So với các doanh nghiệp công bố dùng tiền mặt mua cổ phiếu quỹ, số doanh nghiệp dùng tiền mặt để chi trả cổ tức gần đây chỉ đếm trên đầu ngón tay. Theo thống kê, hiện chỉ khoảng 10 - 15% số doanh nghiệp niêm yết có khả năng thanh toán 1 tỷ lệ cổ tức tiền mặt từ 5 - 10%. Tuy nhiên, hiệu quả từ việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt khá rõ ràng.
Hàng hiếm
Việc có quá ít doanh nghiệp niêm yết chi trả cổ tức, và mức chi trả thấp hơn mọi năm là do sự bất ổn vể kinh tế vĩ mô khiến lãi suất cao kéo chi phí tài chính tăng theo và tác động xấu đến khả năng tài chính của doanh nghiệp. Tuy vậy, cũng có nhiều doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh, vốn dành cho các dự án đầu tư không lớn, tình hình kinh doanh không sụt giảm nhiều, thậm chí vẫn duy trì được đà tăng trưởng. Đến thời điểm này, gần 10 doanh nghiệp công bố thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt trong tháng 7 và tháng 8. Dẫn đầu về tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt là Công ty CP thủy sản Mê Kông (AAM). Theo kế hoạch, doanh nghiệp này sẽ chi trả cổ tức tiền mặt lên đến 18% (1.800 đồng/CP) trong tháng 8. Mới nhất là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (STB) công bố chi trả cổ tức bằng tiền mặt 15%. Theo đó, ngày giao dịch không hưởng quyền là 10/8, ngày thực hiện chi trả là 30/8. Trong khi phần lớn các doanh nghiệp chỉ trả ở mức 10%, như Công ty CP Tập đoàn Thiên Long (TLG), Công ty CP Siêu Thanh (ST8), Công ty CP Khoáng sản Bình Định (BMC), Công ty CP Thương nghiệp Cà Mau (CMV).
Hiệu quả lớn
Với bối cảnh dòng tiền vào thị trường ngày càng sụt giảm thì số tiền mặt mà nhà đầu tư nhận được từ việc chi trả cổ tức đang trở thành mục tiêu gom hàng của nhà đầu tư. Điển hình là STB. Dù ngân hàng này đang gặp khó khăn với hàng loạt thông tin nhà đầu tư lớn thoái vốn nhưng mã STB vẫn không có dấu hiệu bị bán tháo. Thậm chí, trong những phiên lao dốc của thị trường, mã cổ phiếu này vẫn được nhà đầu tư gom hàng và tăng trần trong phiên giao dịch ngày 2/8 vừa qua, sau khi thời gian chi trả cổ tức được công bố. Anh B.H, một nhà đầu tư tại TP HCM cho biết, với thông tin STB sẽ chốt danh sách chia cổ tức tiền mặt trong tuần sau, anh quyết định giữ lại số cổ phiếu của ngân hàng này. Thay vào đó sẽ bán số cổ phiếu của một doanh nghiệp bất động sản đã công bố mua vào một triệu cổ phiếu quỹ.
Điều dễ nhận thấy là những cổ phiếu của các doanh nghiệp có kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền mặt thường khả quan hơn so với doanh nghiệp công bố mua cổ phiếu quỹ. Thực tế, CP của những doanh nghiệp chi trả cổ tức bằng tiền mặt cũng không thoát khỏi đà suy giảm của thị trường hiện nay, nhưng mức suy giảm thấp hơn nhiều nếu so với các doanh nghiệp công bố mua cổ phiếu quỹ. Thế nhưng, vẫn không ít doanh nghiệp thay vì dùng tiền mặt trả cổ tức lại “phung phí” tiền và việc mua cổ phiếu quỹ, với mục tiêu hỗ trợ nhà đầu tư nhờ hạn chế được đà giảm của cổ phiếu.
Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), trong thời buổi khó khăn này, tiền mặt rất cần cho doanh nghiệp. Song tiền mặt cũng vô cùng quan trọng cho các cổ đông và cho sự ổn định của thị trường chứng khoán. Cổ đông nhận được cổ tức tiền mặt (dù ít hơn so với vốn đầu tư của họ) sẽ tái đầu tư ngay vào thị trường, bởi khoản đầu tư này có tỷ suất lợi nhuận rất cao nếu xét phương diện đầu tư dài hạn và biết chọn lọc đầu tư. Nếu có nhiều doanh nghiệp niêm yết cùng trả cổ tức năm 2010 sớm hơn dự định sẽ tạo ra dòng tiền không nhỏ đầu tư trở lại vào thị trường chứng khoán, và có thể giúp thị trường ấm lên, tạo điều kiện hồi phục vào dịp cuối năm. “Tuy nhiên, chúng tôi chỉ khuyến nghị những doanh nghiệp thuận lợi trong khả năng thanh toán cổ tức sớm, còn với những doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vốn lưu động, khó khăn về thu xếp vốn dài hạn cho các dự án đầu tư , đang thua lỗ thì không nên thực hiện sớm so với kế hoạch của mình”, ông Hải cho biết.
