Người bán trộn lẫn quần áo, giày dép Trung Quốc vào hàng xuất khẩu để đánh lừa khách
Quần áo, giày dép xuất khẩu được một bộ phận người tiêu dùng ưa chuộng vì chất liệu tốt, mẫu mã đa dạng, sang trọng, độ bền cao… “Ăn theo” hàng xuất khẩu thứ thiệt, trên thị trường đang rộ lên nhiều hàng “dỏm”.
Giày xuất khẩu “made in Trung Quốc”
Chị Yến, chủ một cửa hàng chuyên bỏ mối sỉ giày xuất khẩu, cho biết hầu hết cửa hàng, chợ ở TPHCM cũng như Hà Nội đều nhập thêm hàng Trung Quốc về bán do nguồn hàng xuất khẩu ít, giá cao. Nếu không tinh ý và có kinh nghiệm mua hàng xuất khẩu thì người mua khó nhận biết đâu là hàng Trung Quốc, đâu là hàng xuất khẩu thật.
Hàng trong nước “lên đời”
Tháng trước, chị Linh, nhà ở quận 6 - TPHCM đến Saigon Square trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 1) mua một cái áo thun màu trắng, có kết chữ và hoa văn phía trước ngực được quảng cáo là hàng xuất khẩu, giá 120.000 đồng. Mới đây, đến khu vực chuyên bán quần áo xuất khẩu trên đường Trương Quốc Dung, quận Phú Nhuận, chị Linh thấy cái áo giống hệt của mình nhưng chất liệu vải, đường may đẹp hơn. Hỏi kỹ người bán hàng, mới biết cái áo chị đang mặc là hàng xuất khẩu “dỏm”. Thời gian gần đây, khách hàng chuộng hàng xuất khẩu, trong khi hàng xuất khẩu không có nhiều nên nhiều nơi đã mua vải, nguyên phụ liệu về “lên hàng” rồi quảng cáo là hàng xuất khẩu cho dễ bán. Ngoài ra, nhiều loại quần áo lấy về từ Trung Quốc, nhái các thương hiệu nổi tiếng rồi gắn mác “Made in Viet Nam” để đánh lừa người tiêu dùng.
Quản đốc một xí nghiệp may ở quận Bình Tân cho biết trước đây giày dép, quần áo xuất khẩu làm theo đơn đặt hàng của đối tác; nguyên phụ liệu còn dư, hàng tồn, sản phẩm lỗi… công ty cho công nhân may luôn và bán ra bên ngoài. Tuy nhiên, thời gian gần đây nhân công thiếu, chi phí cao cộng với đơn hàng hạn chế, đối tác không giao nguyên phụ liệu dư thừa như trước nên không còn hàng dư, hàng dạt để bán ra bên ngoài.
Giày xuất khẩu “made in Trung Quốc”
Tại một cửa hàng giày dép trên đường Lý Chính Thắng, quận 3 - TPHCM chúng tôi chứng kiến một người mua hàng đem đôi giày mới mua vài ngày đến cửa hàng để mắng vốn. Chị cho biết nhân viên bán hàng ở đây đã khẳng định đôi giày là hàng xuất khẩu 100% nên chị chấp nhận mua với giá 550.000 đồng. Tuy nhiên, mới mang 2 lần đã tróc keo, gót thì kêu lộp cộp, méo mó… Thấy khách bức xúc, ông chủ cửa hàng giải thích rằng không phải tất cả mặt hàng ở cửa tiệm ông đều là hàng xuất khẩu mà có cả hàng Trung Quốc nhưng do nhân viên không biết nên để khách hàng hiểu lầm. Sau một hồi tranh cãi, ông chỉ đồng ý trả lại cho chị 200.000 đồng, xem như bán cho chị đôi giày Trung Quốc giá 350.000 đồng.
Khách hàng chọn mua giày xuất khẩu tại một cửa hàng ở quận 3 - TPHCM
Chúng tôi ghé một cửa hàng khác cũng ở khu vực này, trước đây chuyên bán giày xuất khẩu nhưng gần đây có thêm nhiều loại giày mẫu mã đa dạng, màu sắc bắt mắt. Chúng tôi hỏi mua một đôi sandal hiệu Zara, chủ cửa hàng chắc giá 500.000 đồng và than thở “Mùa này đi lấy hàng vất vả lắm, vừa tốn kém chi phí lại mất nhiều thời gian nên bán giá đó không hề có lời”. Chúng tôi tò mò hỏi lấy hàng ở đâu mà vất vả thì chị này tiết lộ “hàng lấy ở tận ngoài Hà Nội, nhưng có khi phải lên cửa khẩu Móng Cái mới có!”. Chúng tôi tìm cách thoái thác, không dám bỏ ra 500.000 đồng để mua đôi giày xuất khẩu ở tận… Móng Cái. Chị Yến, chủ một cửa hàng chuyên bỏ mối sỉ giày xuất khẩu, cho biết hầu hết cửa hàng, chợ ở TPHCM cũng như Hà Nội đều nhập thêm hàng Trung Quốc về bán do nguồn hàng xuất khẩu ít, giá cao. Nếu không tinh ý và có kinh nghiệm mua hàng xuất khẩu thì người mua khó nhận biết đâu là hàng Trung Quốc, đâu là hàng xuất khẩu thật.
Hàng trong nước “lên đời”
Tháng trước, chị Linh, nhà ở quận 6 - TPHCM đến Saigon Square trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 1) mua một cái áo thun màu trắng, có kết chữ và hoa văn phía trước ngực được quảng cáo là hàng xuất khẩu, giá 120.000 đồng. Mới đây, đến khu vực chuyên bán quần áo xuất khẩu trên đường Trương Quốc Dung, quận Phú Nhuận, chị Linh thấy cái áo giống hệt của mình nhưng chất liệu vải, đường may đẹp hơn. Hỏi kỹ người bán hàng, mới biết cái áo chị đang mặc là hàng xuất khẩu “dỏm”. Thời gian gần đây, khách hàng chuộng hàng xuất khẩu, trong khi hàng xuất khẩu không có nhiều nên nhiều nơi đã mua vải, nguyên phụ liệu về “lên hàng” rồi quảng cáo là hàng xuất khẩu cho dễ bán. Ngoài ra, nhiều loại quần áo lấy về từ Trung Quốc, nhái các thương hiệu nổi tiếng rồi gắn mác “Made in Viet Nam” để đánh lừa người tiêu dùng.
Quản đốc một xí nghiệp may ở quận Bình Tân cho biết trước đây giày dép, quần áo xuất khẩu làm theo đơn đặt hàng của đối tác; nguyên phụ liệu còn dư, hàng tồn, sản phẩm lỗi… công ty cho công nhân may luôn và bán ra bên ngoài. Tuy nhiên, thời gian gần đây nhân công thiếu, chi phí cao cộng với đơn hàng hạn chế, đối tác không giao nguyên phụ liệu dư thừa như trước nên không còn hàng dư, hàng dạt để bán ra bên ngoài.
Kinh nghiệm chọn hàng xuất khẩu Chủ một cửa hàng chuyên bán giày xuất khẩu cho biết hàng xuất khẩu thường là hàng dôi dư, hàng tồn, hàng bị lỗi chút ít và được công ty bán trọn gói nên không có nhiều. Về giá cả, giá giày Trung Quốc rẻ hơn nhưng khi được gắn mác “giày xuất khẩu” thì sẽ được bán bằng giá giày xuất khẩu để khách khỏi nghi ngờ. Giày Trung Quốc luôn có màu sắc bắt mắt, kiểu dáng đa dạng, trẻ trung và có đủ kích cỡ nhưng đặc biệt không có cỡ lớn. Sử dụng hàng Trung Quốc được vài lần sẽ xuống màu, tróc keo và nhanh hư hỏng đế giày. Trong khi đó, hàng xuất khẩu thường không đủ size, kiểu dáng thô nhưng độ bền cao nên được người tiêu dùng ưa chuộng. |
Bài và ảnh: PHẠM ĐÌNH
NLĐ
0 nhận xét