Một người chồng thích dùng súng để giải quyết mâu thuẫn trong gia đình rốt cuộc đã trở thành một sát thủ máu lạnh vì bế tắc
Không ai đoán được một kết cục bi thảm cho vợ chồng bà Trini Tạ Đỗ. Hai tuần trước khi xảy ra án mạng, hai vợ chồng còn đưa hai con đi nghỉ hè trên đảo Cancun, một điểm du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng của Mexico.
Nhìn gương mặt tươi cười rạng rỡ của họ trong những bức ảnh chụp kỷ niệm, ít ai nghĩ rằng giữa họ có những rạn nứt không thể hàn gắn. Những rạn nứt đó cả hai gia đình họ Tạ, họ Đỗ đều biết và cố gắng giúp họ vượt qua.
Can thiệp bất thành
Ông Tạ Hội, cha của Trini Tạ Đỗ, cho biết trước khi xảy ra thảm kịch kinh hoàng ở sân trượt băng Forum Roller World đêm 23-7, ngày hôm trước hai gia đình sui gia đã ngồi lại với nhau giảng hòa cho hai vợ chồng Tân-Trini “nhưng anh ấy có thái độ kỳ lắm, tôi chẳng hiểu anh ấy muốn gì”, theo nhận xét của ông Tạ Hội.
Bà Janice Trần là người bảo lãnh gia đình ông Tạ Hội từ TPHCM sang miền Tây bang Arkansas năm 1994 theo diện HO. Trong 17 năm qua, gia đình ông Hội sống với trang trại nuôi gà. Hơn 10 năm qua, bà Trini và một số em của bà ra riêng sinh sống ở Bắc Texas, nơi được xem là dễ sống hơn Arkansas. Gần đây, họ đã mua trả góp một căn nhà khá rộng với ý định rước ba mẹ từ Arkansas về sống chung một nhà, hoàn tất “giấc mơ Mỹ” của họ. Giờ đây, căn nhà có lẽ phải trả lại cho ngân hàng, theo lời Tạ Trung, em trai của bà Trini.
Mâu thuẫn tiền bạc
Trong tấn thảm kịch gia đình họ Tạ có những yếu tố của vấn đề hội nhập xã hội và văn hóa Mỹ. Bà Trini Tạ, con gái đầu lòng của ông Hội, là người đầu tiên rời khỏi gia đình sống riêng như mọi thanh niên Mỹ. Năm 18 tuổi, Trini lấy ông Đỗ Quốc Tân. Đám cưới được tổ chức ngày 5-3-2000 với sự có mặt của đầy đủ các thành viên trong gia đình.
Cuộc hôn nhân kéo dài 11 năm. Họ có hai đứa con, một trai, một gái, gia đình bên nội bên ngoại đều hài lòng. Bà Trini không ỷ lại vào chồng, cật lực “cày cuốc” một lúc hai công việc (kế toán và quản lý quỹ trợ cấp) tại Trường Đại học Texas ở Arlington (UTA) - nơi bà tốt nghiệp khoa hệ thống thông tin. Ngoài ra, bà tranh thủ làm thêm ban đêm và ngày nghỉ cuối tuần ở Công ty Địa ốc Universal Realty. Bà Trini không chỉ lo cho bản thân mà còn lo công ăn việc làm cho các em.
Bạn bè của bà Trini cho biết bà tích cực giúp đỡ tiền bạc cho gia đình mình khiến Tân tức giận cho rằng vợ chỉ biết lo cho gia đình mình mà quên bổn phận đối với bên chồng. Nhưng Trini có lý lẽ riêng của mình, yêu cầu chồng tôn trọng gia đình bà.
Xung đột lợi ích nói trên lên tới đỉnh điểm vào tháng 9-2008, khi bà Trini đâm đơn xin ly thân và ly dị nhưng 4 tháng sau, bà rút đơn lại “vì muốn chồng có cơ hội sửa đổi”. Đối với Tân, đây là một lý do khác nữa để Tân căm ghét gia đình bên vợ.
