Người lớn xem thường lịch sử, trách gì học sinh?
Không một chút do dự khi trả lời trước báo chí, vị thuyền trưởng của con thuyền giáo dục nước nhà, ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng hàng ngàn điểm 0 môn Lịch sử trong đợt thi đại học vừa qua là "điều bình thường". Câu trả lời này đã khiến dư luận hết sức ngỡ ngàng. Tuy nhiên phát biểu của ông không phải hoàn toàn vô lý.
Quả là "bình thường" thật khi kết quả năm nay cũng tương tự như nhiều năm trước. Thực trạng này đã phản ánh đúng những gì dư luận và nhiều chuyên gia về giáo dục, lịch sử đã lên tiếng trong thời gian qua. Đó là đang tồn tại nhiều bất cập trong việc dạy và học môn Lịch sử trong chương trình phổ thông nói riêng và những cấp bậc khác nói chung.
Sự việc không dừng lại ở đó, môn Lịch sử đã bị xã hội 'ghẻ lạnh' trong một thời gian dài. Đã từ lâu, môn Lịch sử luôn được xem là môn phụ nên việc đầu tư cho quá trình dạy và học thường ít được chú trọng. Cả người dạy và người học luôn trong tâm lý đối phó. Thông thường chỉ có những năm môn Lịch sử được chọn là môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT thì kết quả mới khả quan hơn.
Thực trạng việc dạy và học môn Lịch sử hiện nay đã quá chú tâm vào tính thuộc bài, theo kiểu học vẹt nhưng lại thiếu không gian tư duy. Ngoài ra, đề thi và gợi ý đáp án trong kỳ thi đại học năm nay lại quá cứng nhắc, chủ yếu xoay quanh khối lượng kiến thức lịch sử hiện đại với nhiều cương lĩnh, nghị quyết rất khó tiếp thu đối với một học sinh THPT nên kết quả thấp là điều khó tránh khỏi.
Ngoài ra, khi nhìn lại thực tế hiện nay, hàng loạt các công trình, di tích lịch sử đang bị đối xử một cách thô bạo. Nếu không bị đập phá thì cũng bị làm cho biến dạng dưới nhiều hình thức thông qua cái cánh mà người ta gọi là trùng tu di tích.
Không kể, một số nghi thức, lễ hội mang tính lịch sử, văn hóa đang được thương mại hóa hay biến tướng dưới nhiều hình thức mà báo chí đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực như trong thời gian qua. Chính những người làm công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử còn phạm quá nhiều sai lầm, thậm chí xem thường lịch sử đến vậy thì thử hỏi làm sao mà đào tạo một thế hệ biết... yêu quý lịch sử?
Người học lịch sử cốt yếu là để hiểu biết về nguồn gốc, về quá trình hình thành và phát triển của con người, xã hội, đất nước để từ đó có thể rút ra được bài học cho riêng mình. Đồng thời thông qua lịch sử, học sinh sẽ được giáo dục về tính tự tôn dân tộc, về tình yêu quê hương, đất nước. Nó không thể là môn học thuộc lòng những con số vô tri như ngày tháng, số lượng hay những trang cương lĩnh, nghị quyết chằng chịt chữ.
Nếu học lịch sử mà chỉ học về những chiến thắng hay thành công không thì chưa đủ mà người học cũng cần được trang bị kiến thức về những thất bại, và những bài học từ những thất bại ấy là gì, để có thể rút ra được kinh nghiệm nhằm tránh những sai lầm tương tự có thể xảy ra.
Trách nhiệm của toàn xã hội
Công bằng mà nói thì kết quả thi môn Lịch sử be bét như vừa qua là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của các ngành liên quan khác chứ không riêng gì của ngành giáo dục. Người học lịch sử có thể học ở bất kỳ đâu, từ các phương tiện sách báo cũng như phim ảnh.
Nếu những bài học khô khan gói gọn trong sách giáo khoa được hỗ trợ bằng những công cụ khác sinh động hơn thông qua các phương tiện giải trí như truyện hay phim thì có lẽ người học sẽ dễ tiếp thu, đồng thời cũng sẽ nhớ lâu hơn.
