Có thể quân đội chính phủ Libya đã sử dụng chiêu bài "giả chết bắt quạ" để dụ lực lượng nỗi dậy vào Tripoli hòng tiêu diệt.
Việc lực lượng nỗi dậy tiến vào Tripoli khiến cộng đồng quốc tế nghĩ rằng, cuộc chiến tại Libya đã đi đến hồi kết. Sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Gaddafi chỉ là vấn đề thời gian. Tuy nhiên, phía sau sự kiện này chứa đựng nhiều bí ẩn.
Tương quan lực lượng
Lực lượng nổi dậy với những trang bị vũ khí đang có trong tay hoàn toàn không phải là đối thủ của quân đội chính phủ. Bản thân họ, phần lớn là những người bất mãn với sự cai trị của ông Gaddafi nên đứng lên cầm súng chống lại chính quyền do đó, không phải là những binh sĩ được huấn luyện một cách bài bản.
Bên cạnh đó, Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NCT) là tập hợp của nhiều thế lực chính trị với nhiều toan tính khác nhau. Không một ai trong ban lãnh đạo Hội đồng chuyển tiếp đủ uy tín để lãnh đạo Libya nếu ông Gaddafi bị lật đổ
Trong khi đó, quân đội chính phủ lại hoàn toàn ngược lại, họ có trong tay các trang bị vũ khí hạng nặng, được đào tạo một cách bài bản, quan trọng hơn cả họ đều là những người đặc biệt trung thành với chính quyền vì được hưởng nhiều quyền lợi dưới thời của ông Gaddafi. Có thể thấy, trong khi lực lượng nổi dậy chiến đấu để giành lấy lợi ích về mình, quân đội chính phủ chiến đấu để bảo vệ lợi ích của chính mình.
Bên cạnh yếu tố đó, một sự gắn kết rất quan trọng giữa quân đội chính phủ và chế độ ở xuất thân, với phần lớn lực lượng được tuyển chọn từ bộ tộc của Tổng thống, họ tuyệt đối trung thành với ông Gaddafi. Cùng với đó, chính phủ Libya có một lượng lớn lính đánh thuê, lực lượng này rất rất thiện chiến. Ai trả tiền nhiều cho họ, họ sẽ chiến đấu hết mình vì người đó.
Cục diện chiến trường đột ngột thay đổi
Từ tương quan trên, có thể không khó để giải thích cho việc, suốt 6 tháng qua, nhận được sự hỗ trợ gián tiếp lẫn trực tiếp, phe nổi dậy vẫn không làm được nhiều trên mặt đất.
Tương quan lực lượng
Lực lượng nổi dậy với những trang bị vũ khí đang có trong tay hoàn toàn không phải là đối thủ của quân đội chính phủ. Bản thân họ, phần lớn là những người bất mãn với sự cai trị của ông Gaddafi nên đứng lên cầm súng chống lại chính quyền do đó, không phải là những binh sĩ được huấn luyện một cách bài bản.
Bên cạnh đó, Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NCT) là tập hợp của nhiều thế lực chính trị với nhiều toan tính khác nhau. Không một ai trong ban lãnh đạo Hội đồng chuyển tiếp đủ uy tín để lãnh đạo Libya nếu ông Gaddafi bị lật đổ
Trong khi đó, quân đội chính phủ lại hoàn toàn ngược lại, họ có trong tay các trang bị vũ khí hạng nặng, được đào tạo một cách bài bản, quan trọng hơn cả họ đều là những người đặc biệt trung thành với chính quyền vì được hưởng nhiều quyền lợi dưới thời của ông Gaddafi. Có thể thấy, trong khi lực lượng nổi dậy chiến đấu để giành lấy lợi ích về mình, quân đội chính phủ chiến đấu để bảo vệ lợi ích của chính mình.
Bên cạnh yếu tố đó, một sự gắn kết rất quan trọng giữa quân đội chính phủ và chế độ ở xuất thân, với phần lớn lực lượng được tuyển chọn từ bộ tộc của Tổng thống, họ tuyệt đối trung thành với ông Gaddafi. Cùng với đó, chính phủ Libya có một lượng lớn lính đánh thuê, lực lượng này rất rất thiện chiến. Ai trả tiền nhiều cho họ, họ sẽ chiến đấu hết mình vì người đó.
Cục diện chiến trường đột ngột thay đổi
Từ tương quan trên, có thể không khó để giải thích cho việc, suốt 6 tháng qua, nhận được sự hỗ trợ gián tiếp lẫn trực tiếp, phe nổi dậy vẫn không làm được nhiều trên mặt đất.
Phe nổi dậy tỏ ra chật vật trước cuộc vây hãm của quân chính phủ tại Zawiyah, Mistara, rồi bỗng nhiên chiến trường Libya rơi vào im lặng trong hơn một tháng qua. Đột nhiên sáng sớm ngày 21/8/2011, báo chí thế giới gần như sửng sốt khi hay tin lực lượng nỗi dậy tiến vào Tripoli.
Lực lượng nỗi dậy với trang bị thô sơ và thiếu kinh nghiệm chiến đấu, rất khó để chiếm Tripoli một cách dễ dàng như vậy. |
Quân nổi dậy tiến vào Tripoli như đi vào chốn không người, toàn bộ lực lượng quân đội chính phủ, cảnh sát, ngay cả phần đông thường dân đều biến mất một cách khó hiểu. Thậm chí còn có tin quân nỗi dậy bắt được con trai của Tổng thống Gaddafi Saif al-Islam, cùng có tin rằng, con trai út của Tổng thống Gaddafi đã bị sát hại.
Sau một ngày được cho là bị lực lượng nổi dậy bắt giữ, sáng nay ông Saif al-Islam bất ngờ xuất hiện tại Tripoli với vẻ mặt hết sức tự tin. Ông tuyên bố với các phóng viên rằng “Lực lượng nỗi dậy đã rơi vào bẫy của quân đội chính phủ”.
Điều này cho phép tồn tại giả thuyết, quân đội chính phủ đã lên kế hoạch vờ buông súng để dụ lực lượng nỗi dậy tiến vào Tripoli. Trước đó đã có thông tin cho rằng, một trong các con trai của ông Gaddafi đã đầu hàng lực lượng nỗi dậy và dẫn lực lượng nỗi dậy tiến vào Tripoli.
Cũng có nguồn tin cho biết, một vị tướng có mối thâm thù với Gaddafi đã bán đứng ông ta mở toang cánh cửa vào Tripoli cho quân nổi dậy. Tuy nhiên, chính truyền thông phương Tây cũng phải đặt dấu hỏi cho nhân vật này. Điều này cho thấy "trá hàng" có thể là một phần của kế hoạch.
Thông tin về việc các con trai của Tổng thống Gaddafi bị bắt giữ rồi bị sát hại, rồi lại được giải cứu hoàn toàn có thể là một trong những chiêu tung hỏa mù để làm rối mắt lực lượng nổi dậy.
Sau một ngày được cho là bị lực lượng nổi dậy bắt giữ, sáng nay ông Saif al-Islam bất ngờ xuất hiện tại Tripoli với vẻ mặt hết sức tự tin. Ông tuyên bố với các phóng viên rằng “Lực lượng nỗi dậy đã rơi vào bẫy của quân đội chính phủ”.
Điều này cho phép tồn tại giả thuyết, quân đội chính phủ đã lên kế hoạch vờ buông súng để dụ lực lượng nỗi dậy tiến vào Tripoli. Trước đó đã có thông tin cho rằng, một trong các con trai của ông Gaddafi đã đầu hàng lực lượng nỗi dậy và dẫn lực lượng nỗi dậy tiến vào Tripoli.
Cũng có nguồn tin cho biết, một vị tướng có mối thâm thù với Gaddafi đã bán đứng ông ta mở toang cánh cửa vào Tripoli cho quân nổi dậy. Tuy nhiên, chính truyền thông phương Tây cũng phải đặt dấu hỏi cho nhân vật này. Điều này cho thấy "trá hàng" có thể là một phần của kế hoạch.
Thông tin về việc các con trai của Tổng thống Gaddafi bị bắt giữ rồi bị sát hại, rồi lại được giải cứu hoàn toàn có thể là một trong những chiêu tung hỏa mù để làm rối mắt lực lượng nổi dậy.
Tiến vào Tripoli lực lượng nỗi dậy có thể đã rơi vào cái bẫy mà quân đội chính phủ đã giăng sẳn. |
Các nguồn tin địa phương cho biết, một đoàn xe quân sự của phe nổi dậy tiến vào Tripoli từ phía Tây đã bị rơi vào ổ phục kích của quân đội chính phủ. Một số xe đã bị phá hủy bởi các vũ khí hạng nặng, số còn lại buộc phải rút chạy.
Một quan chức của lực lượng nổi dậy thú nhận với phóng viên của BBC rằng, lực lượng của họ đang hứng chịu nhiều thương vong. Điều đó càng khẳng định rằng, lực lượng này dậy đã rơi vào bẫy của quân đội chính phủ.
Tại sao là Tripoli?
Một điều khiến, giới phân tích chính trị băn khoăn, nếu quân đội chính phủ thực hiện một chiến dịch như vậy, tại sao không chọn những địa điểm khác mà lại là Thủ đô Tripoli. Một cuộc phục kích tại đây có thể khiến công lao xây dựng Tripoli bấy lâu này trở thành đống đổ nát.
Tuy nhiên, chọn Tripoli làm cạm bẫy là bởi đây là trung tâm sức mạnh của quân đội chính phủ và chính quyền Libya.
Chiếm được Tripoli, đồng nghĩa với việc đánh đổ chính quyền của Tổng thống Gaddafi, chấm dứt cuộc chiến tại Libya. Một khi đã tiến vào được Tripoli lực lượng nổi dậy sẽ nghĩ rằng chiến thắng đang nằm trong tay họ. Tripoli sẽ là địa điểm lý tưởng nhất cho một cuộc phục kích, tất nhiên, mọi chiến thắng đều phải trả giá.
Khi tiến vào Tripoli lực lượng nổi dậy không gặp phải sự kháng cự quyết liệt nào khiến họ nảy sinh tâm lý chủ quan. Rằng quân đội chính phủ và chính quyền Tổng thống Gaddafi nhận thấy ngày tàn của họ đã đến nên đã tự động rút lui.
Lực lượng này đã reo hò và tổ chức ăn mừng chiến thắng ngay khi tiến vào trung tâm của Tripoli. Đó là thời điểm tốt nhất để quân đội chính phủ ra đòn “trừng phạt”.
Tuy nhiên, đem Tripoli làm miếng mồi dụ, chính quyền của Gaddafi quả thật đã chơi một nước cờ vô cùng mạo hiểm, bất kỳ yếu tố nằm ngoài sự tính toán đều có thể dẫn tới kết cục trái ngược với mong muốn. Chỉ có những gì ở phía trước cuộc chiến này mới có thể trả lời được thắc mắc của giới quan sát. Tag: Chiến sự Libya -NATO
Một quan chức của lực lượng nổi dậy thú nhận với phóng viên của BBC rằng, lực lượng của họ đang hứng chịu nhiều thương vong. Điều đó càng khẳng định rằng, lực lượng này dậy đã rơi vào bẫy của quân đội chính phủ.
Tại sao là Tripoli?
Một điều khiến, giới phân tích chính trị băn khoăn, nếu quân đội chính phủ thực hiện một chiến dịch như vậy, tại sao không chọn những địa điểm khác mà lại là Thủ đô Tripoli. Một cuộc phục kích tại đây có thể khiến công lao xây dựng Tripoli bấy lâu này trở thành đống đổ nát.
Tuy nhiên, chọn Tripoli làm cạm bẫy là bởi đây là trung tâm sức mạnh của quân đội chính phủ và chính quyền Libya.
Chiếm được Tripoli, đồng nghĩa với việc đánh đổ chính quyền của Tổng thống Gaddafi, chấm dứt cuộc chiến tại Libya. Một khi đã tiến vào được Tripoli lực lượng nổi dậy sẽ nghĩ rằng chiến thắng đang nằm trong tay họ. Tripoli sẽ là địa điểm lý tưởng nhất cho một cuộc phục kích, tất nhiên, mọi chiến thắng đều phải trả giá.
Khi tiến vào Tripoli lực lượng nổi dậy không gặp phải sự kháng cự quyết liệt nào khiến họ nảy sinh tâm lý chủ quan. Rằng quân đội chính phủ và chính quyền Tổng thống Gaddafi nhận thấy ngày tàn của họ đã đến nên đã tự động rút lui.
Lực lượng này đã reo hò và tổ chức ăn mừng chiến thắng ngay khi tiến vào trung tâm của Tripoli. Đó là thời điểm tốt nhất để quân đội chính phủ ra đòn “trừng phạt”.
Tuy nhiên, đem Tripoli làm miếng mồi dụ, chính quyền của Gaddafi quả thật đã chơi một nước cờ vô cùng mạo hiểm, bất kỳ yếu tố nằm ngoài sự tính toán đều có thể dẫn tới kết cục trái ngược với mong muốn. Chỉ có những gì ở phía trước cuộc chiến này mới có thể trả lời được thắc mắc của giới quan sát. Tag: Chiến sự Libya -NATO
0 nhận xét