Giáo sư Ngô Bảo Châu - người chứng minh thành công Bổ đề cơ bản Langlands - đã vinh dự nhận huy chương Fields, giải thưởng quốc tế danh giá được ví như một giải Nobel toán học. Cuối tháng 6 vừa qua, GS Ngô Bảo Châu đã về Việt Nam và ở lại đến hết tháng 9.
"Lần này về nước, các hoạt động chủ yếu của tôi là tham gia vào công tác nghiên cứu khoa học và tổ chức của Viện Nghiên cứu cao cấp về toán học. Ngoài ra, tôi cũng sắp xếp một số buổi giảng bài cho học sinh, sinh viên và nghiên cứu sinh của Viện Toán học Việt Nam", GS Châu cho biết.
Lấy vợ sớm và... toán học
Trong buổi giao lưu tại Trung tâm bồi dưỡng tài năng công nghệ trẻ FYT ngày 6/8 vừa qua, khi được đặt câu hỏi về về vai trò của việc lập gia đình sớm đối với phát triển sự nghiệp, GS Ngô Bảo Châu đã thẳng thắn bày tỏ: "Một số người yêu toán quá dồn toàn bộ suy nghĩ của mình vào toán học. Họ chỉ dùng lập luận, coi cả cuộc sống là đối tượng toán học mà bỏ qua khả năng quan sát. Trong khi toán học cũng là một phần của cuộc sống, nhưng không phải tất cả. Phụ nữ không phải đối tượng của toán học! Tôi chỉ cho rằng, nên biết cân bằng cuộc sống. Còn chuyện lấy vợ sớm phụ thuộc vào tính cách và khả năng của mỗi người, tôi không có bình luận gì về chuyện lấy vợ sớm hay muộn cả".
Với phong thái cởi mở và dí dỏm, chủ nhân giải Fields còn ví von "chỉ yêu từng người một, không yêu nhiều người cùng một lúc", thay vì đưa ra đáp án trực tiếp giải đề: "Anh có bao giờ làm 2 bài toán cùng lúc? Anh đang làm 1 bài toán và có 1 bài toán khác hấp dẫn anh?".
Nhắc tới chuyện tình của GS Ngô Bảo Châu, bạn thân Hoàng Gia Hiệp, hiện là phó Tổng giám đốc Công ty Tài chính Vinashin, tiết lộ: Bảo Châu và Bảo Thanh (vợ của Giáo sư) yêu nhau từ hồi còn trẻ. Hai người thật sự rất kín chuyện này. "Qua mẹ Châu, tôi biết anh rất si tình, đến mức mà nhiều khi mẹ anh cũng cảm thấy xót con. Nghe đâu bố mẹ Châu bắt phải học xong đại học mới cho lấy vợ. Thế là cậu chỉ mất 3 năm là tốt nghiệp cử nhân, để còn lấy vợ. Châu cưới năm 22 tuổi", ông Hiệp cho hay.
"Hy vọng thu hút nhiều bạn trẻ say mê toán"
Với vai trò là Giám đốc khoa học đầu tiên của Viện nghiên cứu cao cấp về toán học, GS Ngô Bảo Châu sẽ đưa ra những định hướng để xây dựng Viện là nơi tập hợp đội ngũ tri thức, những người yêu thích và đam mê toán học đến để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. Ngoài ra, GS Châu cũng sẽ liên hệ, mời những giáo sư, tiến sĩ toán học có trình độ, kinh nghiệm trên thế giới đến Việt Nam giảng dạy cho học sinh, nghiên cứu sinh. "Tôi hy vọng, Viện nghiện cứu cao cấp về toán học sẽ thu hút được nhiều bạn trẻ say mê toán, các nhà khoa học trẻ tuổi", GS Châu nói.
Lúc 9h sáng ngày 23/6/ 2011, tại trụ sở của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, GS Ngô Bảo Châu đã có bài giảng đầu tiên để bắt đầu một chuỗi các hoạt động khoa học khai trương Viện này. GS Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, cho biết: "Tôi để ý theo dõi cách GS. Ngô Bảo Châu giảng bài. Anh nói hoàn toàn bằng tiếng Việt, không lai từ Tây, vừa nói vừa dùng phấn viết nhanh lên bảng bằng tiếng Anh rất chuẩn mực, theo thói quen, vì anh đã từng giảng bài ở nhiều nơi trên thế giới bằng tiếng Anh"
"Tôi lại rất thích kiểu "2 trong 1" này, vì ở dưới các thính giả toán học trẻ Việt Nam còn được học thêm từ vựng toán học bằng tiếng Anh. Trong suốt bài giảng hơn hai giờ, GS. Châu không hề dùng Powerpoint, không hề nhìn một trang tài liệu, giáo án nào, tất cả đều từ trong đầu mà ra, vừa nói vừa viết một cách từ tốn, sinh động, hấp dẫn", GS Trần Văn Nhung nhận xét.
Trong buổi chiều giao lưu với SV ĐH Sư phạm Huế ngày 1/7, có nhiều ý kiến hỏi về việc làm thế nào để học tốt môn Toán, cũng như bí quyết của GS trong việc giải mã những vấn đề lớn của toán học, GS Ngô Bảo Châu cho rằng: “Muốn giỏi chúng ta phải có niềm đam mê. Trong thời gian từ năm 2003 đến năm 2004, tôi đã từng gặp những khó khăn thậm chí là có thể bỏ dở công việc nghiên cứu toán học, Tuy nhiên, khi được các thầy giáo của mình ở Pháp cho những lời khuyên bổ ích, tôi đã quyết định gắn bó cuộc đời mình với toán học. Niềm đam mê cùng với sự kiên trì, tự tin trước mọi vấn đề sẽ giúp bạn thành công”.
Theo GS Ngô Bảo Châu, mấu chốt để có thể vực dậy việc dạy toán cũng như giáo dục phổ thông hiện nay là tính chủ động: sự chủ động của tất cả các thành phần giáo viên, học sinh, phụ huynh… Cũng giống như khoán 10 thành công vì mỗi người, mỗi đơn vị tự lo vậy và giáo dục cũng cần sự chủ động như thế. Chờ đợi cơ chế thì rất lâu, mà từ trên áp xuống cho tất cả thì lại khó, nên mỗi nơi tự chủ động tìm ra phương pháp và có trách nhiệm hơn với việc mình làm...
"Ở các nước phát triển, các nhà khoa học được tạo điều kiện tối đa để tập trung vào công việc nghiên cứu chuyên môn. Tôi nghĩ không thể ngày một ngày hai Việt Nam có được điều kiện như vậy, nhưng chúng ta phải làm từng bước, từng bước để đạt được điều đó. Song tôi cho rằng, Việt Nam có thể làm được điều này: tổ chức những nhóm làm việc về những đề án nghiên cứu lớn, trong đó có sự tham gia của các nhà khoa học trong nước cũng như các nhà khoa học trẻ người Việt ở nước ngoài để họ thấy ở Việt Nam, họ cũng có cơ hội và có thể làm được khoa học, sống được bằng khoa học”.
"Lần này về nước, các hoạt động chủ yếu của tôi là tham gia vào công tác nghiên cứu khoa học và tổ chức của Viện Nghiên cứu cao cấp về toán học. Ngoài ra, tôi cũng sắp xếp một số buổi giảng bài cho học sinh, sinh viên và nghiên cứu sinh của Viện Toán học Việt Nam", GS Châu cho biết.
Lấy vợ sớm và... toán học
Trong buổi giao lưu tại Trung tâm bồi dưỡng tài năng công nghệ trẻ FYT ngày 6/8 vừa qua, khi được đặt câu hỏi về về vai trò của việc lập gia đình sớm đối với phát triển sự nghiệp, GS Ngô Bảo Châu đã thẳng thắn bày tỏ: "Một số người yêu toán quá dồn toàn bộ suy nghĩ của mình vào toán học. Họ chỉ dùng lập luận, coi cả cuộc sống là đối tượng toán học mà bỏ qua khả năng quan sát. Trong khi toán học cũng là một phần của cuộc sống, nhưng không phải tất cả. Phụ nữ không phải đối tượng của toán học! Tôi chỉ cho rằng, nên biết cân bằng cuộc sống. Còn chuyện lấy vợ sớm phụ thuộc vào tính cách và khả năng của mỗi người, tôi không có bình luận gì về chuyện lấy vợ sớm hay muộn cả".