Nói về việc này, không thể không nhắc đến 1 điểm mà nhiều người đã rất đồng tình. Đó là hiện nay người Việt Nam ít hiểu biết về lịch sử Việt Nam nhưng lại thuộc làu làu lịch sử Trung Quốc.
Đây cũng là kết quả của một thời gian dài phim ảnh lịch sử Trung Quốc được trình chiếu dày đặc trên sóng truyền hình. Trung Quốc đã rất thành công trong việc quảng bá văn hóa, lịch sử của mình thông qua phương tiện giải trí là phim ảnh. Vậy tại sao Việt Nam mình lại không làm được điều này? Lịch sử Việt Nam cũng trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, cũng gay cấn và hấp dẫn đâu thua kém gì lịch sử Trung Quốc?
Sẽ chẳng ai dám cho rằng học lịch sử là không hấp dẫn, đó là điều chắc chắn. Tuy nhiên lâu nay người học luôn bị đặt trong tư thế gượng ép với cách nhồi nhét xơ cứng. Môn Lịch sử cũng như môn Văn học, người học cần được khơi mào cảm hứng và để cho họ tự cảm nhận cái đúng, cái sai.
Lịch sử là một thứ vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Một thế hệ mà sự hiểu biết về lịch sử nước nhà được thể hiện bằng những con số 0 tròn trĩnh thì không khác nào con người sống mà không hề biết đến tổ tông, gốc tích của mình. Đây mới là điều đáng sợ nhất.
Lịch sử không chỉ bằng những con chữ khô khan trong sách giáo khoa mà nó còn là những mái đình cổ kính, những mảng rêu phong mang dấu tích thời gian. Học lịch sử không phải là cách đọc- chép vô hồn giữa thầy và trò, mà cần được tăng cường thêm sức lôi cuốn thông qua các phương tiện giải trí khác.
Và quan trọng hơn là phải biết truyền cho học sinh tình yêu đối với lịch sử, với quê hương đất nước thì mới mong nhận lại sự đáp trả của người học. Đây cũng là sự đối xử công bằng, sự công bằng cần thiết như chính chúng ta đối xử với lịch sử vậy.
Không một chút do dự khi trả lời trước báo chí, vị thuyền trưởng của con thuyền giáo dục nước nhà, ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng hàng ngàn điểm 0 môn Lịch sử trong đợt thi đại học vừa qua là "điều bình thường". Câu trả lời này đã khiến dư luận hết sức ngỡ ngàng. Tuy nhiên phát biểu của ông không phải hoàn toàn vô lý.
Quả là "bình thường" thật khi kết quả năm nay cũng tương tự như nhiều năm trước. Thực trạng này đã phản ánh đúng những gì dư luận và nhiều chuyên gia về giáo dục, lịch sử đã lên tiếng trong thời gian qua. Đó là đang tồn tại nhiều bất cập trong việc dạy và học môn Lịch sử trong chương trình phổ thông nói riêng và những cấp bậc khác nói chung.
Sự việc không dừng lại ở đó, môn Lịch sử đã bị xã hội 'ghẻ lạnh' trong một thời gian dài. Đã từ lâu, môn Lịch sử luôn được xem là môn phụ nên việc đầu tư cho quá trình dạy và học thường ít được chú trọng. Cả người dạy và người học luôn trong tâm lý đối phó. Thông thường chỉ có những năm môn Lịch sử được chọn là môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT thì kết quả mới khả quan hơn.
Thực trạng việc dạy và học môn Lịch sử hiện nay đã quá chú tâm vào tính thuộc bài, theo kiểu học vẹt nhưng lại thiếu không gian tư duy. Ngoài ra, đề thi và gợi ý đáp án trong kỳ thi đại học năm nay lại quá cứng nhắc, chủ yếu xoay quanh khối lượng kiến thức lịch sử hiện đại với nhiều cương lĩnh, nghị quyết rất khó tiếp thu đối với một học sinh THPT nên kết quả thấp là điều khó tránh khỏi.
