CHỐNG THAM NHŨNG Ở ẤN ĐỘ: Người hùng Anna Hazare

Sức khỏe ông Anna Hazare đã giảm sút rõ rệt sau 11 ngày tuyệt thực đòi quốc hội thông qua dự luật thanh tra chống tham nhũng Jan Lokpal

Mặc dù mất 6 kg vì không ăn và chỉ uống nước lọc, ông Hazare, năm nay 74 tuổi, tiếp tục từ chối lời khuyên của bác sĩ nên nhập viện hoặc truyền nước đường qua đường tĩnh mạch. Ông cũng không chịu uống bất cứ thứ thuốc nào và cảnh cáo chính quyền không được buộc ông rời khỏi Ramila Maidan ở thủ đô New Delhi, nơi ông tiếp tục tuyệt thực từ ngày 20-8 sau khi ra tù.
Tuy nhiên, sức khỏe của ông Hazare theo bác sĩ Naresh Trehan, người theo dõi sức khỏe của người hùng chống tham nhũng từ đầu, vẫn ổn định nhờ mỗi ngày ông uống 6 lít nước. Cứ 2 giờ, ông Hazare được đo huyết áp và nhịp tim một lần.
Ông Hazare (bên trái) uống nước cầm hơi ngày 26-8. Ảnh Reuters
Thần tượng của giới trẻ
Ông Anna Hazare, tên thật là Kisan Baburao Hazare, là một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng trong phong trào chống tham nhũng ở Ấn Độ bằng những biện pháp không bạo động của ông Mahatma Gandhi.
Cuộc tuyệt thực của ông Hazare lần này không phải là lần đầu. Ngày 5-4 vừa qua, ông đã từng thực hiện một cuộc tuyệt thực dự kiến là vô thời hạn nhằm buộc chính phủ thực thi luật chống tham nhũng và thiết lập một cơ chế thanh tra hữu hiệu chống tham nhũng.
Hành động của ông Hazare đã dấy lên một loạt cuộc tuyệt thực tập thể và biểu tình chống tham nhũng khắp nước ủng hộ ông Hazare, người được báo chí Ấn Độ gọi là thần tượng của giới trẻ. Ông có một lực lượng fan trẻ khổng lồ trên các mạng xã hội Twitter và Facebook.
Cuộc tuyệt thực kết thúc ngày 9-4 sau khi chính phủ chấp nhận yêu sách của ông Hazare thành lập một hội đồng hỗn hợp bao gồm 5 viên chức chính phủ và 5 đại diện của các tổ chức xã hội – trong đó có ông Hazare - ngồi lại với nhau soạn thảo dự luật Jan Lokpal (thanh tra) mới mạnh mẽ hơn dự luật Lokpal của chính phủ.
Ông Hazare đưa ra hạn chót là ngày 15-8-2011, quốc hội phải thông qua dự luật thanh tra mới. Nếu không, ông sẽ phát động một cuộc “khuấy động toàn quốc” mà ông gọi là “cuộc đấu tranh đòi độc lập lần thứ hai”.
Đồng sàng dị mộng
Cả chính phủ lẫn các tổ chức xã hội đều có chung một nhận định là cần phải chống tham nhũng bởi tệ nạn này hoành hành ở Ấn Độ từ mấy chục năm nay. Tổ chức Minh bạch Quốc tế Ấn Độ từng báo cáo rằng 45% người dân Ấn Độ hối lộ thành công ít nhất một lần cho các quan chức nhà nước để có một chỗ làm. Báo cáo này cũng nói mỗi năm tài xế xe tải hối lộ một số tiền tương đương 5 tỉ USD để hoạt động thông suốt.
Năm 2006, một báo cáo của Hiệp hội Ngân hàng Thụy Sĩ cho biết Ấn Độ đứng đầu danh sách các nước gửi tiền không rõ nguồn gốc (còn gọi là tiền đen) vào các ngân hàng nước này với tổng số tiền lên đến 1.456 tỉ USD.
