Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Ngày 11/8, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương đều giảm điểm trước mối lo về vấn đề nợ công của hai bên bờ Đại Tây Dương, với chỉ số MSCI (ngoại trừ Nhật Bản) giảm 0,1%.
Tại Nhật Bản, chốt phiên này chỉ số Nikkei 225 giảm 56,8 điểm (0,63%) xuống 8.981,94 điểm.
Trước đó, vào giữa phiên chỉ số này đã tụt xuống 8.832,42 điểm, trước đồn đoán cuộc khủng hoảng nợ tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ lan rộng, cộng thêm triển vọng "u ám" của kinh tế Mỹ.
Masayoshi Yano, nhà phân tích thị trường cao cấp của công ty Meiwa Securities cho biết do tin vào các tin đồn, giới giao dịch đang tiến hành hoạt động bán ra.
Bên cạnh đó, việc đồng yen tiếp tục mạnh lên so với đồng USD, cũng gây tổn hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản.
Hồi tuần trước, Chính phủ Nhật Bản đã phải can thiệp vào thị trường ngoại hối, để kiềm chế đà tăng của đồng yen. Trong phiên này, cổ phiếu của hãng Toyota Motor và Honda Motor giảm lần lượt 2,02% và 3,49%.
Tại Trung Quốc, chứng khoán Đại lục và Hong Kong biến động trái chiều khi chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải tăng 32,33 điểm (1,27%) lên 2.581,51 điểm, nhờ quỹ lương hưu của Chính phủ Trung Quốc tiến hành mua cổ phiếu để thúc đẩy thị trường.
Trong khi chỉ số Hang Seng của Thị trường chứng khoán Hong Kong giảm 188,53 điểm (0,95%) xuống 19.595,14 điểm.
Tại Hàn Quốc, sau khi sụt giảm vào đầu phiên, lúc đóng phiên chỉ số Kopsi của thị trường chứng khoán Seoul quay đầu tăng 11,20 điểm (0,62%) lên 1.817,44 điểm, nhờ hoạt động "săn" cổ phiếu của các cá nhân và nhà đầu tư.
Còn tại Australia, mặc dù giảm mạnh vào đầu phiên, song chỉ số S&P/ASX 200 đã hồi phục lại và chỉ giảm nhẹ 0,5 điểm (0,01%) xuống 4.140,8 điểm vào cuối phiên.
Đêm trước tại Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 519,83 điểm (4,62%) xuống 10.719,94 điểm, còn chỉ số S&P 500 giảm 51,77 điểm (4,42%) xuống 1.120,76 điểm.
Sau khi phục hồi vào ngày 9/8, nhờ quyết định giữ nguyên mức lãi suất cực thấp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ, chứng khoán Phố Wall lại quay đầu đi xuống, trước mối lo ngại vè gói cứu trợ Hy Lạp và những thông tin xấu từ kinh tế Pháp.
Mới đây, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã rút ngắn kỳ nghỉ để trở về tham dự cuộc họp khẩn cấp của chính phủ, nhằm bàn thảo các biện pháp cắt giảm nợ trong bối cảnh Pháp có nguy cơ bị rớt hạng tín dụng vàng AAA như Mỹ.
Bộ Tài chính Pháp đã trấn an dư luận rằng đồn đoán bị rớt hạng tín dụng là không có cơ sở và ba hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's, Fitch và Moody's đều khẳng định Pháp không có nguy cơ bị đánh tụt hạng tín dụng.
Tuy nhiên, đồn đoán này cũng đã đẩy chỉ số CAC 40 tại thị trường chứng khoán Paris giảm hơn 4% vào cuối phiên 10/8. Cổ phiếu của ngân hàng Societe Generale còn tuột dốc tới hơn 20%./.
Tại Nhật Bản, chốt phiên này chỉ số Nikkei 225 giảm 56,8 điểm (0,63%) xuống 8.981,94 điểm.
Trước đó, vào giữa phiên chỉ số này đã tụt xuống 8.832,42 điểm, trước đồn đoán cuộc khủng hoảng nợ tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ lan rộng, cộng thêm triển vọng "u ám" của kinh tế Mỹ.
Masayoshi Yano, nhà phân tích thị trường cao cấp của công ty Meiwa Securities cho biết do tin vào các tin đồn, giới giao dịch đang tiến hành hoạt động bán ra.
Bên cạnh đó, việc đồng yen tiếp tục mạnh lên so với đồng USD, cũng gây tổn hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản.
Hồi tuần trước, Chính phủ Nhật Bản đã phải can thiệp vào thị trường ngoại hối, để kiềm chế đà tăng của đồng yen. Trong phiên này, cổ phiếu của hãng Toyota Motor và Honda Motor giảm lần lượt 2,02% và 3,49%.
Tại Trung Quốc, chứng khoán Đại lục và Hong Kong biến động trái chiều khi chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải tăng 32,33 điểm (1,27%) lên 2.581,51 điểm, nhờ quỹ lương hưu của Chính phủ Trung Quốc tiến hành mua cổ phiếu để thúc đẩy thị trường.
Trong khi chỉ số Hang Seng của Thị trường chứng khoán Hong Kong giảm 188,53 điểm (0,95%) xuống 19.595,14 điểm.
Tại Hàn Quốc, sau khi sụt giảm vào đầu phiên, lúc đóng phiên chỉ số Kopsi của thị trường chứng khoán Seoul quay đầu tăng 11,20 điểm (0,62%) lên 1.817,44 điểm, nhờ hoạt động "săn" cổ phiếu của các cá nhân và nhà đầu tư.
Còn tại Australia, mặc dù giảm mạnh vào đầu phiên, song chỉ số S&P/ASX 200 đã hồi phục lại và chỉ giảm nhẹ 0,5 điểm (0,01%) xuống 4.140,8 điểm vào cuối phiên.
Đêm trước tại Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 519,83 điểm (4,62%) xuống 10.719,94 điểm, còn chỉ số S&P 500 giảm 51,77 điểm (4,42%) xuống 1.120,76 điểm.
Sau khi phục hồi vào ngày 9/8, nhờ quyết định giữ nguyên mức lãi suất cực thấp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ, chứng khoán Phố Wall lại quay đầu đi xuống, trước mối lo ngại vè gói cứu trợ Hy Lạp và những thông tin xấu từ kinh tế Pháp.
Mới đây, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã rút ngắn kỳ nghỉ để trở về tham dự cuộc họp khẩn cấp của chính phủ, nhằm bàn thảo các biện pháp cắt giảm nợ trong bối cảnh Pháp có nguy cơ bị rớt hạng tín dụng vàng AAA như Mỹ.
Bộ Tài chính Pháp đã trấn an dư luận rằng đồn đoán bị rớt hạng tín dụng là không có cơ sở và ba hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's, Fitch và Moody's đều khẳng định Pháp không có nguy cơ bị đánh tụt hạng tín dụng.
Tuy nhiên, đồn đoán này cũng đã đẩy chỉ số CAC 40 tại thị trường chứng khoán Paris giảm hơn 4% vào cuối phiên 10/8. Cổ phiếu của ngân hàng Societe Generale còn tuột dốc tới hơn 20%./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)
0 nhận xét