Dylan Phạm, chồng của bà Michelle Tạ Phạm (em gái của Trini bị Tân bắn chết đêm 23-7), cho biết hầu như tuần nào Tân và Trini cũng gây lộn. Nhiều lần, bà Trini đến nhà vợ chồng họ Phạm tá túc những ngày cuối tuần vì chịu không thấu bầu không khí ngạt thở trong gia đình.
Đánh vợ liên tục
Không những chì chiết, Tân còn đánh đập vợ như bà Trini kể lại trong đơn xin tòa án hạt Tarrant phát lệnh bảo vệ bà ngày 17-12-2010. Bà cho biết đầu năm 2010, Tân từng lôi bà vào phòng kho, rút súng bắn lên trần nhà và dọa tự tử nếu bà tiếp tục đòi ly dị.
Một lần khác, Tân gọi từng tên chị em bên vợ ra chửi và nguyền rủa gia đình bên vợ, đánh bà trước mặt hai con. Bà kể lại: “Tôi bảo con tôi gọi số khẩn cấp 911 nhưng nó sợ quá chỉ biết khóc. Tôi thương chúng quá bèn cầm lấy điện thoại định bấm số 911 nhưng sợ chồng bị cảnh sát bắt, tôi cố ý bấm lộn số”.
Tưởng chồng sợ không ngờ Tân lôi vợ vào bếp, lôi tất cả súng ra rồi kẹp đầu bà Trini giữa hai đầu gối, dọa bắn bất cứ ai vào nhà. Lúc đó, hai đứa trẻ càng khóc thảm thiết. Vì muốn bảo vệ con, bà Trini xuống nước bảo chồng muốn gì cũng được miễn đừng làm con trẻ phát hoảng.
Một lần khác, theo bà Trini kể lại, Tân rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng chung, lấy cả thẻ tín dụng của vợ. Ban đêm, Tân không cho vợ ngủ bằng cách đổ nước vào mặt mỗi khi bà nhắm mắt ngủ.
Ngày 21-11-2010, nghe vợ hăm ly dị, Tân kéo bà vào phòng ngủ, lấy gối đè vào mặt bà và tìm cách lấy súng đòi bắn. Tân chỉ buông tha sau khi bà hứa sẽ không trình báo chuyện này với cảnh sát.
Ngày 23-12-2010, tòa phát lệnh bảo vệ bà Trini trong tình trạng ly thân, cấm Tân đến gần vợ nhưng tháng 3 năm nay, bà lại yêu cầu bãi bỏ lệnh bất chấp lời can ngăn của chuyên viên tòa án vì “chồng tôi hứa sẽ thay đổi và tôi cũng thầm mong anh ấy sẽ thay đổi”.
Nhìn gương mặt tươi cười rạng rỡ của họ trong những bức ảnh chụp kỷ niệm, ít ai nghĩ rằng giữa họ có những rạn nứt không thể hàn gắn. Những rạn nứt đó cả hai gia đình họ Tạ, họ Đỗ đều biết và cố gắng giúp họ vượt qua.
Can thiệp bất thành
Ông Tạ Hội, cha của Trini Tạ Đỗ, cho biết trước khi xảy ra thảm kịch kinh hoàng ở sân trượt băng Forum Roller World đêm 23-7, ngày hôm trước hai gia đình sui gia đã ngồi lại với nhau giảng hòa cho hai vợ chồng Tân-Trini “nhưng anh ấy có thái độ kỳ lắm, tôi chẳng hiểu anh ấy muốn gì”, theo nhận xét của ông Tạ Hội.
Gia đình ông Hội cũng có ý thức bảo vệ bà Trini vì biết quá rõ tính khí của con rể. Nhưng ông Hội - do không sống chung với vợ chồng bà Trini - có lúc lại nghĩ, tất cả chỉ là chuyện lục đục nhỏ nhặt trong cuộc sống gia đình. “Ai ngờ” – ông Tạ Hội thở dài mỗi khi ông gặp người quen.
