Mặc dù trong thời gian qua các biện pháp kìm chế lạm phát, ổn định giá cả vẫn được các bộ ngành thực hiện khá quyết liệt, nhưng hiện nay nhiều mặt hàng trong nước vẫn phải chịu áp lực tăng giá do nguồn cung khan hiếm và nhu cầu xuất khẩu cao.
Mặt hàng đầu tiên phải kể đến là gạo. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá lúa mua vào trong thời gian qua đã đứng ở mức khá cao, do doanh nghiệp tập trung mua vào để thực hiện các hợp đồng đã ký kết và chịu ảnh hưởng bởi việc tăng giá tại thị trường Thái Lan.
Tính đến thời điểm này, giá lúa khô đã đạt mức 6.400 - 6.400 đồng/kg, còn lúa dài khô từ 6.800- 6.900 đồng, đây là mức giá khá cao. Nhiều chuyên gia nhận định, trong thời gian sắp tới dự kiến giá gạo sẽ còn tiếp tục lên cao, do ảnh hưởng tăng giá từ gạo Thái Lan. Tuy nhiên sẽ không có chuyện sốt giá và khan hiếm gạo.
Cùng với gạo, giá thịt lợn sau một thời gian ngắn giảm nhẹ thì đến này giá mặt hàng này lại được đẩy lên cao. Theo Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 6 tháng đầu năm, tổng sản lượng thịt hơi các loại sản xuất trong nước đạt khoảng 2,46 triệu tấn (tương đương 1,681 triệu tấn thịt xẻ), tăng 6,67% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện tại giá thịt lợn hơi tại miền Nam là 57.000- 58.000 đồng/kg, miền Bắc là 65.000- 66.000 đồng/kg. Dự báo trong thời gian tới, giá mặt hàng này có thể cũng sẽ tiếp tục tăng nhẹ do nguồn cung vẫn thiếu.
Ngoài những mặt hàng trên, giá các mặt hàng rau củ quả cũng được xếp vào danh sách là một trong những hàng hóa được dự báo sẽ tăng. Nguyên nhân là do một số loại rau đang rơi vào cuối vụ, cộng với ảnh hưởng bởi mưa bão, lũ lụt và nắng gắt tại một số địa phương khiến nguồn cung trên thị trường bị giảm sút.
Một mặt hàng cũng sẽ bị chịu tác động tăng giá trong thời gian tới đó là đường. Theo các doanh nghiệp trong nước, hiện nay đang là mùa hè (thời điểm tiêu thụ của mặt hàng đường), đặc biệt đây cũng là thời gian chuẩn bị cho Tết Trung thu nên khả năng nhu cầu tiêu dùng đường trong tháng 8/2011 sẽ tăng lên. Tuy nhiên, tiêu thụ đường trong nước sẽ khó có hiện tượng đột biến giá và mua bán ào ạt.
Trong khi đó, khác với mọi năm, dù là tháng hè nắng nóng nhưng tiêu thụ mặt hàng bia không tăng do mưa nhiều ngày trong tháng và do người dân cũng bắt đầu tiết kiệm chi tiêu. Vì vậy, sắp tới thời điểm năm 2012 thuế của các loại bia nhập khẩu chỉ còn dưới 35% theo cam kết WTO đã cận kề thì các doanh nghiệp trong ngành cần chủ động rà soát giảm chi phí sản xuất, từng bước hạ giá thành để nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.
Mặt hàng đầu tiên phải kể đến là gạo. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá lúa mua vào trong thời gian qua đã đứng ở mức khá cao, do doanh nghiệp tập trung mua vào để thực hiện các hợp đồng đã ký kết và chịu ảnh hưởng bởi việc tăng giá tại thị trường Thái Lan.
Tính đến thời điểm này, giá lúa khô đã đạt mức 6.400 - 6.400 đồng/kg, còn lúa dài khô từ 6.800- 6.900 đồng, đây là mức giá khá cao. Nhiều chuyên gia nhận định, trong thời gian sắp tới dự kiến giá gạo sẽ còn tiếp tục lên cao, do ảnh hưởng tăng giá từ gạo Thái Lan. Tuy nhiên sẽ không có chuyện sốt giá và khan hiếm gạo.
Cùng với gạo, giá thịt lợn sau một thời gian ngắn giảm nhẹ thì đến này giá mặt hàng này lại được đẩy lên cao. Theo Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 6 tháng đầu năm, tổng sản lượng thịt hơi các loại sản xuất trong nước đạt khoảng 2,46 triệu tấn (tương đương 1,681 triệu tấn thịt xẻ), tăng 6,67% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện tại giá thịt lợn hơi tại miền Nam là 57.000- 58.000 đồng/kg, miền Bắc là 65.000- 66.000 đồng/kg. Dự báo trong thời gian tới, giá mặt hàng này có thể cũng sẽ tiếp tục tăng nhẹ do nguồn cung vẫn thiếu.
Ngoài những mặt hàng trên, giá các mặt hàng rau củ quả cũng được xếp vào danh sách là một trong những hàng hóa được dự báo sẽ tăng. Nguyên nhân là do một số loại rau đang rơi vào cuối vụ, cộng với ảnh hưởng bởi mưa bão, lũ lụt và nắng gắt tại một số địa phương khiến nguồn cung trên thị trường bị giảm sút.
Một mặt hàng cũng sẽ bị chịu tác động tăng giá trong thời gian tới đó là đường. Theo các doanh nghiệp trong nước, hiện nay đang là mùa hè (thời điểm tiêu thụ của mặt hàng đường), đặc biệt đây cũng là thời gian chuẩn bị cho Tết Trung thu nên khả năng nhu cầu tiêu dùng đường trong tháng 8/2011 sẽ tăng lên. Tuy nhiên, tiêu thụ đường trong nước sẽ khó có hiện tượng đột biến giá và mua bán ào ạt.
Trong khi đó, khác với mọi năm, dù là tháng hè nắng nóng nhưng tiêu thụ mặt hàng bia không tăng do mưa nhiều ngày trong tháng và do người dân cũng bắt đầu tiết kiệm chi tiêu. Vì vậy, sắp tới thời điểm năm 2012 thuế của các loại bia nhập khẩu chỉ còn dưới 35% theo cam kết WTO đã cận kề thì các doanh nghiệp trong ngành cần chủ động rà soát giảm chi phí sản xuất, từng bước hạ giá thành để nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.
Theo VnMedia
0 nhận xét