“Giá xăng dầu thế giới đã bắt đầu tăng trở lại, hiện một lít xăng dầu bán ra theo giá cơ sở đang chênh với giá hiện hành là âm 600 đồng đối với xăng, dầu diesel âm 400 đồng, còn dầu mazút cũng âm gần 500 đồng. Điều này có nghĩa nếu trong thời gian ngắn không có xử lý thích đáng về thị trường và giá cả thì áp lực nguồn sẽ lại đổ dồn vào tổng công ty”.
Đó là thông tin được bà Đàm Thị Huyền, Phó tổng giám đốc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đưa ra tại buổi họp giao ban trực tuyến giữa 2 đầu cầu TP.HCM và Hà Nội vừa diễn ra hôm qua (1/8).
Theo bà Huyền cho biết, trong tháng 6 vừa qua, mặt hàng xăng dầu hoàn toàn có khả năng giảm giá, nhưng không thể giảm giá được bởi vì doanh nghiệp có nhiều lúng túng trong xử lý khoản lỗ 2.000 tỷ đồng trong quý I. Dù Bộ Tài chính có văn bản đồng ý cho xử lý số lỗ này nhưng không hướng dẫn cụ thể doanh nghiệp xử lý theo cách nào. Nếu xử lý theo cách lấy lãi của giai đoạn sau để bù cho giai đoạn trước thì doanh nghiệp sẽ không dám làm gì vì phải tích lũy để trả nợ.
Bằng chứng là, dựa vào bản tin thị trường xăng dầu số 32 ngày 4/7/2011 của Petrolimex, trong nửa đầu tháng 6/2011, giá dầu thô đã diễn ra tương đối ổn định. Đặc biệt, trong nửa cuối tháng 6/2011, giá mặt hàng này cũng diễn biến theo xu hướng giảm.
Nguyên nhân của việc giảm giá này là do tình hình tăng trưởng kinh tế toàn cầu kém khả quan ảnh hưởng đến sức tăng cầu dầu. Nền kinh tế Mỹ - quốc gia tiêu thụ nhiên liệu hàng đầu thế giới đang tăng trưởng chậm hơn dự kiến (tăng trưởng kinh tế Mỹ từ tháng 4 đến tháng 6 là 2% giảm so với dự báo trước là 2,5%) khiến cầu dầu của họ tăng yếu hơn kỳ vọng.
Thậm chí, bước sang nửa đầu tháng 7/2011 các mặt hàng điêzen, dầu hỏa, mazut tại thị trường Singapore, cũng vẫn có xu hướng giảm với mức từ 1,51% - 2,21%.
Thêm vào đó, theo cập nhập của Petrolimex tại thời điểm ngày 29/7/2011, giá xăng dầu tại thị trường Singapore cũng vẫn ở xu hướng giảm. Cụ thể xăng RON 92 là 123,88 USD/thùng; dầu điezen 0,05S là 130,39 USD/thùng; điezen 0,25S là 129,49 USD/thùng và dầu hoả cũng đứng ở mức 130,64 USD/thùng.
Như vậy, theo quy định về tính giá bình quân 30 ngày của Bộ Tài Chính, thì giá xăng dầu đã có chiều hướng giảm xuống và khả năng điều chỉnh xuống là hoàn toàn xảy ra. Tuy nhiên, do những lúng túng trong quản lý và giải quyết công nợ mà cơ hội giảm giá xăng dầu trong tháng 6 đã vụt mất.
Đến thời điểm này, có thể nói cơ hội giảm giá xăng dầu trong nước lại càng trở nên xa vời, khi giá nhập khẩu bắt đầu tăng trở lại và doanh nghiệp đã bắt đầu phải chịu những khoản lỗ nhất định.
Cụ thể, tại Sàn giao dịch điện tử Singapore tại chiều qua, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 9/2011 đã tăng thêm 1,18 USD lên 96,88 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc cũng đã tăng 1,35 USD lên 118,09 USD/thùng.
Đó là thông tin được bà Đàm Thị Huyền, Phó tổng giám đốc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đưa ra tại buổi họp giao ban trực tuyến giữa 2 đầu cầu TP.HCM và Hà Nội vừa diễn ra hôm qua (1/8).
Theo bà Huyền cho biết, trong tháng 6 vừa qua, mặt hàng xăng dầu hoàn toàn có khả năng giảm giá, nhưng không thể giảm giá được bởi vì doanh nghiệp có nhiều lúng túng trong xử lý khoản lỗ 2.000 tỷ đồng trong quý I. Dù Bộ Tài chính có văn bản đồng ý cho xử lý số lỗ này nhưng không hướng dẫn cụ thể doanh nghiệp xử lý theo cách nào. Nếu xử lý theo cách lấy lãi của giai đoạn sau để bù cho giai đoạn trước thì doanh nghiệp sẽ không dám làm gì vì phải tích lũy để trả nợ.
Bằng chứng là, dựa vào bản tin thị trường xăng dầu số 32 ngày 4/7/2011 của Petrolimex, trong nửa đầu tháng 6/2011, giá dầu thô đã diễn ra tương đối ổn định. Đặc biệt, trong nửa cuối tháng 6/2011, giá mặt hàng này cũng diễn biến theo xu hướng giảm.
Nguyên nhân của việc giảm giá này là do tình hình tăng trưởng kinh tế toàn cầu kém khả quan ảnh hưởng đến sức tăng cầu dầu. Nền kinh tế Mỹ - quốc gia tiêu thụ nhiên liệu hàng đầu thế giới đang tăng trưởng chậm hơn dự kiến (tăng trưởng kinh tế Mỹ từ tháng 4 đến tháng 6 là 2% giảm so với dự báo trước là 2,5%) khiến cầu dầu của họ tăng yếu hơn kỳ vọng.
Thậm chí, bước sang nửa đầu tháng 7/2011 các mặt hàng điêzen, dầu hỏa, mazut tại thị trường Singapore, cũng vẫn có xu hướng giảm với mức từ 1,51% - 2,21%.
Thêm vào đó, theo cập nhập của Petrolimex tại thời điểm ngày 29/7/2011, giá xăng dầu tại thị trường Singapore cũng vẫn ở xu hướng giảm. Cụ thể xăng RON 92 là 123,88 USD/thùng; dầu điezen 0,05S là 130,39 USD/thùng; điezen 0,25S là 129,49 USD/thùng và dầu hoả cũng đứng ở mức 130,64 USD/thùng.
Như vậy, theo quy định về tính giá bình quân 30 ngày của Bộ Tài Chính, thì giá xăng dầu đã có chiều hướng giảm xuống và khả năng điều chỉnh xuống là hoàn toàn xảy ra. Tuy nhiên, do những lúng túng trong quản lý và giải quyết công nợ mà cơ hội giảm giá xăng dầu trong tháng 6 đã vụt mất.
Đến thời điểm này, có thể nói cơ hội giảm giá xăng dầu trong nước lại càng trở nên xa vời, khi giá nhập khẩu bắt đầu tăng trở lại và doanh nghiệp đã bắt đầu phải chịu những khoản lỗ nhất định.
Cụ thể, tại Sàn giao dịch điện tử Singapore tại chiều qua, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 9/2011 đã tăng thêm 1,18 USD lên 96,88 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc cũng đã tăng 1,35 USD lên 118,09 USD/thùng.
Theo VnMedia
0 nhận xét