Ngoài ra, khi nhìn lại thực tế hiện nay, hàng loạt các công trình, di tích lịch sử đang bị đối xử một cách thô bạo. Nếu không bị đập phá thì cũng bị làm cho biến dạng dưới nhiều hình thức thông qua cái cánh mà người ta gọi là trùng tu di tích.
Không kể, một số nghi thức, lễ hội mang tính lịch sử, văn hóa đang được thương mại hóa hay biến tướng dưới nhiều hình thức mà báo chí đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực như trong thời gian qua. Chính những người làm công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử còn phạm quá nhiều sai lầm, thậm chí xem thường lịch sử đến vậy thì thử hỏi làm sao mà đào tạo một thế hệ biết... yêu quý lịch sử?
Thường chỉ những năm Lịch sử được chọn là môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc thì kết quả mới khả quan hơn. Ảnh minh họa |
Nếu học lịch sử mà chỉ học về những chiến thắng hay thành công không thì chưa đủ mà người học cũng cần được trang bị kiến thức về những thất bại, và những bài học từ những thất bại ấy là gì, để có thể rút ra được kinh nghiệm nhằm tránh những sai lầm tương tự có thể xảy ra.
Trách nhiệm của toàn xã hội
Công bằng mà nói thì kết quả thi môn Lịch sử be bét như vừa qua là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của các ngành liên quan khác chứ không riêng gì của ngành giáo dục. Người học lịch sử có thể học ở bất kỳ đâu, từ các phương tiện sách báo cũng như phim ảnh.
Nếu những bài học khô khan gói gọn trong sách giáo khoa được hỗ trợ bằng những công cụ khác sinh động hơn thông qua các phương tiện giải trí như truyện hay phim thì có lẽ người học sẽ dễ tiếp thu, đồng thời cũng sẽ nhớ lâu hơn.
Nói về việc này, không thể không nhắc đến 1 điểm mà nhiều người đã rất đồng tình. Đó là hiện nay người Việt Nam ít hiểu biết về lịch sử Việt Nam nhưng lại thuộc làu làu lịch sử Trung Quốc.
Nếu học lịch sử mà chỉ học về những chiến thắng hay thành công không thì chưa đủ mà người học cũng cần được trang bị kiến thức về những thất bại, và những bài học từ những thất bại ấy là gì, để có thể rút ra được kinh nghiệm nhằm tránh những sai lầm tương tự có thể xảy ra. |
Sẽ chẳng ai dám cho rằng học lịch sử là không hấp dẫn, đó là điều chắc chắn. Tuy nhiên lâu nay người học luôn bị đặt trong tư thế gượng ép với cách nhồi nhét xơ cứng. Môn Lịch sử cũng như môn Văn học, người học cần được khơi mào cảm hứng và để cho họ tự cảm nhận cái đúng, cái sai.
Lịch sử là một thứ vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Một thế hệ mà sự hiểu biết về lịch sử nước nhà được thể hiện bằng những con số 0 tròn trĩnh thì không khác nào con người sống mà không hề biết đến tổ tông, gốc tích của mình. Đây mới là điều đáng sợ nhất.
Lịch sử không chỉ bằng những con chữ khô khan trong sách giáo khoa mà nó còn là những mái đình cổ kính, những mảng rêu phong mang dấu tích thời gian. Học lịch sử không phải là cách đọc- chép vô hồn giữa thầy và trò, mà cần được tăng cường thêm sức lôi cuốn thông qua các phương tiện giải trí khác.
Và quan trọng hơn là phải biết truyền cho học sinh tình yêu đối với lịch sử, với quê hương đất nước thì mới mong nhận lại sự đáp trả của người học. Đây cũng là sự đối xử công bằng, sự công bằng cần thiết như chính chúng ta đối xử với lịch sử vậy.
Theo Tuần Việt Nam
0 nhận xét