Bùng nổ lao động di cư

Trước đây, phương Tây là điểm đến được nhiều lao động châu Á lựa chọn nhưng suốt một thập kỷ qua, họ lại chuyển hướng sang các nước trong khu vực

Đây là kết luận của công trình nghiên cứu mang tên “Thay đổi mô hình di cư ở châu Á: Hướng đến hội nhập kinh tế khu vực”. Công trình này vừa được trình bày tại hội thảo “Chuyển đổi dân số: Bước ngoặt trong xã hội Thái Lan” do Viện nghiên cứu xã hội và dân số (IPSR) thuộc Trường Đại học Mahidol tổ chức ở thủ đô Bangkok, Thái Lan.
Xu hướng mới
Sự tăng trưởng kinh tế của các nước châu Á trở thành yếu tố thu hút lao động di cư. Theo tiến sĩ Sakkarin Niyomsilpa của IPSR, nhiều người đã tìm việc tại các thành phố châu Á có nhiều doanh nghiệp lớn như Bangkok, Thượng Hải, Singapore và Hồng Kông.
Nghiên cứu nêu trên cho thấy ở Thái Lan, số lượng lao động nước ngoài giỏi nghề có xu hướng tăng mạnh do tăng trưởng kinh tế theo định hướng phát triển của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).
Một nhóm lao động nhập cư làm việc tại nông trại ở tỉnh Chanthaburi - Thái Lan, gần biên giới Campuchia. Ảnh: MALARIACONTAINMENT
 
Nước này không chỉ tăng số lượng xuất khẩu lao động mà ngược lại, có một nhu cầu rất lớn về nhập khẩu lao động nước ngoài. Báo The Nation (Thái Lan) dẫn lời ông Sakkarin cho biết: “Sau khi AEC chính thức thành lập vào năm 2015, dòng chảy lao  động có thể sẽ phức tạp hơn vì các nền kinh tế Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng. Bên cạnh đó, sự phát triển cơ sở hạ tầng ở các nước này sẽ đem lại nhiều cơ hội đầu tư nước ngoài hơn”. Sự dịch chuyển lao động trong nội bộ châu Á trở nên dễ dàng hơn, nhất là khi nhiều nước trong khu vực nới lỏng luật nhập cư và xử trí linh hoạt đối với thị trường lao động.
Công trình nghiên cứu cũng cho biết Thái Lan xếp thứ 5 trong số các nước và vùng lãnh thổ có nhiều lao động di cư tại khu vực Đông Á với 1,16 triệu người năm 2010. Hồng Kông đứng đầu với 2,74 triệu lao động di cư, tiếp theo là Malaysia, Nhật và Singapore. 

Biến chuyển xã hội
Tuy nhiên, dòng chảy lao động tự do giữa các nước ASEAN có thể gây ra nạn chảy máu chất xám. Hơn nữa, ông Sakkarin cho biết kể từ sau năm 2020, lực lượng lao động ở Thái Lan sẽ giảm dần so với giai đoạn trước đó dẫn đến không ít thách thức. Ngược lại, số người trong tuổi lao động ở Indonesia, Philippines và Việt Nam ngày càng nhiều. Trong số này, Philippines và Indonesia đang thúc đẩy xuất khẩu lao động, để đáp ứng nhu cầu đang tăng ở châu Á.
Ông Sakkarin kêu gọi Chính phủ Thái Lan điều chỉnh chương trình giáo dục để giúp đào tạo những chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp, giải quyết hụt nguồn lao động của đất nước. Song song đó, nhà chức trách cần nâng cao trình độ ngoại ngữ và khả năng thích ứng môi trường văn hóa khác nhau của các nước láng giềng. “Nếu không cải cách giáo dục, Thái Lan chỉ là một nước nhập khẩu lao động” – ông nói. Việc phân tích mô hình nhu cầu và nguồn cung ứng lao động ở khu vực ASEAN sẽ giúp hiểu rõ những xu hướng tuyển dụng và di cư lao động. Không chỉ vậy, chính phủ cần thay đổi về luật định đối với lao động di cư và cải thiện hệ thống an sinh xã hội theo tiêu chuẩn quốc tế.
Cuộc cạnh tranh giành lấy những lao động có tay nghề cao hứa hẹn sẽ ngày càng gay gắt trong thời gian tới, không chỉ trong nội bộ các nước châu Á mà còn có cả phương Tây.
GIA HÒA
Theo NLĐ

Tags: , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia