Theo một trang báo mạng của Nga, ngày 25/7 vừa qua, chiến hạm “Đinh Tiên Hoàng” thứ hai của dự án Gerpard-3.9 đã về tới căn cứ quân sự Cam Ranh của Việt Nam.
Sau khi hoàn tất các cuộc thử nghiệm cần thiết (thử nghiệm tại nhà máy, thử nghiệm hành trình, thử hệ thống vũ khí và khả năng bảo đảm sinh tồn), ngày 25/5/2011 Nga đã đưa chiến hạm “Đinh Tiên Hoàng” thứ hai cho Hải quân Việt Nam lên một chiếc tàu vận tải chuyên dụng Eide Transporter, ngày 25/5 bắt đầu vận chuyển về Việt Nam và tới ngày 25/7 vừa qua mới cập quân cảng Cam Ranh.
Theo yêu cầu từ phía Hải quân Việt Nam , sau khi tiếp nhận chiến hạm “Đinh Tiên Hoàng” đầu tiên dự án Gerpard-3.9 vào ngày 5/3/2011, các chuyên gia của xưởng đóng tàu Zelenodolsk mang tên Gorki của Nga đã thay đổi một số chi tiết trong nội thất của tàu.
Các chuyên gia phân tích nhận định rằng, sau khi điều chỉnh một số chi tiết, chiến hạm “Đinh Tiên Hoàng” thứ hai này sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn cho các chuyên gia Việt Nam trong quá trình bảo dưỡng và sử dụng.
Tất cả các chi tiết, các hệ thống, trang thiết bị điện tử trên tàu đều tuân thủ theo đúng kết cấu và dự án thiết kế ban đầu mà hai bên đã thống nhất. Chiến hạm này đã được công nhận là mô hình tàu chuẩn năm 2011.
Hợp đồng đóng mới hai chiến hạm “Đinh Tiên Hoàng” dự án Gepard-3.9 đã được Việt Nam và Nga ký kết vào tháng 12/2006. Ngày 5/3/2011, Nga đã bàn giao chiến hạm đầu tiên lớp này và chỉ 4 tháng sau đó, Việt Nam đã nhận nốt chiến hạm thứ hai.
Khinh hạm Gepard 3.9 được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm, theo dõi và tiêu diệt các mục tiêu tàu chiến ngầm và nổi, phòng không, chống ngầm (hạn chế), hộ tống, tuần tra bảo vệ lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế ở biên giới trên biển. Gepard 3.9 có thể tác chiến độc lập hoặc theo biên đội.
Gepard 3.9 có lượng giãn nước khoảng 2.100 tấn, chiều dài của tàu khoảng 102m. Theo thiết kế của nhà sản xuất thì Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam được trang bị: một pháo hạm Ak-176 cỡ nòng 76,2mm, hai pháo phòng không bắn nhanh tầm ngắn AK-630M, tổ hợp tên lửa hành trình đối hạm Kh-35 Uran (8 quả), tổ hợp pháo/tên lửa phòng không Palma-S.
Về tính năng chống ngầm, nhiều khả năng Gepard 3.9 sẽ phải dựa hoàn toàn vào trực thăng săn ngầm Ka-28 (có sàn đáp ở đuôi tàu, nhưng không có nhà chứa).
Theo các chuyên gia thì chiếc khinh hạm Gepard 3.9 thứ hai này rất tiện lợi và dễ dàng hơn trong việc duy trì và vận hành.
Tất cả các cơ cấu máy móc, hệ thống điện tử và vũ khí đều tương ứng theo hợp đồng đã được ký kết và phê duyệt.
Sau đây là một số hình ảnh:
Sau đây là một số hình ảnh:
Khinh hạm Gepard 3.9 nằm trên tàu EIDE TRANSPORTER. |
Khinh hạm Gepard 3.9 neo tại cảng Cam Ranh, Việt Nam. |
Hai chiến hạm Gepard 3.9 tại cảng Cam Ranh, Việt Nam. Chiếc Gepard 3.9 đầu tiên của Việt Nam đánh số hiệu HQ-011 mang tên Đinh Tiên Hoàng. |
(Tổng hợp)
Theo VnMedia
Tags: Chiến hạm "Đinh Tiên Hoàng", tau chien Dinh Tien Hoang, hinh anh Chiến hạm "Đinh Tiên Hoàng", nhan xet ve Chiến hạm "Đinh Tiên Hoàng", uu diem cua Chiến hạm "Đinh Tiên Hoàng", the manh cua Chiến hạm "Đinh Tiên Hoàng", dac diem cua Chiến hạm "Đinh Tiên Hoàng", dac diem Gerpard-3.9
0 nhận xét