Dễ nhận thấy là cổ phiếu của DN trả cổ tức bằng tiền mặt thường khả quan. |
Hàng hiếm
Việc có quá ít doanh nghiệp niêm yết chi trả cổ tức, và mức chi trả thấp hơn mọi năm là do sự bất ổn vể kinh tế vĩ mô khiến lãi suất cao kéo chi phí tài chính tăng theo và tác động xấu đến khả năng tài chính của doanh nghiệp. Tuy vậy, cũng có nhiều doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh, vốn dành cho các dự án đầu tư không lớn, tình hình kinh doanh không sụt giảm nhiều, thậm chí vẫn duy trì được đà tăng trưởng. Đến thời điểm này, gần 10 doanh nghiệp công bố thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt trong tháng 7 và tháng 8. Dẫn đầu về tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt là Công ty CP thủy sản Mê Kông (AAM). Theo kế hoạch, doanh nghiệp này sẽ chi trả cổ tức tiền mặt lên đến 18% (1.800 đồng/CP) trong tháng 8. Mới nhất là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (STB) công bố chi trả cổ tức bằng tiền mặt 15%. Theo đó, ngày giao dịch không hưởng quyền là 10/8, ngày thực hiện chi trả là 30/8. Trong khi phần lớn các doanh nghiệp chỉ trả ở mức 10%, như Công ty CP Tập đoàn Thiên Long (TLG), Công ty CP Siêu Thanh (ST8), Công ty CP Khoáng sản Bình Định (BMC), Công ty CP Thương nghiệp Cà Mau (CMV).
Hiệu quả lớn
Với bối cảnh dòng tiền vào thị trường ngày càng sụt giảm thì số tiền mặt mà nhà đầu tư nhận được từ việc chi trả cổ tức đang trở thành mục tiêu gom hàng của nhà đầu tư. Điển hình là STB. Dù ngân hàng này đang gặp khó khăn với hàng loạt thông tin nhà đầu tư lớn thoái vốn nhưng mã STB vẫn không có dấu hiệu bị bán tháo. Thậm chí, trong những phiên lao dốc của thị trường, mã cổ phiếu này vẫn được nhà đầu tư gom hàng và tăng trần trong phiên giao dịch ngày 2/8 vừa qua, sau khi thời gian chi trả cổ tức được công bố. Anh B.H, một nhà đầu tư tại TP HCM cho biết, với thông tin STB sẽ chốt danh sách chia cổ tức tiền mặt trong tuần sau, anh quyết định giữ lại số cổ phiếu của ngân hàng này. Thay vào đó sẽ bán số cổ phiếu của một doanh nghiệp bất động sản đã công bố mua vào một triệu cổ phiếu quỹ.
Điều dễ nhận thấy là những cổ phiếu của các doanh nghiệp có kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền mặt thường khả quan hơn so với doanh nghiệp công bố mua cổ phiếu quỹ. Thực tế, CP của những doanh nghiệp chi trả cổ tức bằng tiền mặt cũng không thoát khỏi đà suy giảm của thị trường hiện nay, nhưng mức suy giảm thấp hơn nhiều nếu so với các doanh nghiệp công bố mua cổ phiếu quỹ. Thế nhưng, vẫn không ít doanh nghiệp thay vì dùng tiền mặt trả cổ tức lại “phung phí” tiền và việc mua cổ phiếu quỹ, với mục tiêu hỗ trợ nhà đầu tư nhờ hạn chế được đà giảm của cổ phiếu.
Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), trong thời buổi khó khăn này, tiền mặt rất cần cho doanh nghiệp. Song tiền mặt cũng vô cùng quan trọng cho các cổ đông và cho sự ổn định của thị trường chứng khoán. Cổ đông nhận được cổ tức tiền mặt (dù ít hơn so với vốn đầu tư của họ) sẽ tái đầu tư ngay vào thị trường, bởi khoản đầu tư này có tỷ suất lợi nhuận rất cao nếu xét phương diện đầu tư dài hạn và biết chọn lọc đầu tư. Nếu có nhiều doanh nghiệp niêm yết cùng trả cổ tức năm 2010 sớm hơn dự định sẽ tạo ra dòng tiền không nhỏ đầu tư trở lại vào thị trường chứng khoán, và có thể giúp thị trường ấm lên, tạo điều kiện hồi phục vào dịp cuối năm. “Tuy nhiên, chúng tôi chỉ khuyến nghị những doanh nghiệp thuận lợi trong khả năng thanh toán cổ tức sớm, còn với những doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vốn lưu động, khó khăn về thu xếp vốn dài hạn cho các dự án đầu tư , đang thua lỗ thì không nên thực hiện sớm so với kế hoạch của mình”, ông Hải cho biết.
0 nhận xét