Phương Tây rối loạn
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, những gì mà các phương tiện truyền thông phương Tây lo lắng không chỉ là Mỹ và Đức sẽ vượt qua khủng hoảng như thế nào; mà còn là liệu nền chính trị của hai cường quốc phương Tây này có đủ ổn định hay sẽ lại bất ổn như Nhật.
Trên thực tế, kể từ sau Chiến tranh Lạnh, nền chính trị Mỹ và các nước châu Âu có nhiều thay đổi lớn. Ở Mỹ, Tổng thống ngày càng nhiều quyền lực hơn trong vấn đề an ninh và ngoại giao; và ít quyền hơn với các vấn đề trong nước.
Cùng với xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, nước Mỹ nảy sinh nhiều khó khăn quốc nội Mỹ, song song với những vấn đề toàn cầu. Ngày nay, Mỹ qua rồi thời kỳ bùng nổ dân số, trong khi các phương tiện truyền thông gia tăng sức ảnh hưởng đối với công chúng, tiếng nói của người dân ngày càng đa dạng và có thêm trọng lượng, cũng như hai đảng phái chính trị mỗi ngày lại xung khắc với nhau.
Và trên thực tế, Nhà Trắng vấp thêm nhiều khó khăn trong nỗ lực giành lòng tin từ công chúng. Mâu thuẫn giữa thực tại xã hội và hệ thống hoạch định chính sách bị đào sâu hơn nữa, nhất là từ khi Mỹ bị rơi vào khủng hoảng tài chính và vẫn chưa tìm ra lối thoát.
Các vấn đề quan trọng đều rơi vào thế bế tắc bởi các đảng phái mâu thuẫn sâu sắc với nhau. Tính từ năm 2008, Đảng cộng hòa Mỹ liên tục phản đối nhiều chính sách được đảng Dân chủ và Tổng thống khởi xướng, dẫn đến tình trạng 80% các dự luật bị "vỡ từ trong trứng". Và như một chính khách châu Âu cảnh báo, Chính phủ đang trở thành con rối bị giật dây bởi quan điểm của công chúng.
Tương tự, ở bên này Thái Bình Dương, tới sáng nay, ông Yoshihiko Noda trở thành Thủ tướng Nhật thứ 7 của Nhật chỉ trong 10 năm. Việc thay Thủ tướng "nhiều như thay áo" làm nhiều người chán nản tới mức thờ ơ, nghi ngờ tính hiệu quả của bộ máy chính quyền.
Vì sao phương Tây rối loạn
Thực trạng bất ổn như trên cho thấy hệ thống chính trị Mỹ, châu Âu và Nhật không hoàn thiện như nhiều người nhầm tưởng.
Và nếu nền chính trị phương Tây gặp trục trặc (không phải do lỗi hệ thống như những gì họ cáo buộc các nước đang phát triển mắc phải) thì nguyên nhân nào gây ra điều đó?
Thứ nhất, lợi ích lâu dài và sự phát triển tổng thể của quốc gia phương Tây luôn bị bỏ qua khi nhiều nghị sĩ coi trọng lợi ích cá nhân và đảng phái hơn là lợi ích dân tộc. Ngay cả nhiều người đứng đầu Chính phủ cũng nhiều khi bán lợi ích quốc gia để để giữ vị trí của mình.
Thứ hai, giá trị dân chủ theo quan điểm của phương Tây là gì thì chưa ai có thể lý giải được nhưng dân chủ chắc chắn không đồng nghĩa với sự kém hiệu quả và giành được cái lợi trước mắt. Mà khi Chính phủ thiếu quyền hành pháp, xã hội không đồng tâm, công chúng sẽ lo lắng về những rối loạn trong hệ thống chính trị.
Hậu quả là khi đó, liệu các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những cường quốc lớn đóng vai trò chủ đạo trong nền chính trị và tài chính quốc tế, có đủ khả năng để giải quyết các vấn đề toàn cầu?
Nói cách khác, không có hệ thống chính trị hoàn thiện, ngay cả ở phương Tây. Bất kể nước nào, dù là các nước phương Tây tự hào về hàng trăm năm kinh nghiệm, đều cần cải cách chính trị.
Đã tới lúc họ ngừng nhận xét hoặc chỉ trích nước khác, kêu gọi các nước khác cải cách chính trị bởi chính họ cũng đang thất bại trong cuộc cải tổ này.
