Chiếc F-22 cuối cùng sắp xuất xưởng

Chiếc F-22 cuối cùng trong dây chuyền sản xuất  đã được hoàn thành, điều đó cũng đánh dấu hỏi về số phận tiếp theo của siêu tiêm kích này.
Chiếc F-22 Raptor thứ 187 mang số hiệu 09-4195 đã được hoàn thành các công việc cơ bản vào ngày 23/8/2011. Trong những tháng tiếp theo, chiếc máy bay này sẽ được lắp đặt bộ phận hạ cánh, động cơ F-119.

Chiếc F-22 số hiệu 09-4195 sẽ rời khỏi dây chuyền sản xuất vào tháng 1/2012, máy  bay sẽ được giao cho Không quân Mỹ vào Quý 2 năm 2012. Như vậy dây chuyền sản xuất 187 chiếc F-22 coi như đã hoàn thành.

F-22 Raptor là tiêm kích tàng hình thế hệ 5 duy nhất trên thế giới đang ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Công việc phát triển F-22 kéo dài gần 20 năm trước khi được đưa vào biên chế chính thức vào năm 2004.

Ban đầu Lầu Năm Góc dự định sản xuất tới 381 chiếc F-22, tuy nhiên, sau nhiều lần xem xét lại kế hoạch số lượng mua giảm xuống chỉ còn 180 chiếc. Như vậy, với tốc độ sản xuất như hiện tại, dây chuyền sản xuất F-22 sẽ phải đóng cửa vào năm 2008.

Vào ngày 31/7/2007, Lockheed Martin nhận được đơn đặt hàng 60 chiếc F-22 trong nhiều năm trị giá  7,3 tỷ USD. Hợp đồng này nâng số lượng máy bay F-22 được đặt hàng lên con số 183 chiếc, dây chuyền sản xuất sẽ được duy trì đến năm 2012.

Bất chấp nỗ lực của Không quân Mỹ nhằm tăng số lượng  mua F-22, Lầu Năm Góc đã quyết định dừng dây chuyền sản xuất F-22 sau khi số lượng giao hàng cuối cùng được xác định là 187 chiếc.

Hiện tại, công việc chế tạo tiêm kích thế hệ 5 được tập trung cho F-35, như vậy  dây chuyền sản xuất tiêm kích hiện đại nhất thế giới sắp bị đóng cửa, đã có nhiều thắc mắc xung quanh việc F-22 bị ngưng sản xuất.
Dây chuyền sản xuất siêu tiêm kích F-22 sẽ đóng cửa vào năm 2012.
Lời giải cho số phận siêu tiêm kích

Xung quanh việc Mỹ quyết định ngưng sản xuất F-22 một số nhà phân tích cho rằng, dù không có F-22 trong biên chế, Không quân Mỹ vẫn quá mạnh so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Việc vận hành một số lượng lớn tiêm kích thế hệ 5 là một sự lãng phí không cần thiết, chi phí vận hành và bảo dưỡng số tiêm kích này vô cùng đắt đỏ. Trong khi đó, cắt giảm ngân sách đang là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với Lầu Năm Góc.

Sau 7 năm đưa vào biên chế, F-22 chưa một lần được xuất trận, cho dù trong 7 năm qua Mỹ tiến hành rất nhiều cuộc chiến trên toàn thế giới. Chiến trường Libya từng được kỳ vọng là nơi cho F-22 thử lửa, tuy  nhiên, siêu tiêm kích này vẫn chưa thể một lần khai hỏa trong thực chiến. (>> chi tiết)

Với bất kỳ loại máy bay nào, thế hệ 5 hay thế hệ 4, thậm chí là thế hệ 3, giá trị sử dụng thực tế vẫn là thước đo chính xác nhất cho giá trị của chiếc máy bay đó. F-22 đang cho thấy điều ngược lại, giá trị sử dụng không tương xứng với chi phí bỏ ra. Hoặc F-22 trở nên vô duyên khi không có “đất để dụng võ”.

Tuy là tiêm kích hiện đại nhất thế  giới, song F-22 lại không có được khả năng đa nhiệm như các máy bay thế hệ 4 và 4+ khác. F-22 gần như bất lực với các mục tiêu mặt đất, radar siêu hiện đại AN/APG-77 không có khả năng lập bản đồ địa hình như các radar khẩu độ tổng hợp khác.

Để tăng cường khả năng tàng hình, F-22 gần như cô độc trên bầu trời, F-22 chỉ có thể truyền dữ liệu giữa những chiếc F-22 với nhau, ngoài ra nó không có khả năng trao đổi dữ liệu với các máy bay chiến đấu khác. Điều đó khiến F-22 không có khả năng tác chiến trong đội hình phi đội hỗn hợp.

Để thực hiện một loạt các nhiệm vụ như trinh sát, chiếm ưu thế trên không, tấn công các mục tiêu mặt đất. Giá trị sử dụng của một chiếc F-22 đắt đỏ nhưng lại không bằng một chiếc F-15E.

Đã có những ví von cho rằng, siêu tiêm kích F-22 sản xuất ra chỉ để “làm cảnh” (>> chi tiết), nhằm tránh cái tiếng là vô dụng, Lầu Năm Góc đang nỗ lực để trang bị khả năng tấn công mặt đất cho F-22 trong tương lai.

Trong khi đó, Mỹ có một chương trình sản xuất tiêm kích thế hệ 5 khác là F-35, rút ra bài học từ F-22, F-35 sẽ là một tiêm kích đa nhiệm, điều đó cho phép F-35 thực hiện một loạt các nhiệm vụ cùng lúc.

Mặc dù F-35 không tinh vi bằng F-22, nhưng với khả năng đa nhiệm, F-35 sẽ có giá trị sử dụng hữu ích hơn F-22. Bên cạnh đó cũng phải xét đến các yếu tố chính trị liên quan, Liên Xô sụp đổ, chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ không còn nhiều mục đích để duy trì ưu thế không quân quá lớn như trước.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể coi như là một đối thủ tiềm năng, tuy nhiên với tình hình hiện tại, con đường Trung Quốc trở thành đối thủ thực sự của Mỹ còn rất dài. Một số ý kiến khác cho rằng, Mỹ duy trì F-22 ở con số 187 chiếc như là vũ khí chiến lược, F-22 có thể chỉ xuất hiện trong những trận đánh mang tính chất sống còn.

Dừng dây chuyền sản xuất F-22, tập trung vào F-35 là một sự lựa chọn hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí trong khi vẫn duy trì được sức mạnh vượt trội. Đó là những lý do cho sự kết thúc của dây chuyền sản xuất siêu tiêm kích đắt đỏ nhất thế giới. Tag: F22 F35 SuT50

Việt Trung (theo Armstrade)
Đất Việt

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia