lề Lễ trao giải cuộc thi Sáng kiến Phòng chống tham nhũng Việt Nam 2011.>>Kê khai tài sản cán bộ, quan chức: “Một người thì kín, chín người thì hở”
- Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng để chống tham nhũng hiệu quả thì cần phải đẩy mạnh minh bạch. Vậy hiện tại những vấn đề, lĩnh vực nào hoàn toàn có thể minh bạch được để phòng chống tham nhũng nhưng chúng ta chưa thực hiện?
Về mặt chủ trương trong Chiến lược quốc gia về Phòng chống tham nhũng năm 2020 việc đó đã được đặt ra, tức là giảm thiểu tối đa những quy định về bí mật Nhà nước, bí mật công nghệ. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, cũng có một số cơ quan, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế thường lợi dụng đó là bí mật nghề nghiệp, kinh doanh… nên không cung cấp thông tin về tổ chức và hoạt động của mình.
Hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo sửa đổi văn bản pháp luật về bí mật Nhà nước. Cái nào thực sự làm phương hại đến an ninh quốc gia, nếu như thông tin đó lộ ra, làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục hoặc có tác dụng ngược đối với xã hội thì không công khai.
Còn về nguyên tắc, tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước, hoạt động tài chính của các doanh nghiệp, hoạt động đầu tư của các tập đoàn là phải được công khai. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, càng công khai càng minh bạch thì tham nhũng sẽ giảm.
- Hiện chúng ta đang tiến hành công khai, kê khai tài sản. Vậy khi đã công khai thì bên liên quan có được tiếp cận bản kê khai đó không, ví dụ báo chí, người dân?
Hiện nay không được tiếp cận vì theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng cơ bản chưa cho phép công khai. Các cụ đã nói "1 người thì kín, 9 người thì hở".
Ví dụ cơ quan tôi có 200 người từ chuyên viên chính trở lên mà biết được tài sản của tôi có nghĩa toàn xã hội biết. Bởi vì không ai cấm được ông nói này, ông nói kia và việc đó sẽ tự lan tỏa và đây là điểm Thanh tra Chính phủ đề xuất sửa đổi Luật phòng chống tham nhũng. Nếu Quốc hội đồng ý công khai bản kê khai tài sản thì lúc đó mọi đối tượng có thể tiếp cận. Còn bây giờ đối tượng tiếp cận trong phạm vi của Nghị định 68.
Phó Tổng thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng trao đổi với báo chí.
- Liên quan tính trung thực của việc kê khai tài sản, theo số liệu của Thanh tra Chính phủ, đến nay đã có bao nhiêu trường hợp kê khai gian dối bị phát hiện. Những trường hợp bị phát hiện mức xử lý cao nhất như thế nào?
Hình thức cao nhất là mất chức. Ví dụ định bổ nhiệm ông A nhưng ông không kê khai trung thực là thôi. Việc này tôi nhớ là có rồi nhưng hiện nay chưa nhiều. Nhưng để kiểm soát sự trung thực thì công khai bản kê khai tài sản chính là một phương thức kiểm soát.
- Theo ông thì tính chính xác, xác thực của bản kê khai tài sản như thế nào?
Trong Nghị định 37 mình chưa xác định nguyên tắc người kê khai tài sản, bây giờ trong Nghị định 68 có xác định nguyên tắc kê khai tài sản, tự kê khai và tự chịu trách nhiệm.
Nếu bây giờ nói tiền 50 triệu thì mình dễ đếm nhưng bức tranh này bảo 50 triệu hay 30 triệu thì cãi nhau nhiều lắm. Vậy thì ai xác định đồ vật đó có giá trị 50 triệu trở lên thì phải là người sở hữu nó.
Bây giờ nhìn vào đẹp, bảo phải 100 triệu, ông không kê khai là sai, ông khác bảo có cho tôi cũng chả lấy. Rất khác nhau. Nên xác định nguyên tắc người kê khai thì tự kê khai và tự chịu trách nhiệm và giải trình, chứng minh với cơ quan quản lý. Trong quá trình thẩm tra, xác minh tài sản, người ta phát hiện thông tin anh kê khai không trung thực thì anh phải giải trình được.
Theo tôi để chống tham nhũng của hiệu quả, ngoài sự nỗ lực của cơ quan Nhà nước thì phải phát huy vai trò của xã hội vì chỉ có cơ quan nhà nước là không đủ. Ví dụ như các em học sinh chống lại việc đóng tiền nộp cho cô giáo để kỳ thi dễ dàng hơn, nếu đa số ủng hộ thì ban cán sự cũng không làm gì được, giáo viên cũng không thể cho cả lớp trượt được, mà trong thực tế đã có việc như vậy, điển hình như vậy.
Hiện nay chúng ta đã xây dựng được một cơ chế giám sát cộng đồng, qua hoạt động thanh tra của chúng tôi cho thấy, thất thoát, lãng phí ở cơ sở là tương đối nhiều. Mức đầu tư cho một dự án ở xã, phường tưởng là rất ít, nhưng khi cộng, nhân tất cả các xã trong huyện vào thì con số rất lớn
- Ông vừa cho rằng ở cấp cơ sở thất thoát nhiều là bao nhiêu?