Với phong thái cởi mở và dí dỏm, chủ nhân giải Fields còn ví von "chỉ yêu từng người một, không yêu nhiều người cùng một lúc", thay vì đưa ra đáp án trực tiếp giải đề: "Anh có bao giờ làm 2 bài toán cùng lúc? Anh đang làm 1 bài toán và có 1 bài toán khác hấp dẫn anh?".
Cuối tháng 6 vừa qua, GS Ngô Bảo Châu đã về Việt Nam và ở lại làm việc đến hết tháng 9/2011. |
"Hy vọng thu hút nhiều bạn trẻ say mê toán"
Với vai trò là Giám đốc khoa học đầu tiên của Viện nghiên cứu cao cấp về toán học, GS Ngô Bảo Châu sẽ đưa ra những định hướng để xây dựng Viện là nơi tập hợp đội ngũ tri thức, những người yêu thích và đam mê toán học đến để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. Ngoài ra, GS Châu cũng sẽ liên hệ, mời những giáo sư, tiến sĩ toán học có trình độ, kinh nghiệm trên thế giới đến Việt Nam giảng dạy cho học sinh, nghiên cứu sinh. "Tôi hy vọng, Viện nghiện cứu cao cấp về toán học sẽ thu hút được nhiều bạn trẻ say mê toán, các nhà khoa học trẻ tuổi", GS Châu nói.
GS Ngô Bảo Châu đã có bài giảng đầu tiên để bắt đầu một chuỗi các hoạt động khoa học khai trương Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán. |
"Tôi lại rất thích kiểu "2 trong 1" này, vì ở dưới các thính giả toán học trẻ Việt Nam còn được học thêm từ vựng toán học bằng tiếng Anh. Trong suốt bài giảng hơn hai giờ, GS. Châu không hề dùng Powerpoint, không hề nhìn một trang tài liệu, giáo án nào, tất cả đều từ trong đầu mà ra, vừa nói vừa viết một cách từ tốn, sinh động, hấp dẫn", GS Trần Văn Nhung nhận xét.
GS Ngô Bảo Châu giảng bài ở ĐH Sư phạm Huế. |
Theo GS Ngô Bảo Châu, mấu chốt để có thể vực dậy việc dạy toán cũng như giáo dục phổ thông hiện nay là tính chủ động: sự chủ động của tất cả các thành phần giáo viên, học sinh, phụ huynh… Cũng giống như khoán 10 thành công vì mỗi người, mỗi đơn vị tự lo vậy và giáo dục cũng cần sự chủ động như thế. Chờ đợi cơ chế thì rất lâu, mà từ trên áp xuống cho tất cả thì lại khó, nên mỗi nơi tự chủ động tìm ra phương pháp và có trách nhiệm hơn với việc mình làm...
"Ở các nước phát triển, các nhà khoa học được tạo điều kiện tối đa để tập trung vào công việc nghiên cứu chuyên môn. Tôi nghĩ không thể ngày một ngày hai Việt Nam có được điều kiện như vậy, nhưng chúng ta phải làm từng bước, từng bước để đạt được điều đó. Song tôi cho rằng, Việt Nam có thể làm được điều này: tổ chức những nhóm làm việc về những đề án nghiên cứu lớn, trong đó có sự tham gia của các nhà khoa học trong nước cũng như các nhà khoa học trẻ người Việt ở nước ngoài để họ thấy ở Việt Nam, họ cũng có cơ hội và có thể làm được khoa học, sống được bằng khoa học”.
Theo Đất Việt
0 nhận xét