Và hiện nay, cuộc khủng hoảng tài chính ở phương Tây chắc chắn là cơ hội quý báu mà họ cần nhanh chóng học tập, rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, những gì mà các phương tiện truyền thông phương Tây lo lắng không chỉ là Mỹ và Đức sẽ vượt qua khủng hoảng như thế nào; mà còn là liệu nền chính trị của hai cường quốc phương Tây này có đủ ổn định hay sẽ lại bất ổn như Nhật.
Nền chính trị phương Tây đang khủng hoảng. Ảnh minh họa |
Cùng với xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, nước Mỹ nảy sinh nhiều khó khăn quốc nội Mỹ, song song với những vấn đề toàn cầu. Ngày nay, Mỹ qua rồi thời kỳ bùng nổ dân số, trong khi các phương tiện truyền thông gia tăng sức ảnh hưởng đối với công chúng, tiếng nói của người dân ngày càng đa dạng và có thêm trọng lượng, cũng như hai đảng phái chính trị mỗi ngày lại xung khắc với nhau.
Và trên thực tế, Nhà Trắng vấp thêm nhiều khó khăn trong nỗ lực giành lòng tin từ công chúng. Mâu thuẫn giữa thực tại xã hội và hệ thống hoạch định chính sách bị đào sâu hơn nữa, nhất là từ khi Mỹ bị rơi vào khủng hoảng tài chính và vẫn chưa tìm ra lối thoát.
Các vấn đề quan trọng đều rơi vào thế bế tắc bởi các đảng phái mâu thuẫn sâu sắc với nhau. Tính từ năm 2008, Đảng cộng hòa Mỹ liên tục phản đối nhiều chính sách được đảng Dân chủ và Tổng thống khởi xướng, dẫn đến tình trạng 80% các dự luật bị "vỡ từ trong trứng". Và như một chính khách châu Âu cảnh báo, Chính phủ đang trở thành con rối bị giật dây bởi quan điểm của công chúng.
Tương tự, ở bên này Thái Bình Dương, tới sáng nay, ông Yoshihiko Noda trở thành Thủ tướng Nhật thứ 7 của Nhật chỉ trong 10 năm. Việc thay Thủ tướng "nhiều như thay áo" làm nhiều người chán nản tới mức thờ ơ, nghi ngờ tính hiệu quả của bộ máy chính quyền.
Chính trường Nhật bất ổn với việc liên tục thay Thủ tướng. |
Thực trạng bất ổn như trên cho thấy hệ thống chính trị Mỹ, châu Âu và Nhật không hoàn thiện như nhiều người nhầm tưởng.
Và nếu nền chính trị phương Tây gặp trục trặc (không phải do lỗi hệ thống như những gì họ cáo buộc các nước đang phát triển mắc phải) thì nguyên nhân nào gây ra điều đó?
Thứ nhất, lợi ích lâu dài và sự phát triển tổng thể của quốc gia phương Tây luôn bị bỏ qua khi nhiều nghị sĩ coi trọng lợi ích cá nhân và đảng phái hơn là lợi ích dân tộc. Ngay cả nhiều người đứng đầu Chính phủ cũng nhiều khi bán lợi ích quốc gia để để giữ vị trí của mình.
Thứ hai, giá trị dân chủ theo quan điểm của phương Tây là gì thì chưa ai có thể lý giải được nhưng dân chủ chắc chắn không đồng nghĩa với sự kém hiệu quả và giành được cái lợi trước mắt. Mà khi Chính phủ thiếu quyền hành pháp, xã hội không đồng tâm, công chúng sẽ lo lắng về những rối loạn trong hệ thống chính trị.
Hậu quả là khi đó, liệu các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những cường quốc lớn đóng vai trò chủ đạo trong nền chính trị và tài chính quốc tế, có đủ khả năng để giải quyết các vấn đề toàn cầu?
Nói cách khác, không có hệ thống chính trị hoàn thiện, ngay cả ở phương Tây. Bất kể nước nào, dù là các nước phương Tây tự hào về hàng trăm năm kinh nghiệm, đều cần cải cách chính trị.
Đã tới lúc họ ngừng nhận xét hoặc chỉ trích nước khác, kêu gọi các nước khác cải cách chính trị bởi chính họ cũng đang thất bại trong cuộc cải tổ này.
Và hiện nay, cuộc khủng hoảng tài chính ở phương Tây chắc chắn là cơ hội quý báu mà họ cần nhanh chóng học tập, rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
0 nhận xét