Theo giới truyền thông Hàn Quốc, ông Lee Jae-oh, nghị sĩ đảng Quốc Đại và cũng là “cánh tay phải” của Tổng thống hôm qua tới đảo Ulleung, nằm cách đảo Dokdo (theo cách gọi của Hàn Quốc ) hay Takeshima (theo cách gọi của Nhật Bản) khoảng 90 km và dự kiến tới thăm đảo hòn đảo tranh chấp này trong hôm nay.
"Tôi sẽ cho cả thế giới biết Dokdo thuộc chủ quyền của Hàn Quốc. Tôi có nhiệm vụ bảo vệ ở đó để thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của chúng tôi", ông Lee tuyên bố trước khi đi đảo Ulleung. Nghị sĩ này cũng khẳng định sẽ ở lại Ulleung cho tới khi các nghị sĩ Nhật chịu rời đi.
Theo kế hoạch, ông Lee sẽ có cuộc gặp với dân cư địa phương và lực lượng bảo vệ bờ biển đồn trú trên đảo Dokdo.
Ông Lee vẫy chào đám đông trước khi lên đường đến đảo Ulleung. |
Trong khi đó, hãng tin AFP cho hay, ba nghị sĩ Nhật Bản vừa rời sân bay Haneda ở Tokyo để tới sân bay Gimpo, Seoul chuẩn bị cho chuyến thăm đảo tranh chấp Dokdo trong bốn ngày.
Trước đó, ngày 29/7, Hàn Quốc triệu tập Đại sứ Nhật Bản để phản đối kế hoạch tới thăm đảo Ulleung. Seoul cũng cảnh báo sẽ chặn đường đến đảo và buộc các nghị sĩ Nhật trở lại Tokyo. Tuy nhiên, các nghị sĩ Nhật Bản “phớt lờ” lời cảnh báo trên.
Nghị sĩ Nhật Yoshitaka Shindo tuyên bố tiếp tục thực hiện chuyến thăm tới vùng lãnh thổ mà Nhật Bản tuyên bố thuộc quyền chủ quyền của mình.
"Hàn Quốc đưa quân đội tới chiếm đóng một phần chắc chắn thuộc về lãnh thổ của chúng tôi. Chúng tôi không có ý định nổ súng ở đó. Chúng tôi chỉ muốn bày tỏ sự giận dữ của mình đối với người Hàn Quốc", ông Shindo nhấn mạnh.
Cùng lúc, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng bày tỏ "rất tiếc" về thái độ của Hàn Quốc trong bối cảnh quan hệ thân thiện và hợp tác giữa hai nước, đồng thời kêu gọi Seoul xem xét lại biện pháp này. Đại sứ Nhật Bản còn khẳng định, ba nghị sĩ trên "không có bất kỳ ý định nào gây ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ song phương".
Ngoại trưởng Nhật Bản Takeaki Matsumoto thì kêu gọi Chính phủ Hàn Quốc, các nghị sĩ Nhật Bản cũng như nhân dân hai nước "thể hiện sự bình tĩnh" đối với chuyến thăm này của các nghị sĩ Nhật.Cùng lúc, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng bày tỏ "rất tiếc" về thái độ của Hàn Quốc trong bối cảnh quan hệ thân thiện và hợp tác giữa hai nước, đồng thời kêu gọi Seoul xem xét lại biện pháp này. Đại sứ Nhật Bản còn khẳng định, ba nghị sĩ trên "không có bất kỳ ý định nào gây ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ song phương".
Đảo Ulleung là một địa danh du lịch và cũng là nơi được sử dụng làm căn cứ quân sự và hành chính của Hàn Quốc đối với quần đảo Dokdo tranh chấp với Nhật Bản.
0 nhận xét