Tôi chỉ nói con số tương đối, nhưng đừng hiểu dự án có khoảng độ mấy chục triệu, mấy trăm triệu là không đáng kể. Nếu nhận thức như thế tôi cho là nguy hiểm. Việc 30 triệu hay tới 500 triệu ở từng xã một, bị thất thoát như thế thì thành lớn.
Nhiều người nói giờ phải tập trung ở dự án lớn, bao nhiêu nghìn tỉ mới đáng kể nhưng không phải. Chúng ta phải có giải pháp đồng bộ, từ cơ sở, từ dưới lên. Khi trên đã làm nghiêm cho cấp dưới thì cấp duới người ta sẽ giám sát cấp trên.
Ví dụ bây giờ cấp trên yêu cầu cấp dưới phải làm đúng pháp luật vậy thì cấp trên có một đề nghị gì mà không đúng pháp luật thì người ta sẽ có ý kiến, giúp cho giám sát cấp trên để cấp trên làm tốt hơn.
- Liên quan tính trung thực của việc kê khai tài sản, theo số liệu của Thanh tra Chính phủ, đến nay đã có bao nhiêu trường hợp kê khai gian dối bị phát hiện. Những trường hợp bị phát hiện mức xử lý cao nhất như thế nào?
Hình thức cao nhất là mất chức. Ví dụ định bổ nhiệm ông A nhưng ông không kê khai trung thực là thôi. Việc này tôi nhớ là có rồi nhưng hiện nay chưa nhiều. Nhưng để kiểm soát sự trung thực thì công khai bản kê khai tài sản chính là một phương thức kiểm soát.
- Theo ông thì tính chính xác, xác thực của bản kê khai tài sản như thế nào?
Trong Nghị định 37 mình chưa xác định nguyên tắc người kê khai tài sản, bây giờ trong Nghị định 68 có xác định nguyên tắc kê khai tài sản, tự kê khai và tự chịu trách nhiệm.
Nếu bây giờ nói tiền 50 triệu thì mình dễ đếm nhưng bức tranh này bảo 50 triệu hay 30 triệu thì cãi nhau nhiều lắm. Vậy thì ai xác định đồ vật đó có giá trị 50 triệu trở lên thì phải là người sở hữu nó.
Bây giờ nhìn vào đẹp, bảo phải 100 triệu, ông không kê khai là sai, ông khác bảo có cho tôi cũng chả lấy. Rất khác nhau. Nên xác định nguyên tắc người kê khai thì tự kê khai và tự chịu trách nhiệm và giải trình, chứng minh với cơ quan quản lý. Trong quá trình thẩm tra, xác minh tài sản, người ta phát hiện thông tin anh kê khai không trung thực thì anh phải giải trình được.
Theo tôi để chống tham nhũng của hiệu quả, ngoài sự nỗ lực của cơ quan Nhà nước thì phải phát huy vai trò của xã hội vì chỉ có cơ quan nhà nước là không đủ. Ví dụ như các em học sinh chống lại việc đóng tiền nộp cho cô giáo để kỳ thi dễ dàng hơn, nếu đa số ủng hộ thì ban cán sự cũng không làm gì được, giáo viên cũng không thể cho cả lớp trượt được, mà trong thực tế đã có việc như vậy, điển hình như vậy.
Hiện nay chúng ta đã xây dựng được một cơ chế giám sát cộng đồng, qua hoạt động thanh tra của chúng tôi cho thấy, thất thoát, lãng phí ở cơ sở là tương đối nhiều. Mức đầu tư cho một dự án ở xã, phường tưởng là rất ít, nhưng khi cộng, nhân tất cả các xã trong huyện vào thì con số rất lớn
- Ông vừa cho rằng ở cấp cơ sở thất thoát nhiều là bao nhiêu?
Tôi chỉ nói con số tương đối, nhưng đừng hiểu dự án có khoảng độ mấy chục triệu, mấy trăm triệu là không đáng kể. Nếu nhận thức như thế tôi cho là nguy hiểm. Việc 30 triệu hay tới 500 triệu ở từng xã một, bị thất thoát như thế thì thành lớn.
Nhiều người nói giờ phải tập trung ở dự án lớn, bao nhiêu nghìn tỉ mới đáng kể nhưng không phải. Chúng ta phải có giải pháp đồng bộ, từ cơ sở, từ dưới lên. Khi trên đã làm nghiêm cho cấp dưới thì cấp duới người ta sẽ giám sát cấp trên.
Ví dụ bây giờ cấp trên yêu cầu cấp dưới phải làm đúng pháp luật vậy thì cấp trên có một đề nghị gì mà không đúng pháp luật thì người ta sẽ có ý kiến, giúp cho giám sát cấp trên để cấp trên làm tốt hơn.
VnMedia
0 nhận xét