Đỗ Quốc Tân và Trini Tạ Đỗ trong chuyến nghỉ hè mới đây ở Cancun. Ảnh: WFAA
Bà Janice Trần, dì của bà Trini ở Fort Smith, bang Arkansas, cũng chia sẻ trên tờ Star-telegram rằng bà đã cố gắng hết sức giảng hòa cho hai cháu vì thấy “hai đứa rất thương nhau”. Theo bà, Tân rất yêu vợ nhưng có vấn đề về “cách cư xử”. Tân không biết kiềm chế cảm xúc. Vấn đề này ngày càng nghiêm trọng cho nên cuối cùng bà Trần bỏ cuộc “vì bất lực”.Bà Janice Trần là người bảo lãnh gia đình ông Tạ Hội từ TPHCM sang miền Tây bang Arkansas năm 1994 theo diện HO. Trong 17 năm qua, gia đình ông Hội sống với trang trại nuôi gà. Hơn 10 năm qua, bà Trini và một số em của bà ra riêng sinh sống ở Bắc Texas, nơi được xem là dễ sống hơn Arkansas. Gần đây, họ đã mua trả góp một căn nhà khá rộng với ý định rước ba mẹ từ Arkansas về sống chung một nhà, hoàn tất “giấc mơ Mỹ” của họ. Giờ đây, căn nhà có lẽ phải trả lại cho ngân hàng, theo lời Tạ Trung, em trai của bà Trini.
Mâu thuẫn tiền bạc
Trong tấn thảm kịch gia đình họ Tạ có những yếu tố của vấn đề hội nhập xã hội và văn hóa Mỹ. Bà Trini Tạ, con gái đầu lòng của ông Hội, là người đầu tiên rời khỏi gia đình sống riêng như mọi thanh niên Mỹ. Năm 18 tuổi, Trini lấy ông Đỗ Quốc Tân. Đám cưới được tổ chức ngày 5-3-2000 với sự có mặt của đầy đủ các thành viên trong gia đình.
Cuộc hôn nhân kéo dài 11 năm. Họ có hai đứa con, một trai, một gái, gia đình bên nội bên ngoại đều hài lòng. Bà Trini không ỷ lại vào chồng, cật lực “cày cuốc” một lúc hai công việc (kế toán và quản lý quỹ trợ cấp) tại Trường Đại học Texas ở Arlington (UTA) - nơi bà tốt nghiệp khoa hệ thống thông tin. Ngoài ra, bà tranh thủ làm thêm ban đêm và ngày nghỉ cuối tuần ở Công ty Địa ốc Universal Realty. Bà Trini không chỉ lo cho bản thân mà còn lo công ăn việc làm cho các em.
Bạn bè của bà Trini cho biết bà tích cực giúp đỡ tiền bạc cho gia đình mình khiến Tân tức giận cho rằng vợ chỉ biết lo cho gia đình mình mà quên bổn phận đối với bên chồng. Nhưng Trini có lý lẽ riêng của mình, yêu cầu chồng tôn trọng gia đình bà.
Xung đột lợi ích nói trên lên tới đỉnh điểm vào tháng 9-2008, khi bà Trini đâm đơn xin ly thân và ly dị nhưng 4 tháng sau, bà rút đơn lại “vì muốn chồng có cơ hội sửa đổi”. Đối với Tân, đây là một lý do khác nữa để Tân căm ghét gia đình bên vợ.
Dylan Phạm, chồng của bà Michelle Tạ Phạm (em gái của Trini bị Tân bắn chết đêm 23-7), cho biết hầu như tuần nào Tân và Trini cũng gây lộn. Nhiều lần, bà Trini đến nhà vợ chồng họ Phạm tá túc những ngày cuối tuần vì chịu không thấu bầu không khí ngạt thở trong gia đình.
Đánh vợ liên tục
Không những chì chiết, Tân còn đánh đập vợ như bà Trini kể lại trong đơn xin tòa án hạt Tarrant phát lệnh bảo vệ bà ngày 17-12-2010. Bà cho biết đầu năm 2010, Tân từng lôi bà vào phòng kho, rút súng bắn lên trần nhà và dọa tự tử nếu bà tiếp tục đòi ly dị.
Một lần khác, Tân gọi từng tên chị em bên vợ ra chửi và nguyền rủa gia đình bên vợ, đánh bà trước mặt hai con. Bà kể lại: “Tôi bảo con tôi gọi số khẩn cấp 911 nhưng nó sợ quá chỉ biết khóc. Tôi thương chúng quá bèn cầm lấy điện thoại định bấm số 911 nhưng sợ chồng bị cảnh sát bắt, tôi cố ý bấm lộn số”.
Tưởng chồng sợ không ngờ Tân lôi vợ vào bếp, lôi tất cả súng ra rồi kẹp đầu bà Trini giữa hai đầu gối, dọa bắn bất cứ ai vào nhà. Lúc đó, hai đứa trẻ càng khóc thảm thiết. Vì muốn bảo vệ con, bà Trini xuống nước bảo chồng muốn gì cũng được miễn đừng làm con trẻ phát hoảng.
Một lần khác, theo bà Trini kể lại, Tân rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng chung, lấy cả thẻ tín dụng của vợ. Ban đêm, Tân không cho vợ ngủ bằng cách đổ nước vào mặt mỗi khi bà nhắm mắt ngủ.
Ngày 21-11-2010, nghe vợ hăm ly dị, Tân kéo bà vào phòng ngủ, lấy gối đè vào mặt bà và tìm cách lấy súng đòi bắn. Tân chỉ buông tha sau khi bà hứa sẽ không trình báo chuyện này với cảnh sát.
Ngày 23-12-2010, tòa phát lệnh bảo vệ bà Trini trong tình trạng ly thân, cấm Tân đến gần vợ nhưng tháng 3 năm nay, bà lại yêu cầu bãi bỏ lệnh bất chấp lời can ngăn của chuyên viên tòa án vì “chồng tôi hứa sẽ thay đổi và tôi cũng thầm mong anh ấy sẽ thay đổi”.
Nhưng Tân vẫn chứng nào tật nấy, âm thầm lên kế hoạch giết chết gia đình bên vợ vào ngày mở tiệc mừng sinh nhật của con trai mình.
Chị Thụy Vy đang mang thai 3 tháng Ngày 3-8, khi chúng tôi đến nhà bố mẹ của chị Nguyễn Vũ Thụy Vy (ở xã Hóa An, TP Biên Hòa, Đồng Nai) – một trong 5 nạn nhân của vụ thảm sát kinh hoàng ở Texas, Mỹ - thì tang lễ đã hoàn tất trước đó 1 ngày. Bà Vũ Thị Tuyết Nhung, mẹ chị Vy, mắt luôn ngấn lệ, chốc chốc lại cứ vào ra nhìn di ảnh con gái. Bên bàn thờ, người em ruột của chị Vy vật vã khóc than… Gia đình chị Vy cho biết, sau vụ thảm sát, thi thể người phụ nữ xấu số được chuyển về quê vào ngày 30-7. Trong khi các nạn nhân khác đều được an táng tại Mỹ. Như nén nỗi đau, ông Nguyễn Ngọc Diệp, bố nạn nhân cho biết chị Vy lấy chồng cách đây 3 năm. Chồng chị Vy là em trai của chị Trini Tạ Đỗ. Nỗi đau của gia đình như tăng thêm vì chị Vy mang thai được 3 tháng. X.Hoàng |
NGUYỄN CAO
Theo NLĐ
0 nhận xét