|
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng (phải) trao quyết định quy hoạch cảnh hàng không quốc tế Long Thành cho ông Đinh Quốc Thái, chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai |
Theo quyết định đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự án Sân bay quốc tế Long Thành được chia làm 3 giai đoạn, bắt đầu từ năm 2015, đến sau năm 2030 sẽ hoàn thành toàn bộ dự án.
Trong đó, giai đoạn 1 được thực hiên từ năm 2015 đến 2020 gồm 2 đường hạ cất cánh, đường lăn, khu đậu máy bay, nhà ga hành khách có công suất 25 triệu lượt khách/năm, nhà ga hàng hóa 1,2 triệu tấn/năm, khu điều hành khai thác, khu quản lý hoạt động bay, khu công nghiệp hàng không, khu phụ trợ…
Hai đường cất hạ cánh trên có thể tiếp nhận các máy bay chở khách loại lớn nhất hiện nay như Airbus A380, Boeing 777 và sân đậu máy bay có 34 chỗ.
Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 được dự báo ở vào khoảng hơn 6.744 triệu USD, bao gồm cả chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 696,5 triệu USD.
Giai đoạn 2 (đến năm 2030) sẽ có ba đường cất hạ cánh, hai nhà ga công suất 50 triệu khách/năm, ga hàng hóa 1,5 triệu tấn/năm.
Giai đoạn 3 (sau năm 2030) sẽ gồm bốn đường cất hạ cánh song song với mỗi đường dài 4.000 mét và rộng 60 mét, và bốn nhà ga tổng công suất 100 triệu khách/năm, ga hàng hóa công suất 5 triệu tấn/năm.
Sau khi sân bay Long Thành được đưa vào khai thác giai đoạn 1, thì sân bay Tân Sơn Nhất vẫn tiếp tục được sử dụng song hành, nhưng Sân bay quốc tế Long Thành sẽ thay thế sân bay Tân Sơn Nhất trở thành sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam và là trung tâm trung chuyển hành khách lớn trong khu vực.
Thu Tuyết
Theo SGGP
0 nhận xét