Trong hội đồng hỗn hợp nói trên, nhiều cuộc họp diễn ra gay gắt vì những bất đồng chính kiến gom lại trong 6 điểm, trong đó có điểm mấu chốt là có nên coi thủ tướng, các thẩm phán tòa án tối cao và tòa thượng thẩm là đối tượng của dự luật Jan Lokpal mới hay không. Phe đại diện chính phủ nói không nên trong khi phe xã hội phản bác rằng làm như vậy là vi phạm “công ước chống tham nhũng của Liên Hiệp Quốc”. Đỉnh điểm cuộc tranh cãi này xảy ra trong phiên họp chung của hội đồng ngày 30-5.
Thế là ông Hazare và đại diện phe xã hội  tẩy chay phiên họp chung ngày 6-6 đồng thời gửi một lá thư đến chủ tịch hội đồng là ông Pranab Mukherjee yêu cầu chính phủ bày tỏ công khai quan điểm của mình. Ông Hazare cũng yêu cầu  trực tiếp truyền hình các phiên họp chung của hội đồng.
Đáp lại, ngày 28-7, nội các chính phủ thông qua một dự luật Lokpal mà chính phủ đã soạn hồi năm ngoái cho phép miễn trừ thanh tra thủ tướng và các thẩm phán tòa án tối cao và tòa thượng thẩm. Sau khi mô tả dự luật Lokpal của chính phủ là một “trò đùa tàn nhẫn”, ông Hazare gửi thư cho thủ tướng Mamohan Singh thông báo rằng ông sẽ tuyệt thực vô kỳ hạn kể từ ngày 16-8 nếu chính phủ trình quốc hội dự luật của mình không thèm đếm xỉa tới nguyện vọng của các tổ chức xã hội.
Bị bắt vì tội gây rối
Nhưng phía ủng hộ chính phủ cũng tỏ ra không vừa. Ngày 1-8, Herman Patif, một doanh nhân ở Mararashtra, đâm đơn khiếu kiện ông Hazare tại Tòa án Tối cao Ấn Độ. Theo Patif, những yêu sách của ông Hazare là vi hiến và can thiệp vào tiến trình pháp lý. Doanh nhân này yêu cầu tòa ban lệnh cấm ông Hazare tuyệt thực.
Chiếu theo đơn kể trên, ngày 16-8, ông Hazare bị bắt 4 giờ trước khi bắt đầu tuyệt thực tại một công viên. Cảnh sát New Delhi giải thích rằng  ông Hazare vi phạm lệnh cấm tụ tập và biểu tình phản đối nơi công cộng. Ông Hazare bị nhốt trong trại giam Tihar theo lệnh tạm giữ 7 ngày. Cùng với ông Hazare, nhiều thành viên các phong trào chống tham nhũng khác cũng bị bắt. Trong tù, ông Hazare bắt đầu tuyệt thực.
Hàng triệu người xuống đường ủng hộ ông Hazare trong mấy ngày qua. Ảnh: AP
 
Những cuộc bắt giữ nói trên tạo ra một làn sóng phản đối dữ dội khắp nước. Báo chí Ấn Độ thống kê hàng triệu người đã tham gia 570 cuộc biểu tình diễn ra khắp nơi phản đối việc bắt giữ ông Hazare.
Trước sức ép của dư luận, chính phủ buộc phải thả ông Hazare và cho phép ông này tuyệt thực  15 ngày. Từ nhà giam Tihar, ông Hazare đi thẳng tới Ramila Maidan tiếp tục tuyệt thực. Ông thề sẽ  chiến đấu tới hơi thở cuối cùng, cho đến khi nào quốc hội thông qua luật Lokpal mới có quyền thanh tra tất cả mọi người từ ông thủ tướng trở xuống.
Kỳ tới: Có phải Gandhi mới ?
THẢO HƯƠNG
Theo NLĐ

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia